Thiển nghĩ- Bài này có một số nội dung còn gây tranh cãi ( Như bản thân vụ việc ĐH Fulbright gắn với quá khứ của ngài Bob Kerry trong chiến tranh Việt Nam), nhưng những thông tin tác giả cung cấp cho người đọc cũng khiến phải giật mình, suy nghĩ ....
Ngày 15/05/2016, Bộ trưởng Ngoại Giao Mỹ John Kerry đã có chuyến sang thăm và làm việc với phía Việt Nam, chuẩn bị cho chuyến thăm của tổng thống Obama, ngày 22/05/2016.
Bob Kerrey và John Kerry ở TP New York.
Ngoài ba nội dung được tập trung quan tâm là việc đối phó với xung đột Biển Đông, việc gỡ bỏ lệnh cấm vận và việc phê chuẩn TPP, có hai nội dung đặc biệt, nhưng báo chí chỉ đưa lướt qua, không kèm bình luận, khiến dư luận không quan tâm. Đó là Hiệp định khung cho chương trình Hoà Bình và Quyết định thành lập Fulbright Việt Nam. Hai nội dung này là kết quả những đàm phán dai dẳng suốt hai mươi năm bình thường hóa quan hệ, được coi là những bước triển khai cụ thể của chương trình phát triển quan hệ hợp tác hai nước, bắt đầu những bước đi thực chất, phản ánh việc gạt bỏ những nghi ngại cuối cùng của Hà Nội đối với Mỹ.
Sau đó một ngày, ngày 16 tháng 5 năm 2016, Trường Đại học Fulbright Việt Nam đã chính thức nhận quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ theo quyết định số 819/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký.
Một ngày sau khi tổng thống Obama tới Hà nội và tuyên bố gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương, sáng 24.5/2016, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã chứng kiến lễ ký kết Hiệp định khung cho chương trình Hoà bình, về việc VN đồng ý cho phép tình nguyện viên Mỹ của Peace Corps dạy tiếng Anh tại TP.Hà Nội và TP.HCM như những sứ giả đầu tiên trong Chương trình hòa bình Việt – Mỹ.
Và sáng ngày 25/5/2016, dưới sự chứng kiến của cả John Kerry và Bí thư Đinh La Thăng, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã trao quyết định thành lập Trường ĐH Fulbright VN (FUV) cho Chủ tịch Hội đồng tín thác FUV Bob Kerrey, trường Đại học tư thục Việt Nam đầu tiên được tổ chức theo mô thức độc lập tài chính phi lợi nhuận và độc lập về nội dung giảng dạy theo các chuẩn mực quốc tế cao nhất.
*
Quyết định bổ
nhiệm ông Bob Kerrey, nguyên cựu chiến binh
Mỹ tại Việt Nam, nguyên tác giả của vụ
thảm sát Thạnh Phong vào tháng 2-1969, nguyên
thượng nghị sỹ bang Nebraska, nguyên hiệu
trưởng trường New School, NewYork làm Chủ
tịch Hội đồng tín thác FUV đã gây tranh
cãi. Ở phía ủng hộ, có cả trăm ý kiến
cá nhân, phần lớn là những trí thức có
uy tín, như Giáo sư Chu Hảo, nhà văn Nguyên
Ngọc, nhà giáo Phạm Thị Ly, sử gia Dương
Trung Quốc, GS Nguyễn Minh Thuyết… còn nếu
xem trên Facebook thì có hàng ngàn ý
kiến từ nhiều góc nhìn, của rất nhiều
tầng lớp quần chúng khác nhau.
