Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Báo VN chất vấn về lãnh đạo Fulbright

Ông Bob Kerrey bị cho là thuộc nhóm đặc nhiệm gây ra vụ thảm sát thường dân hồi năm 1969 
BBC đưa tin :
 Báo mạng Zing vừa đặt câu hỏi về việc chọn cựu Thượng Nghị sỹ Bob Kerrey, người từng "tham gia thảm sát" trong chiến tranh Việt Nam làm chủ tịch Đại học Fulbright mới được mở tại Việt Nam.
Tuy nhiên bài gốc với tựa "Lãnh đạo Đại học Fulbright tham gia thảm sát trong Chiến tranh Việt Nam" hiện đã bị lược bỏ nhiều và thay bằng tựa "Lãnh đạo Đại học Fulbright xin lỗi việc gây ra trong chiến tranh."
Trong bản đầu tiên của bài viết, hiện vẫn còn bản lưu, tác giả Thanh Tuấn nhắc lại chi tiết vụ thảm sát ít nhất 13 phụ nữ và trẻ em ở xã Thạnh Phong, Bến Tre hồi tháng Hai năm 1969 mà cựu Thượng Nghị sỹ Bob Kerrey, người vừa được cử làm lãnh đạo Đại học Fulbright, bị cho là có "tham gia"; và bình luận:
"Việc lựa chọn một người từng tham gia những tội ác nghiệm trọng như vậy trong cuộc chiến để lãnh đạo một dự án đại học quan trọng khiến nhiều người đặt dấu hỏi liệu đó có phải là quyết định phù hợp.
"Đặc biệt khi ông Kerrey không phải thật sự thành công với dự án Đại học New School mà ông từng làm hiệu trưởng từ 2001-2010 ở New York." 

Thảm sát 
Bài gốc của Zing dẫn chi tiết phóng sự điều tra mang tên ' Một đêm kinh hoàng ở Thạnh Phong' mà tác giả Gregory L. Vistica viết cho New York Times hồi năm 2001.
Ông Thanh Tuấn dẫn: "Trong chiến tranh Việt Nam, Kerrey là một đại úy hải quân và từng tham gia vào một trong những vụ thảm sát đẫm máu ở xã Thạnh Phong của Bến Tre vào năm 1969, giết nhiều phụ nữ và trẻ em.
"Mọi việc được giấu kín vì báo cáo của Kerrey và đồng đội chỉ nói “tiêu diệt 21 Việt Cộng” và phá hủy hai căn nhà. Mọi việc chỉ được hé lộ sau loạt bài điều tra của New York Times và chương trình truyền hình “60 Minutes II” nổi tiếng của đài CBS vào năm 2001 sau đó hơn 30 năm.
"Trong khi các con số và thông tin vụ việc có khác khác nhau, nhưng điều chắc chắn là vào đêm 13/2/1969, Kerrey và các thành viên của mình sát hại ít nhất 13 phụ nữ và trẻ em. Bài điều tra năm 2001 của New York Times nói đó là một chiến dịch tàn bạo, đẫm máu."
Bài mới của Zing ngắn hơn đáng kể so với bài ban đầu và tập trung vào lời xin lỗi của Thượng Nghị sỹ Kerrey được gửi tới Zing qua email:
"Tôi đã xin lỗi người Việt về những gì tôi gây ra trong chiến tranh và giờ tôi xin lỗi lại một lần nữa. Một cách chân thành và cùng những nỗi đau của ký ức mãi mãi ám ảnh, tôi xin lỗi những người mà tôi đã gây hại tới.”
"... Những đau đớn và chịu đựng tôi gây ra vào năm 1969 sẽ không bao giờ biến mất. Nó sẽ không chấm dứt chỉ vì tôi xin lỗi. Nhưng có trốn chạy, bằng việc tránh né Việt Nam hay tránh né người Việt, thì nó cũng sẽ không mất đi. Chúng ta đang tạo dựng hoà bình và điều này đồng nghĩa với việc đối mặt với nó một cách thẳng thắn giống như chúng ta đối mặt với tương lai.”
Đại học Fulbfight được tuyên bố thành lập trong thời gian Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thăm Việt Nam.
Trang tin của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đăng ảnh Chủ tịch thành phố, ông Nguyễn Thành Phong, trao quyết định thành lập Đại học Fulbright Việt Nam cho ông Bob Kerrey.TAI ĐAY 

5 nhận xét:

