Thụy My. RFI. 15-09-2016
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã được Bắc Kinh
trải thảm đỏ đón tiếp, mặc dù quan hệ Việt-Trung đang lạnh giá do vấn đề chủ quyền
Biển Đông.
Tờ South China Morning Post nhận định, Trung Quốc
trong tuần rồi đã trưng ra bộ mặt
hữu hảo trong chuyến viếng thăm của thủ tướng Việt
Nam. Đây là một phần trong nỗ lực ngoại giao để chiêu dụ nước láng giềng châu Á, nhằm làm giảm
nhẹ những bất đồng đang âm ỉ, do tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Nhưng các nhà phân tích cảnh báo, quan hệ giữa Hà Nội
và Bắc Kinh vẫn khó khăn, mặc dù có những dấu hiệu tích cực bề ngoài trong tuần lễ
vừa qua.
Các nhà quan sát nói rằng chuyến đi Trung Quốc của
ông Nguyễn Xuân Phúc, kết thúc
vào ngày 15/09/2016, cho thấy Bắc Kinh đánh giá
cao tầm quan trọng về địa chính trị của Hà Nội - một đối thủ chính đang yêu sách chủ quyền Biển
Đông. Bắc Kinh cũng cố gắng sử dụng chính sách ngoại giao dùng kinh tế làm mồi nhử, để cải
thiện mối quan hệ giữa hai nước.
Bỏ qua một bên những bất đồng sâu sắc về tranh chấp
lãnh thổ trên biển, Bắc Kinh đã trải thảm đỏ đón ông Nguyễn Xuân Phúc, quan chức cao cấp
đầu tiên của Việt Nam đến thăm Trung Quốc, kể từ sau đợt thay đổi mạnh mẽ ban lãnh đạo tại
Hà Nội hồi đầu năm.
Trong một động thái bất thường nhằm phô trương mối
quan hệ đặc biệt với quốc gia cộng sản láng giềng, trong chuyến viếng thăm kéo dài sáu
ngày, ông Nguyễn Xuân Phúc được đến năm trong số bảy ủy viên thường trực Bộ Chính trị
Trung Quốc tiếp, trong đó có cả chủ tịch Tập Cận Bình và thủ tướng Lý Khắc Cường.
Ông Phúc, người mà theo tờ báo là có lập trường cứng
rắn hơn với Trung Quốc sau phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye hồi
tháng Bảy, đã dịu giọng hẳn và hứa hẹn rằng mối quan hệ với Bắc Kinh sẽ là ưu tiên hàng đầu
của Hà Nội.
Đổi lại, các lãnh đạo Trung Quốc cam đoan sẽ thắt chặt
hơn quan hệ thương mại và tăng cường đầu tư vào Việt Nam - đang trở thành đối tác
thương mại hàng đầu của Trung Quốc ở Đông Nam Á.
Nhà nghiên cứu Hứa Lợi Bình (Xu Liping) thuộc Viện
hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc nói rằng chuyến đi của ông Nguyễn Xuân Phúc
đánh dấu một chương mới trong quan hệ Trung-Việt, vì « cả hai bên đã hiểu được rằng họ
không thể dấn vào xung đột trên biển ». Ông nói : « Do quan hệ thương mại chưa bao giờ chặt chẽ
đến thế, rõ ràng là các lợi ích chung đã vượt lên hẳn những bất đồng. Đây là lúc để hai nước
nhìn xa hơn vấn đề tranh chấp Biển Đông và xây dựng lại lòng tin ».
Cố Hiểu Tùng (Gu Xiaosong), một chuyên gia về Việt
Nam ở Viện Khoa học Xã hội
Quảng Tây nói rằng mặc dù quan hệ chính trị giữa hai
nước vẫn còn bị ảnh hưởng bởi tranh chấp trên biển, và khác biệt về tư tưởng, các lãnh đạo Việt
Nam cũng như Trung Quốc vẫn lưu tâm đến việc làm giảm bớt căng thẳng, và cố gắng siết chặt
quan hệ kinh tế thương mại. Ông nhận định : « Rõ ràng hòa bình, ổn định trên Biển
Đông là phù hợp với lợi ích của cả đôi bên, và quan hệ Trung-Việt sẽ ổn thỏa trong một
thời gian ». Theo ông, việc giảm bớt căng thẳng trong quan hệ Việt Nam và Trung Quốc cũng
sẽ giúp làm nguội bớt các quan hệ khác trong khu vực, vốn đang căng như dây đàn trong hồ sơ
Biển Đông.
Các nhà phân tích ghi nhận, chủ tịch Tập Cận Bình hứa
hẹn sẽ xúc tiến hợp tác trên biển giữa hai quốc gia trên vùng biển tranh chấp. Trung
Quốc và Việt Nam hồi tháng 12/2015 đã cùng kiểm tra thực địa và các điều kiện địa lý ở cửa
Vịnh Bắc bộ.
Tuy nhiên những nhà phân tích khác cho rằng quan hệ
đôi bên đã bị xói mòn nghiêm
trọng do tranh chấp Biển Đông, và các nỗ lực nhằm cải
thiện sẽ rất khó khăn.