Phía phản đối
ông Bob Kerrey ngược lại, chỉ
có vài người, là bà Tôn Nữ Thị Ninh và
ông nhà văn Nguyễn Văn Thọ. Ông Thọ sau khi
lỡ lời, mặc dù không cải chính, không
thấy ông nói gì thêm. Nhưng người ta thấy
lạ một điều là sau cái bài viết với
giọng khiêu khích,
Lẽ nào nước Mỹ không còn ai ngoài Bob Kerrey?,
bà Ninh lại phóng tiếp bức “Thư
ngỏ gửi người Việt Nam và những người
bạn Mỹ”, trong đó người
ta bảo là bà bịa ra cái thông tin rằng số
tiền 20 triệu đôla tiền vốn ban đầu của
FUV “là món tiền chính quyền Sài Gòn nợ chính
quyền Hoa Kỳ trước 1975 (?), mà nhà nước CHXHCN
Việt Nam thống nhất nhận trả phía Mỹ theo thông
lệ quốc tế (?). Nói cách khác, thực chất đây là
việc chuyển một món tiền có sẵn – từ mục đích
cấp học bổng hàng năm sang mục đích tài trợ ban
đầu cho FUV – chứ không phải do Bob Kerrey mới
gây quỹ đặc biệt cho FUV”.
BáoVnexpress.net bác bỏ: “Hồi
tháng 6/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý
chủ trương đầu tư dự án FUV. Tháng 12/2014, Quốc
hội Mỹ phê chuẩn thành luật, cho phép chính phủ
Mỹ tài trợ khoảng 20 triệu USD cho dự án FUV
trong giai đoạn đầu tiên”, còn
chính Bob Kerrey thì nói:
“Năm ngoái, nỗ lực của chúng tôi đã thành công
khi Quốc hội quyết định tài trợ một khoản gần 20
triệu USD để xây dựng FUV, còn phía chính phủ
Việt Nam dành cho trường khu đất. ”
Sau khi ông Đinh
La Thăng, uỷ viên bộ chính trị, bí thư Sài
Gòn, có ý dẹp dư luận bằng ý kiến “vượt
lên hận thù chúng ta mạnh mẽ hơn”,
đặc biệt là đối diện với sự khiêu khích
lộ liễu của bà Ninh, ngày 07/06/2016, tại
New York, ông Bob Kerrey đã công bố quyết
định không từ chức. Dư luận không còn ai
nói tới chuyện chọn hay không
chọn. Riêng bà Tôn Nữ Thị Ninh vẫn tiếp
tục bị dư luận ném đá, thậm chí không
chỉ có đá mà còn cả cà chua thối.
Có lẽ không
có gì “dại” hơn những gì bà Tôn Nữ Thị
Ninh đã làm. Không ai hiểu tại sao bà công
khai và đích danh công kích cá nhân ông Bob
Kerrey, và cái khó hiểu nhất là bà lại
nhân danh lòng “nhân ái và danh dự trí
thức”, cái mà ở chính bà, người ta
đã thấy là thiếu nhất.
Người ta đã
chứng kiến ở bà một trí thức săn đuổi
địa vị và tìm kiếm vinh quang như thế
nào. Từ một lưu học sinh của chế độ Việt
Nam Cộng Hoà, không biết bằng cách nào,
bà được tuyển dụng làm phiên dịch viên cho
nguyên bộ trưởng ngoại giao Chính phủ lâm
thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam Nguyễn
Thị Bình tại hội nghị Paris. Rồi từ một
Phó Khoa của Phân khoa Anh ngữ, Đại học Sư phạm
Sài Gòn năm 1972, bà lọt vào mắt ông Xuân
Thuỷ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng
Ngoại giao chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà Bắc Việt, để rồi sau đó có thể trở
thành một đại sứ đặc mệnh toàn quyền
của chính phủ Việt Nam XHCN tại Bỉ, bên
cạnh Liên Hiệp châu Âu. Với lòng “tự trọng
danh dự trí thức”, bà đã có thể chiếm
được sự tin cậy của cả hai chế độ đối
kháng không đội chung trời của nhau, mà
không bị gọi là tráo trở.
