Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

Chuyện cờ đỏ, cờ vàng

GIƯƠNG CỜ ĐỎ, BỎ CỜ VÀNG!
                                           Nguyễn Ngọc Hùng

BBC Tiếng Việt vừa đăng bài nói về việc thượng cờ Đỏ Sao Vàng tại San Francisco ngày 02/9/2008, ý nói “nhiều người gốc Việt” không thích sự kiện này và không muốn chấp nhận lá cờ Đỏ.
Qua lại Mỹ nhiều lần, tôi cũng chứng kiến một số lần lá cờ vàng 3 sọc đỏ được sử dụng trong những hoạt động mang tính “đoàn ngũ” của một số người Mỹ gốc Việt “ở bển”. Đúng là tâm lý hận thù lá cờ Đỏ Sao Vàng vẫn tồn tại trong một bộ phận Việt kiều ở Mỹ. Nhưng rõ ràng càng ngày, số người tham gia những sự kiện “đứng dưới cờ vàng” ấy ngày một ít đi. Không thích cờ Đỏ thì chắc vẫn còn nhiều. Mà thích cờ Vàng hơn thì chắc chẳng còn bao nhiêu, nhất là thế hệ thứ hai và thứ ba của những người nhập cư vào Mỹ sau 30/4/1975.
Ngay từ Tết Âm lịch năm 2006, trong lần đầu tiên tôi đến “Quận Cam” (thực ra là Orange County- một “tỉnh” thuộc tiểu bang California, không phải “quận” đâu), tôi đã đi thăm một loạt chùa của người Việt mà tất cả đều chỉ có cờ Phật, không chấp nhận cờ Vàng sọc đỏ.
Trong một số dịp thuận lợi, tôi cũng có nói chuyện với một vài Viêt kiều “ở bển” liên quan đến “cờ quạt” này. Tôi nói đại ý: Thích hay không thì tùy, nhưng lá cờ đại  diện cho nước VN hiện nay trên quốc tế, tại LHQ là cờ Đỏ Sao Vàng. Còn lá cờ “của VNCH” thì đã không còn từ 30/4/1975. Lá cờ vàng ấy ra đời cùng với chính phủ Trần Trọng Kim hồi tháng 3/1945, sau khi phát xít Nhật hất cẳng Pháp để độc chiếm VN cùng Đông Dương. Khi ấy, Nhật cho phép vua Bảo Đại thành lập “chính phủ” mà không được có bộ quốc phòng và bộ ngoại giao. Thực chất “chính phủ” này, do Trần Trọng Kim làm thủ tướng do Nhật dựng lên và lá “cờ vàng” luôn phải núp dưới lá cờ Mặt Trời Mọc của Nhật Hoàng. Hội nghị Cairo (tháng 8/1945?) của các nước đồng minh thắng trận đã có nghị quyết không công nhận bất cứ chính quyền nào do Nhật dựng lên trong thời gian phát xít Nhật chiếm đóng. Chính phủ Trần Trọng Kim cũng thuộc diện này. Tiếp sau đó, khi trở lại chiếm được các đô thị của VN, Pháp cho dựng lại “chính quyền quốc gia” do Bảo Đại làm “quốc trưởng”. Từ đó, lá cờ vàng lại núp bóng cờ Tam Tài của Pháp. Cờ vàng tiếp tục được Ngô Đình Diệm sử dụng khi dựng lên chế độ VNCH ở Miền Nam VN, xóa bỏ hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước vào năm 1956. Từ đó cho đến 30/4/1975, cờ vàng luôn núp bóng Cờ Hoa (Hoa Kỳ) để tồn tại!...
Hơn 30 năm núp bóng các lá cờ phát xít Nhật, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ mà cờ vàng vẫn bị xóa sổ. Nay những người “mê” cờ vàng đã trở thành “vong quốc” mà vẫn mơ về cái bóng ma ấy thì thật là không thực tế.
Tôi cũng nêu một thực tế là chế độ VNCH từ Ngô Đình Diệm đến Nguyễn Văn Thiệu cũng đầy tham nhũng, bất công... Nên mới bị đông đảo người ở các đô thị miền Nam khi ấy đấu tranh quyết liệt như “các vị” đều đã chứng kiến. Nếu không có sự bất mãn cực độ của chính người dân trong chế độ VNCH, thì cộng sản có tài mấy cũng không thể đánh bại được “quốc gia” được Hoa Kỳ bảo trợ trực tiếp!...
Nuối tiếc một bóng ma đã chết thực ra chỉ là ảo vọng của một số người ngày càng teo tóp theo thời gian và sự phát triển tất yếu của đất nước VN./.
Tp.HCM 
04/9/2015

1 nhận xét:

  1. Cứ thế này thì chưa biết đến bao giờ dân tộc ta mới HÒA HỢP được ! Tôi hoàn toàn nhất trí nước VN hiện nay chỉ có 1 lá cờ xứng đáng là Quốc kỳ, đó là cờ đỏ sao vàng . Tuy nhiên không thể phủ nhận và đè bẹp ý chí của một số người nào đó vẫn tôn thờ lá cờ vàng 3 sọc. Có thể trong họ là lý tưởng, cũng có thể là hận thù hay đơn giản chỉ là 1 hoài niệm . Vây " bên thắng cuộc" hãy thuyết phục họ đứng dưới lá cờ đỏ sao vàng bằng sự bao dung, độ lượng, bằng một cái nhìn vượt lên khỏi ỳ thức hệ , mà chỉ còn lại hai tiếng " Đồng bào" anh em chung một bà mẹ Việt Nam. 40 năm gọi là Hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất mà cuộc tranh cãi về 2 sắc cờ vẫn chưa biết bao giờ kết thúc thì thống nhất, hòa giải cái nỗi gì ?
    Hôm qua VTV1 lại chiếu cảnh xích xe tăng quân giải phóng lăn qua lá cờ vàng 3 sọc đỏ của chế độ SG vào thời điểm TT của họ là DVM tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. VTV chiếu lại cảnh này để ghi nhận sự dũng cảm và nhậy bén nghề nghiệp của PV truyền hình . Nhưng liệu có cần mỗi năm cứ chiếu đi chiếu lại cảnh này ??? Hàng chục ngàn cựu binh lính, sĩ quan quân đội VNCH đang sống ở nước ngoài sẽ nghĩ sao ? Đấy là chưa nói đến khía cạnh nghiệp vụ, đây là 1 cảnh đạo ý tưởng của bộ phim LX "Giải phóng Bec Lanh" chúng ta đã xem 70 năm trước. Mà tệ hại hơn, VT người quay phim đã dựng lại cảnh này ở sân bay Biên Hòa, sau ngày 30/4/1975 ! Có dịp Calathau xin được nói rõ đẻ các cụ biết .

    Trả lờiXóa