  1. Theo tôi : Hãy cho người ta một cơ hội CHUỘC TỘI bằng lòng NHÂN HẬU, tha thứ của dân VN.

    Trả lờiXóa
  2. Người VN vốn giầu nhân ái ! Đấy là chung chung thì như thế, nhưng nếu chúng ta đặt chúng ta vào hoàn cảnh của những người thân bị lính Mỹ dưới sự chỉ huy của ngài đương kim Hiệu trưởng 1 trường đại học tiêu biểu cho tình hựu nghị Việt-Mỹ thời hiện đại từng vô cớ thảm sát , thì liệu có chấp nhân lời xin lỗi này không, lại là 1 khoảng cách ...
    Có 1 điều Chính quyền VN vẫn mắc vào cái vòng luẩn quẩn, giấu đầu hở đuôi ! Tại sao 1 việc nhạy cảm như thế này mà các quan cứ che giấu bàn dân thiên hạ? Sao không huỵt toẹt ra ngay từ đầu, rồi cho họ "Xin lỗi" bằng hành động thực tế. Sao phải chờ đến chính công luận VN và Hoa Kỳ tung ra mới công nhận nhưng vẫn che che giấu giấu ? ( Cụ thể gỡ bỏ 1 số nội dung thông tin này được đăng tải đầu tiên trên báo mang VN Zing )? Vậy sự thực thế nào? Xin vào Blog Calathau tìm hiểu thêm .

    Trả lờiXóa
  3. Nguyễn Ngọc Hùng11:02 31/5/16

    Tôi đồng cảm với ý kiến sau cùng của Calathau.
    Riêng tôi cảm nhận dự án Đại học Fulbraight này mang tầm chiến lược lớn lao, lâu dài của "âm mưu diễn biến hòa bình". Việc chap nhận Đại học Fulbraight cùng với cho phép Đoàn Hòa bình Mỹ trở lại VN hoạt động "dạy tiếng Anh" là những biểu hiện mới nhất cho thấy lãnh đạo VN hiện nay đã không sợ "diễn biến hòa bình" ở mức nghiêm trọng như trước nữa? Hay là đã có tâm lý ngầm chap nhận "diễn biến hòa bình"?
    Dù thế nào, tôi cũng có phần lạc quan với những biểu hiện mới này.

    Trả lờiXóa
  4. Đối với cựu thù, ở phạm vi cá nhân cũng như lãnh đạo QG, rất cần phân biệt từng trường hợp cụ thể để có đối sách cụ thể đúng đắn. Thí dụ, nếu ai đó vẫn còn cay cú, hận học, tìm cách trả thù bằng mọi thủ đoạn, kể cả những lời lẽ có cánh dài tới 160 chữ v.v.thì chúng ta phải cảnh giác. Còn những ai thật lòng hối lỗi, ước muốn kết bạn , tham gia làm những việc có ích cho dân cho nước ta thì đừng chơi kiểu lá mặt lá trái,vờ vịt để bịp dân nhưng vẫn sợ kẻ thứ ba để rồi lỡ mất cơ hội phát triển. Riêng trường hợp trường ĐH Fulbraight, xử sự của mấy cha tuyên giaó như vậy là kém, có thể gây tác hại không mong muốn về sau.
    Còn nếu sợ "diễn biến hòa bình "thì cứ thử không diễn biến xem sao? NHững thành tựu mà chúng ta có được cho đến nay chính là nhờ diễn biến hòa bình đấy; thử hỏi khóan 10 trong nông nghiệp, công nhận 5 thành phần kinh tế tại ĐH 6 v.v. không phải DBHB thì là gì? đang từ DN NN là chủ đạo ,ĐH 12 xác định kinh tế tư nhân là động lực phát triển v.v. cũng là DBHB nốt. Vậy đừng sợ DBHB cũng như đừng sợ dân chủ hóa; ngược lại nên coi đó chính là tiến trình tất yếu phải trải qua để tìm ra một mô hình xã hội- thể chế chính trị được lòng dân nhất, phù hợp với thực tế đất nước cũng như tình hình quốc tế, vì một nước VN không còn bị đe dọa bởi nguy cơ tụt hậu.

    Trả lờiXóa
  5. Mời các cụ sang Calathau Blog để đọc bài viết về chân dung người phiên dịch cho TT Obama trong chuyến thăm VN vừa qua ( Và nhiều cuộc tiếp xúc quan trọng khác của ông với các yếu nhân VN )để so sánh giữa cách dùng người của VNCS và TB Hoa Kỳ !

    Trả lờiXóa