Khi tự cho
mình quyền nhân danh lòng nhân đạo để
nói “Việc ông hối hận về vai trò trong vụ thảm
sát Thạnh Phong tôi không thể biết và chỉ có
mình ông Kerrey biết. Không thể coi việc
giữ vị trí lãnh đạo của đại học nhiều tham vọng
như ĐH Fulbright là cách sửa sai cho những hành
động trong quá khứ”, bà đã buộc người ta
phải hỏi lại bà rằng: nếu thảm sát là
một vụ gây ra nhiều cái chết oan uổng cho
những người vô tội, thì cho dù không thể
phủ nhận tội lỗi của mình, Bob có thể
chỉ là kẻ bị lừa. Những thủ lĩnh cộng
sản đã đẩy dân ra phía trước để lãnh đạn
cho họ, như chính nhà văn Nguyên Ngọc thú
nhận “chúng tôi vẫn từng ‘nấp’ trong nhân
dân vô tội, để họ có thể cùng chết với chúng
tôi” (thực ra ông muốn nói rằng “để họ
chết thay cho chúng tôi”), cách mạng
vẫn dùng dân như một lá chắn, vừa làm bia
đỡ đạn sống cho cách mạng vừa lấy cớ
buộc tội đối phương.
Bà không
thể im lặng để chối bỏ một sự
thật, rằng không có cuộc thảm sát nào
lớn hơn cuộc cải cách ruộng đất mà chính
quyền cộng sản tiến hành suốt những năm
1954-1956, khiến 172.008 bị giết oan uổng
một cách thô bạo. Không có cuộc thảm sát
nào lớn hơn là cuộc tổng tấn công mậu
thân 1968, chính quyền cộng sản cố tình
đẩy 277.000 người vô tội vào một cuộc thử
nghiệm đẫm máu, khiến 44.842 chết, 61.267 bị
thương, 4.511 mất tích. Và lớn hơn, cuộc
chiến tranh hai miền đã khiến người Việt
giết lẫn nhau suốt 30 năm làm cho hơn 6
triệu người chết, trong đó hơn 4 triệu dân
thường. Ai đã gây ra vụ thảm sát nồi da
nấu thịt đó? Người Mỹ không đến để chiếm
đất Việt nam. Người Mỹ chỉ đến để chiến
đấu cùng với một nửa người Việt vì một
“nỗi lo sợ cộng sản” *.
Cá chết trắng
một dải bờ biển từ Hà Tĩnh tới Thừa
Thiên Huế, đe doạ thảm họa cho hàng triệu
con người đói khát vô tội, mất nghề
nghiệp, mất nguồn sống, bà và những trí
thức như bà đang ở đâu, sao không thấy bà
lên giọng “cao thượng” để giúp đỡ những
người không có phương tiện gì ngoài tiếng
nói, xuống đường ôn hoà chỉ để đòi quyền
được biết, quyền được sống trong sạch,
vẫn bị chính quyền đàn áp không thương
tiếcbất chấp cả phụ nữ và trẻ em. Lịch
sử sẽ có lúc quay lại để phán xét.
Khi bà công
kích đích danh ông Bob, khích ông Bob từ
chức Chủ tịch Hội đồng tín thác vì “danh
dự và lòng tự trọng” và khi bà đặt ra
câu hỏi “chẳng nhẽ nước Mỹ không còn ai
ngoài Bob Kerrey”, hình như bà muốn nhắc
mọi người rằng, tại sao không ai thấy sự
có mặt của bà, bà thừa sức thay thế ông
Bob?.
Bà từng là
nhà giáo, từng là Đại sứ đặc mệnh toàn
quyền tại Bỉ bên cạnh Liên hiệp châu Âu,
từng làm trưởng ban đối ngoại Quốc hội,
bà từng là chủ tịch hội đồng quản trị
dự án Đại học tư thục Trí Việt. Nhưng khi
còn chưa đã cơn khát vinh quang thì buộc
phải về hưu, bà uất ức, cay đắng: « quy
định tuổi nghỉ hưu 55 như hiện nay, chị em
chưa kịp cất cánh thì đã phải hạ cánh». Bà
đang còn muốn bay.