Giáo sư Alexander Vuving của Trung tâm Nghiên cứu An
ninh Châu Á-Thái Bình
Dương ở Honolulu nhận xét, quan hệ Việt-Trung đã đến
mức « giọt nước tràn ly » vào năm 2014, với cuộc khủng hoảng xảy ra khi Trung Quốc đưa
giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào vùng biển Hoàng Sa, kéo mối quan hệ xuống thấp
chưa từng thấy.
Ông nói: « Bề ngoài có vẻ tích cực trong quan hệ giữa
Trung Quốc và Việt Nam có lợi
cho cả hai, nhưng điều này không giống với thực tế.
Từ đó đến nay, mặc cho những nỗ lực của cả đôi bên để tổ chức nhiều cuộc đàm phán hơn giữa
các lãnh đạo, nhưng lòng tin đã xuống rất thấp. Những gì Trung Quốc hành động ở Biển Đông đã
gây ngờ vực sâu sắc cho phía Việt Nam».
Chuyên gia Alexander Vuving cũng ghi nhận, Bắc Kinh
khó mà từ bỏ lập trường quyết
đoán về Biển Đông, có nghĩa là căng thẳng vẫn có thể
leo thang giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng như với các nước khác.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á ở trường
đại học New South Wales,
Úc, nói rằng thủ tướng Việt Nam nhất quyết muốn
Trung Quốc cam kết tôn trọng nguyên trạng, không tiếp tục quân sự hóa Biển Đông.
Ông nói : « Tất cả những gì có thể hy vọng trong
chuyến viếng thăm của ông Phúc là duy trì cấp độ những cuộc họp làm việc về tranh chấp
trên biển, và tăng cường những biện pháp xây dựng lòng tin. Hà Nội mong muốn bảo đảm rằng tình
hình trong khu vực thuận lợi cho phát triển kinh tế. Việt Nam coi Trung Quốc là một trong những
cường quốc quan trọng trong chính sách ngoại giao của mình ».
Làm giảm nhẹ căng thẳng với Bắc Kinh, Hà Nội trong những
tháng gần đây cũng nghĩ
đến việc xúc tiến quan hệ với Hoa Kỳ, tăng cường mối
quan hệ với các nước lớn khác như Nhật Bản, Ấn Độ và Pháp.
Ông Vuving nhận định: « Sau chuyến công du Hoa Kỳ của
tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng năm 2015, và chuyến thăm Việt Nam của tổng
thống Mỹ Barack Obama năm nay, nhiều lãnh đạo Việt Nam hiện giờ tin tưởng vào Hoa Kỳ
hơn là Trung Quốc. Đây là điều trái ngược so với chỉ vài năm trước đây ».
Trong quá khứ, hiện tại và tương lai, khi xem xét bất kỳ mối quan hệ nào giữa các quốc gia dân tộc hoặc nhóm nước, chúng ta đều phải xuất phát từ một nguyên lý cơ bản: Nhận rõ lợi ích chiến lược trước mắt và lâu dài của từng bên thông qua chuỗi hành động của họ. Nếu không, chúng ta rất dễ bị các thủ thuật chính trị, ngoại giao, những tuyên bố,đón rước linh đình v.v. của lãnh đạo các bên làm lu mờ sự thật. Từ đó rất dễ phạm sai lầm trong hoạch định chính sách đối nội cũng như đối ngoại. Quan hệ giữa VN -TQ cũng vậy. Để hiều được bản chất chính sách của TQ đối với VN, một lần nữa cần nhắc lại: TQ có lợi ích sống còn ở BĐ.Do vị trí địa chính trị, TQ chỉ có thể tồn tại và phát triển, vươn ra thế giới nhằm thực hiện tham vọng bá chủ khi chiếm được BĐ. Ngược lại, khi BĐ bị uy hiếp thậm chí đóng cửa, TQ sẽ sụp đổ.Ai có lợi thế trong bàn cờ BĐ hiện nay? Không ai khác ngoài VN.Với 29 hòn đảo đang có quân đồn trú,VN đang là những cái gai sắc nhọn trong con mắt ban lãnh đạo TQ, vốn đang theo đuổi mục tiêu bành trướng để tìm kiếm thêm không gian sinh tồn. Sau một thời gian nắn gân VN bằng dàn khoan cùng đội quân tàu đánh cá lúc nhúc cộng với lực lượng hải quân hùn mạnh, liên kết với Nga tập trận v.v,,,gần đây, TQ hiểu rõ VN đã lớn mạnh hơn trước rất nhiều về thực lực quân sự tại BĐ.( người viết có những thông tin khá hay về chuyện này vì đã từng là lính hải quân) Một cuộc chiến tranh dù chớp nhoáng hay lâu dài đánh VN lúc này không phải là một lựa chọn khôn ngoan của phía TQ. Bởi vậy, cuộc đón rước ông NXP được coi là một dấu hiệu hòa hoãn, thậm chí là sự xuống thang tạm thời của TQ đói với VN.Tất cả các thủ đoạn lừa phỉnh đã được áp dụng,từ sự tương đồng về thể chế chính trị, chiếc thảm đỏ, những phát dại bác v.v.Về phía VN cũng vì lợi ích dân tộc mà tương kế tựu kế, chấp nhận mối quan hệ" bằng mặt khó bằng lòng "với TQ để giữ nguyên hiện trạng;kéo dài thời gian hòa bình xây dựng để mạnh lên.Hơn nữa,trong bối cảnh HK tuyên bố "trung lập "trong tranh chấp BĐ,lại đang vướng vào Nga,Trung đông,Ucraina,Asean còn lỉnh kỉnh,chưa thành một khối thống nhất đủ mạnh v.v. thì sách lược của VN là tận dụng cơ hội hợp tác kinh tế với TQ để duy trì hòa bình,giải tỏa căng thẳng với họ cũng có thể được coi là khôn ngoan.
