Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

HẬU FORMOSA và BƯỚC ĐI TIẾP THEO .

( Tác giả Nguyễn An Dân viết từ SG gửi BBC )

TGĐ Formosa nhận lỗi

Trước khi chính phủ họp báo chính thức vào 17h ngày 30/06/2016, đã có những thông tin “lọt lộ” ra, rằng thủ phạm chính là Formosa, và những thông tin xì xào ra đó được cộng đồng mạng xã hội hoài nghi là “dọn đường dư luận”.
Sau lời xin lỗi của Formosa và những thông tin mà chính phủ họp báo đưa ra, cá nhân tôi vẫn chưa thấy hài lòng vì còn nhiều câu hỏi chưa có lời đáp, dù cũng có một số vấn đề được sáng tỏ.
Theo các bình luận sau họp báo của quần chúng trên mạng xã hội, tỷ lệ không đồng ý, không muốn nhận số tiền Fomosa bồi thường 500 triệu USD là khá cao, cũng như họ đòi đóng cửa Formosa.
Cũng có nhiều ý kiến trung dung hơn, như đòi nâng số tiền bồi thường lên, so sánh với việc Tập đoàn dầu khí BP phải bòi thường 54 tỷ USD do sự cố về dầu ở Mexico trước đây.
Trên góc độ pháp lý, nhiều luật sư Việt Nam kiến nghị khởi tố vụ án, điều tra xử lý về vấn đề môi trường theo luật, số tiền bồi thường căn cứ vào phán quyết của tòa án, chứ không thể theo quyết định của Formosa.
Theo các nhà báo phỏng vấn trực tiếp ngư dân địa phương trong vùng cá chết, ngư dân nói là “tiền bồi thường quá thấp nếu chia cho ngư dân 4 tỉnh”, nguyện vọng duy nhất là “biển trở lại như trước khi có Formosa”.
Dư luận còn nêu ra những câu hỏi chưa có lời đáp, như ai sẽ chịu trách nhiệm việc đường ống xả thải thẳng ra biển là trái luật, ai chịu trách nhiệm trong việc báo cáo đánh giá tác động môi trường của Formosa?
Về mặt y học, cũng có nhiều ý kiến phản ánh ngành y tế Việt Nam phải công bố những chất độc đó tồn lưu trong cá và trong biển về sau này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe, trước mắt và lâu dài của nhân dân hay không?
Họp báo công bố nguyên nhân cá chết chiều 30/6 ở Hà Nội  
Cũng như vậy, quần chúng đặt câu hỏi với ngành tài nguyên-môi trường, là bao giờ biển của chúng ta trở lại như trước khi có Formosa?Việc xử lý hậu quả sau này là việc quan trọng, một cái nhìn toàn cục và đưa ra giải pháp là hết sức cần thiết.

Thiệt hại 

Báo Pháp Luật Tp HCM có một bản tin công bố rằng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội “khẩn trương” làm đề án để giải quyết việc làm cho 1 triệu lao động, đang là ngư dân ở 4 tỉnh Miền Trung đã bị thiệt hại, chuyển sang làm ngành nghề khác. 

Điều này cho thấy rằng chính phủ Việt Nam, trước khi công bố thông tin, đã “biết trước” khu vực biển 4 tỉnh miền trung từ Hà Tĩnh trở vào tới Quảng Bình, đã không còn là ngư trường nữa?
Việc chính phủ làm đề án chuyển đổi cơ cấu lao động là cần thiết để khắc phục hậu quả, nhưng dân sinh không chỉ đơn thuần là cần kiếm ăn, mà kèm theo đó là tâm tư, nguyện vọng làm giàu chính đáng. Vốn đã quen ngư nghiệp, đổi thay không phải là đơn giản, kèm theo không ít là sẽ là hậu quả xã hội phát sinh.
Đây mới là thiệt hại lớn nhất, ở ven biển mà không thể kiếm ăn từ biển mà phải đi lên núi, xuống đồng hay ra tỉnh.
Thiệt hại thứ hai là quốc tế nghi ngờ năng lực bảo vệ môi trường của Việt Nam, nghĩa là từ nay những sản phẩm từ biển của Việt Nam nói riêng, và thực phẩm khác nói chung, xuất khẩu đi phải chịu kiểm soát nhiều hơn. Thiệt hai này là cả nước phải gánh chịu.
Thiệt hại thứ ba, lâu dài hơn và nguy hại hơn, là như vậy ngư trường truyên thống của nước ta tại miền Trung từ nay thuộc về ai, nước nào? Nếu ngư dân không còn ra biển? 

Cá chết ở Quảng Bình. 