Năm 2007,
nghỉ hưu, bà lập ra dự ań Đại học Trí
Việt, với nung nấu trở
thành chủ tịch Đại học tư thục đầu tiên
của nền giáo dục Việt. Nhưng sự thèm
khát vinh quang đã làm cho bạn bè và đồng
nghiệp của bà hoảng sợ. Bốn năm vận
động, bà không xin được đất, không một cá
nhân, một cơ quan tổ chức nào, cả trong
nước lẫn quốc tế chịu góp vốn. Bà đành chấp
nhận thất bại , buộc phải giải
tán hội đồng sáng lập và tuyên bố huỷ
bỏ Dự ań. Tuy vậy, “tâm huyết” của bà
với nền Đại học Việt vẫn chưa tắt trong
con người bà. Bà liếc sang Fulbright với
cả sự thèm khát và ganh ghét. Đã có lúc
người ta nghĩ đến bà, có một vài người
Mỹ bạn quen cũ đã góp
lời . Nhưng có vẻ như người Mỹ đã hoảng
sợ sau khi nghe lời tuyên
bố của bà tại buổi họp báo Câu lạc
bộ Báo chí Quốc gia Hoa Kỳ vào tháng 10 năm
2004.
« Trong gia đình chúng tôi có những đứa con,
cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng
cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng
trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm
đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của
gia đình chúng tôi »
Họ hoảng
sợ là đúng,vì nếu bà là chủ tịch Đại
học thì những quan chức do bà đào tạo ra
sẽ chỉ là những quan phụ mẫu, coi dân như
con cái trong nhà hết, và nếu chúng hư
đốn thì phải đóng cửa lại mà trừng trị.
Bà là một đặc trưng của tư tưởng chuyên
chế phong kiến, của thứ tư duy kiểu nhân
quyền xã hội chủ nghĩa. Bà sẽ là kẻ
phá hoại đáng sợ nhất, phản bội lại tư
tưởng giáo dục và đào tạo độc lập của
Fulbright. BOB và những người bạn của ông,
thượng nghị sỹ John McCain, bộ trưởng
ngoại giao John Kerry, GSThomas J. Valelly theo
đuổi Dự án từ hơn hai mươi năm đương nhiên
không phải để tạo ra những quan lại có tư
tưởng nô lệ cho quyền lực, của thèm khát
chức vị và hư danh.
Sự thất bại
của bà Tôn Nữ Thị Ninh trước dư luận cho
thấy một thái độ của trí thức Việt không
còn như trước. Những kẻ chuyên kinh doanh
lòng trung thành với chế độ và buôn bán
lập trường đã không còn che được mắt xã
hội, và không còn kiếm lời được nưã.
*
Nhưng nếu sự
kiện ra đời của FUV lại chuyển đổi thành
sự cãi lộn xung quanh chuyện danh dự hay
cao thượng của bà Ninh thì dư luận đã lạc
hướng.
Ít ra người ta
cũng tự hỏi, những việc này chỉ đơn
thuần là động cơ cá nhân bà Ninh hay phía
sau bà có thế lực nào. Vietnamnet.net
tờ báo duy nhất đăng tải cả hai lần, hai
bài viết ngược dòng cuả̉ bà Ninh, có
phải là tình cờ hay có sự chỉ đạo của
ai. Sau vài ngày, bài viết đầu bị xóa,
nhưng bài “thư ngỏ” được giữ lại muộn hơn,
và hiện cũng chỉ còn trên các báo mạng
khác,
Vietnamnet.vn cũng đã gỡ nốt.
Từ sau khi
tổng biên tập Nguyễn Anh Tuấn phải buộc ra
đi sau một loạt phóng sự điều tra đất
rừng đầu nguồn dính đến Innov Green Hồng
Kông,
Vietnamnet.vn hiện nay không khác gì
Vnexpress.net,
nghĩa là chỉ là cái loa không hồn, không
đầu. Nếu sự thật phía sau, là
Vietnamnet.vn
đã bị điều khiển bởi một bàn tay nào
đó, thì hiển nhiên bàn tay đó thân Trung
Quốc. Và chuyện bà Ninh chỉ là chuyện
phá thối.