Trả lờiXóaTheo quan sát của tôi,trong chuyến đi vừa qua, Ông NXP đã hoàn thành nhiệm vụ, đóng tròn vai. Điều đáng lo ngại nhất là trong số các vị đầu lĩnh nước ta lại nảy nòi những "Lê chiêu Thống,Hoàng văn Hoan mới " quên đi lợi ích dân tộc,thực lòng tin vào các "đ/c TQ",vô tình hay hữu ý tiếp tay cho âm mưu bành trướng độc chiếm BĐ của họ trong thời gian tới..
Về cơ bản tôi đồng tình với phân tích của KYVI (Huy Châu). Theo dõi tình hình thế giới biến động thời gian gần đây mới thấy giải quyết bài toán "VN sẽ ngả về bên nào" là cực kỳ khó và rất nguy hiểm - Nếu các nhà lảnh đạo không tỉnh táo. Đôi lúc, do nôn nóng khi "tinh thân dân tộc lên cao" ( Thực chất là thoát Hán, bài Hoa). Đến bán thân chúng ta , là những người rất hiểu biết cũng phải tỏ thai độ bức xúc. Bình tĩnh, tỉnh táo nhìn lại và so sánh VN ngày hôm nay và VN trước vụ TQ kéo dàn khoan Thạch Du nắn gân VN, thì thấy rất rõ : Chúng ta đã mạnh lên rất nhiều. Chắc chắn TQ không thể coi thường VN vì chúng ta đã mạnh lên cả về lực và thế.
Trả lờiXóaCó một điều cũng cần nói, càng ngày những người hiểu biết càng "tinh tường" hơn trong lúc tiếp nhận mọi luồng thồng tin cả lề phải lần lề trái. Không có thể chế chính trị nào hoàn hảo cả. Xin đừng mù quáng giáo điều nhưng cũng đừng quá tin vào cái "Thế giới tự do" mà một số kẻ hiện đang ra sức cổ súy. Tôi đồng ý chuyến đi TQ của TT Phúc lần này là ĐƯỢC . Không ai muốn chiến tranh, nhất là đánh nhau với lão hàng xóm khổng lồ. Làm sao xây dựng được niềm tin chiến lược giữa VN và Trung Quốc ? Yêu cầu này phải xuất phát từ thiện chí của cả 2 phía.
Ý kiến của NNH: Tôi vẫn cho rằng cách hành xử của lãnh đạo VN hiện nay đối với TQ căn bản là phù hợp, bởi không còn cách nào khác. VN bây giờ mạnh hơn hồi 1979 rất nhiều. Nhưng TQ bây giờ cũng không còn chỉ có "biển người" như 1979 nữa. Nếu TQ không đánh chiếm đất liền của ta, mà chỉ đánh chiếm các đảo ở Trường Sa, thì ta thật sự khó mà chống chọi nổi! Nó chưa tìm được cái cớ nào để mà chộp lấy và gây chiến thôi. Nõ cũng thừa biết là nếu nó có cớ gây chiến ở Trường Sa, chẳng có nước nào nhảy vào cản nó cả!
Trả lờiXóaTôi cũng nghĩ là không hề có cái "lòng tin chiến lược" thật sự giữa VN với TQ hiện nay và trong tương lai nhiều năm nữa. Cứ phải nói thế và ngậm bồ hòn làm ngọt vậy thôi, không ai dại gì mà đặt niềm tin chiến lược vào cái kẻ không bao giờ nguôi tham vọng bá chủ Biển Đông và "thuần phục VN"! Có người cho rằng trong giới lãnh đạo VN hiện nay vẫn có "phe thân TQ". Tôi nghĩ khác. Chẳng ai thân TQ bây giờ cả. Bằng chứng là không ông bà nào đưa con sang TQ học rồi định cư ở lại bên ấy. Và có lẽ cũng không vị nào mang tiền (tham những) gửi vào các ngân hang của TQ. Nhưng có một số người chót bị TQ "trói" chặt mất rồi, muốn thoát ra cũng không được. Tức là vẫn có kẻ làm nội gián cho TQ đấy, nhưng đó là do bị TQ khống chế mà thôi. Không còn loại thực tâm tin vào TQ như kiểu Hoàng Văn Hoan nữa đâu.