Thiệt hại thứ tư là cả nước nghi ngờ nhau.
Về quan hệ người dân-chính quyền, người dân nghi ngờ chính quyền “thiếu minh bạch và có tiêu cực”, nhất là sau những phát ngôn trái ngược nhau của các quan chức phụ trách ngành môi trường.
Về quan hệ nhân dân, người tiêu dùng nghi ngờ người bán hải sản bán sản phẩm nhiễm độc cho mình để thu lợi nhuận.
Về an ninh quốc gia, người dân hoài nghi năng lực phòng thủ của đất nước trước các tấn công hóa-sinh học, họ tự hỏi rằng thời bình mà chính quyền nghiên cứu, điều tra…chậm như vậy, thì thời chiến sẽ thiệt hại như thế nào, liệu có phản ứng kịp để giảm thiểu thiệt hại hay không?
Sau vụ cá chết cách ứng xử của nhà nước tạo nghi ngờ trong người dân và quốc tế về khả năng ứng phó kịp thời, chuyên nghiệp, hữu hiệu và minh bạch. Đây là những yếu tố không thể thiếu để bảo đảm an ninh quốc gia và khu vực trong bối cảnh Biển Đông đang bất ổn.
Về an ninh xã hội, sau nhiều cuộc biểu tình, chính quyền ngăn chặn thì bị mang tiếng là vi hiến, mà không ngăn chặn thì chính quyền lo ngại đảng này phái kia ở nước này nước nọ thao túng giật dây, hết sức lung túng và thiếu chính danh khi hành xử.
Nghe nói rằng quy mô đầu tư của Formosa tầm khoảng 15 tỷ USD, hàng năm nộp ngân sách khoảng 10 ngàn tỷ đồng (chưa kể có nghi vấn trốn thuế), liệu có đáng vì những con số đó mà làm chúng ta lộn xộn nghi ngờ lẫn nhau?

Giải pháp

Vấn đề mở rộng của “vụ cá chết” này chính là giải bài toán kinh tế biển của đất nước, cũng như bài toán kinh tế quốc gia nói chung mà vẫn giữ vững an ninh và thể diện quốc gia.
Thu hút đầu tư nước ngoài là cần thiết trong tình hình kinh tế tự thân của quốc gia còn yếu. Nhưng cần đặt nó dưới cái nhìn phát huy lợi thế quốc gia.
Với vị trí địa-chính trị của Việt Nam, nếu coi đất liền là cái nôi sinh ra và nuôi dưỡng nhân dân thì biển Đông chính là nơi để đất nước sinh tồn và hùng mạnh
Tôi không phải chuyên gia kinh tế, nhưng với đặc trưng Việt Nam chúng ta là quốc gia có thế mạnh nông nghiệp và ngư nghiệp, thì cũng không khó lắm để kiếm tiền.

2 nhận xét:

  1. ý kiến và lập luận khá nhiêu mặt mở rộng cho khá nhiều vấn đề.

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét của Nguyen Han rất đúng. Phải đọc các thông tin nhiều chiều để đối chiếu và tự nâng cao nhận thức của mình. Chớ vội hồ hỏi hoặc mủi lòng với cái cúi đầu nhận lỗi của Formosa . Chúng ta cần vốn cho nên cần thu hút đầu tư, nhưng có 2 loại đầu tư nước mngai. Một có tính nhân bản, 2 phi nhân bản. Thì Formosa là thằng trùm thuộc nhóm thứ 2 từ lâu đã tai tiếng trên toàn thế giới. Nhà máy thép này trước định đặt tại Đài Loan, nhưng nhân dân Đài Loan kiên quyết xua đuổi, bọn chúng chạy sang VN và lập tức được các quan nhà ta vồ lấy như chết đói vớ được bát cơm nguội ! Khi gây ra vụ xả thuốc độc xuống biển gây thảm họa môi trường của VN, chính VN ( cụ thể ông Bộ TNMT) đứng ra bênh (" Vụ này Formosa không liên quam !" }. Lệnh cho Báo chí phải câm . Cấm dân biểu tình ôn hòa phản đới. Dân Đài Loan liền biểu tình nói thay tiếng nói của ngư dân Việt Nam. Thì Chính tay TGĐ Formosa này đã lấy ngay tuyên bố của Bộ TNMT VN ra phản bác lại khiến người Đài Loan cũng phải ...ngỡ ngàng ! Vậy đích thị bọn này tiếp lời cho "giặc", bọn xuống tắm biển ăn cá ( đóng kịch) lừa dân bênh "giặc" có xứng đáng là "đầy tớ" của dân không ? Ôi, thật nhiều chuyện xung quanh vụ này. Không thể hồ hởi dc đâu các cụ à ! Đây chỉ là trận mở màn. Mong CP phải cùng với dân , dựa vào dân...truy đến cùng, chớ vội coi là ...thắng lợi !!!

    Trả lờiXóa