Bắt đầu từ
quỹ học bổng Fulbright do thượng nghị sỹ,
cưụ chiến binh John Kerry vận động. Bước đột
phá đầu tiên của nỗ lực này là trong dự luật
ngân sách 1991 khi lần đầu tiên 300 ngàn USD để
cấp học bổng cho sinh viên VN (Harvard sau đó
góp thêm 300 ngàn USD) được đưa vào. Đột phá
được thực hiện bởi John Kerry cùng cùng với sự
hỗ trợ của các cựu binh như John McCain, Richard
Kessler,…
Năm 1992, chương
trình học bổng Fulbright, dưới sự dẫn dắt của
Thomas Vallely – một cựu binh Việt Nam khác –
bắt đầu đi vào hoạt động. Từ số tiền này, những
nhóm sinh viên đầu tiên của chương trình
Fulbright như Phạm Bình Minh, Nguyễn Thiện Nhân,
Cao Đức Phát, …đã được đưa sang Mỹ để học tại
những ĐH hàng đầu.
Fulbright trở
thành một Dự án Đại học tư thục Việt Nam
từ năm 1994 kết quả của sự hợp tác giưã
Trường đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh và
Trường Kennedy của Đại học Harvard. Ngân
sách do Vụ Giáo dục và văn hoá bộ Ngoại
giao Mỹ tài trợ. Trong thời gian vận động
để có giấy phép đầu tư chính thức, dự
án có tên là Chương Trình Giảng Dạy
Kinh Tế Fulbright, đã hoạt động hơn 12
năm trong lĩnh vực Giáo
dục và đào tạo. Hiện đang được điều
hành bởi Ô/B Benjamin Haxton Wilkinson, có địa
điểm tại địa chỉ: 232/6 Võ Thị Sáu, Quận 3, TP
Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Dự án là một
trong những nội dung được bàn thảo trong
các hoạt động chuẩn bị cho việc lý kết
Hiệp định đối tác toàn diện Việt Mỹ
trong chuyến thăm chính thức của chủ tịch
Trương Tấn Sang năm 2013. Dự án tiếp tục
được ủng hộ và có những cố gắng rất
lớn từ cả hai chính phủ, đặc biệt là bộ
ngoại giao hai nước. Những rào cản thiếu
sự thông hiểu từ phía chính phủ Việt Nam
chính là nguyên tắc độc lập về tài
chính, độc lập về nội dung giảng dạy và
đào tạo trên nền tảng giáo dục khai
phóng. Những môn học chính được giảng dạy
hoàn toàn bằng tiếng Anh. Giáo trình là
sự kết hợp với phương pháp giảng dạy theo
nhóm giảng viên, không theo giáo trình cố
định, soạn sẵn. Tuy nhiên, tất cả những
trở ngại đã được vượt qua trong chuyến
thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
tháng 7/2015, sau khi Quốc hội Mỹ đồng ý
tài trợ khoảng 20 triệu đôla, tháng 4/2014.
Giấy phép Đại
học Fulbright Việt nam được cấp ngày
16/05/2016.
Quyết định
thàng lập Đại học Tư thục phi lợi nhuận
Fulbright Việt Nam được trao cho cựu Thượng
nghị sỹ BOB Kerrey ngày 25/05/2016 trong
chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Mỹ
Obama, tại TP Hồ Chí Minh. FUV có trụ
sở chính tại Khu công nghệ cao
TP.HCM
với diện tích đất 15 ha, là trường Đại học
do Quỹ tín thác sáng kiến ĐH Việt Nam (TUIV) đầu
tư bằng 100% vốn nước ngoài.
Theo chương
trình FUV sẽ là một trung tâm giáo dục
đào tạo đạt chuẩn quốc tế đầu tiên tại
khu vực Đông nam Á theo mô hình khai phóng
mở còn rất mới đối với thế giới.
Tuy vậy, bên
cạnh những hy vọng tràn trề, những người
mắc bệnh hoài nghi vẫn mơ hồ một điều gì
đấy, hình như không có thật, hay một cái
gì quá tốt đẹp đã đến một cách vội vã,
vưà như một phép mầu, vưà mong manh dễ
vỡ.
Nhất là khi
bên cạnh nhhững cái tên Mỹ, như Bob Kerrey,
Thomas Vallely…lại cónhững cái tên gây thắc
mắc không có lời giải đáp, chẳng hạn như
Henry Nguyễn Bảo Hoàng, con rể nguyên thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng, giữ chức phó chủ
tịch hội đồng tín thác, tức là nhân vật
thứ hai sau Bob Kerrey, cùng với sự có mặt
của Nguyễn Thanh Phượng trong lễ trao quyết
định thành lập FUV ngày 25/05/2016, không
khỏi gây lo sợ cho dư luận. Sự có mặt của
cha con ông Dũng luôn gắn với sự lũng đoạn
của âm mưu và lòng tham. Tại sao, một con
người, một gia đình thuộc loại vơ bèo vạt
tép, không cái gì ăn được mà không ăn,
không cái gì có lãi mà không đầu tư, lại
không buông tha cả cái trường Đại học tư
thục phi lợi nhuận Fulbright? Họ rưả tiền?
Họ rót tiền bất chính vào Fulbright để
nhân danh từ thiện, khoác lên những đồng
tiền nhem nhuốc của họ một thứ danh nghĩa
sạch sẽ? Hay họ đã hết thời làm mưa làm
gíó, đang đi tìm chỗ trú thân? Dù là gì
thì khi Fulbright đi với đi với ma, người ta
phải hỏi liệu chiếc áo mà FUV sẽ khoác,
có phải là áo giấy? Tiền của Quỹ đầu tư
Bản Việt, mà Nguyễn Thanh Phượng là Chủ
tịch sẽ từ từ mua hết cổ phần của FUV,
và Henry Nguyễn Bảo Hoàng sẽ trở thành
Chủ tịch Hội đồng Tín thác. Trường Đại
Học Fulbright đổi tên thành Trường Thanh
Phượng?!.
Một cái tên
khác nưã là Đàm Bích Thuỷ, nguyên Tổng
Giám đốc Tập đoàn ANZ, có tên trong danh
sách Hồ sơ Panama, đang đảm nhiệm chức
Hiệu trưởng FUV.
Một nhà buôn
tham lam Nguyễn Bảo Hoàng sẽ phụ trách
việc gây quỹ, một chủ ngành ngân hàng có
tài xoay tiền Đàm Bích Thuỷ làm công việc
giáo dục và đào tạo. Khó có thể tiên
liệu tương lai của FUV. Nếu ở chỗ nào
cũng có mặt mafia và nếu mafia đã trở
thành một bộ phận hữu cơ của chế độ,
thì một định chế không mafia sẽ tất yếu
sụp đổ?
Cùng với việc
ký kết Hiệp định TPP, phát triển liên kết
Quốc phòng sau dỡ bỏ cấm vận vũ
khí,Peace Corps và FUV được xem là hai mũi
nhọn đầu tiên, thâm nhập vào môi trường xã
hội Việt Nam.
Việc chính
thức cho ra đời hai định chế này, một mặt
phản ánh những nghi ngại của Hà Nội quan
niệm Mỹ như một thể chế chính trị đối
kháng, như kẻ thù của chế độ có thể đã
được gỡ bỏ, một mặt khác, sự nhượng bộ
của chính quyền Hà Nội phản ánh xu hướng
chấp nhận một sự chuyển hóa cơ cấu xã
hội từ bên trong.
Đây có thể là
một giai đoạn chuyển tiếp, một dạng quá
độ đầy mâu thuẫn và đầy trở ngại, nhưng
chứa đựng những mầm mống thay đổi căn
bản?
Quá trình sáp
lại gần nhau đầy nghi kị để đạt tới hợp
tác toàn diện hôm nay và đang hiện hình
một hợp tác đối tác chiến lược có thể
trong tương lai không xa cho thấy một
vài cảm nhận :
1- Chính quyền
Mỹ dù khác về bản chất thể chế chính
trị, không còn là đối tượng thù địch.
Trong khi vẫn còn là nhân tố nghi ngại cho
sự tồn vong của chế độ độc đảng, Mỹ là
nhân tố quyết định tới chủ quyền quốc
gia, tới phát triển thịnh vượng và văn
minh xã hội.
2- Không có phe
thân Trung Quốc trong nội bộ Đ̣ảng cộng
sản từ sau đại hội XII.
3- Chính sách
cân bằng Trung – Mỹ chủ yếu nhằm mục đích
tránh một khủng hoảng có tính khủng bố
và áp lực xung đột chiến tranh cục bộ
đến từ Bắc Kinh, trong khi Hà Nội chưa
chuẩn bị kịp các điều kiện đối phó cần
thiết, không phải là chính sách vì sự duy
trì thân thiện.
4- Hiện trong
nội bộ đảng cộng sản Việt Nam chỉ còn
hai quan điểm khác nhau, quan điểm tự
nguyện cải cách theo hướng dân chủ
hoá từng bước; và quan điểm tiếp tục duy
trì chế độ độc đảng bằng cách tận dụng
mọi cơ hội để tăng trưởng kinh tế.
Quan điểm tự
nguyện cải cách ủng hộ hoàn toàn các
quyết định ký kết TPP, quyết định dỡ bỏ
lệnh cấm vận vũ khí, quyết định ký kết
Hiệp định khung cho chương trình Hoà Bình
Việt Mỹ, và quyết định thành lập Đại
học FUV. Lực lượng này xem các định chế
trên như những công cụ giúp xã hội Việt
Nam thay đổi dần từng bước từ bên trong.
Ngược lại,
quan điểm duy trì chế độ độc đảng tố cáo
các định chế trên là công cụ diễn biến
hoà bình, là vũ khí của chủ nghĩa tư bản
Mỹ nhằm xoá bỏ chế độ cộng sản, tước
bỏ thành quả của cách mạng vô sản Việt
Nam, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ
nghĩa cộng sản quốc tế. Lực lượng này,
đương nhiên là những nhân vật giáo điều,
bảo thủ trong đảng, trung thành mù quáng
với tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lênin. Lực
lượng này buộc phải bám víu vào Trung
Quốc và không tránh được bị Trung Quốc
lợi dụng.
Dù bề ngoài,
người ta đang cố sức che đậy những khuyết
tật, cố dựng lên một hình hài đồ sộ và
màu mè, nhưng không có cách gì che chắn
được những đổ vỡ. Cuộc bầu cử quốc hội
XIV đã thất bại, một số các cơ cấu của
Quốc hội sẽ buộc phải chắp vá. Đảng viên
đang bỏ đảng và từ chối sinh hoạt với con
số tăng lên từng ngày. Những sạt lở từng
mảng không thể chống đỡ đang bắt đầu.
Những người còn chút tỉnh táo, khôn ngoan
chắc cũng tự tìm ra cách hành xử thích
ứng.
--------------------------------------
Theo nghiencuuquocte.org 14/6
Theo nghiencuuquocte.org 14/6
Bài viết đặc biệt , kèm theo nhiều thông tin MỚI.
Trả lờiXóaSuy nghĩ và nhận định của chúng ta thay đổi từng giờ, mong rằng càng ngày càng đúng hướng TỐT ĐẸP.
Chưa chắc cái Đại học ( tư thục) này đã hoàn toàn vô tư ! Người ta có quyền nghi ngờ như thế, bởi đằng sau nó lại thấy thập thò những Nguyễn Bảo Hoàng, Nguyễn Thanh Phượng ....Những "bóng ma 3X,4Y ..." hình như chưa chịu buông tha mảnh đất hình chữ S này !
Trả lờiXóaBài viết đưa ra nhiều thông tin hấp dẫn người đọc, nhất là những thông tin liên quan trực tiếp đến FUV.
Trả lờiXóaNhận định cho rang "không có thảm sát nào bằng CCRĐ" thì tôi không tán thành. CCRĐ đúng là một thảm họa của "cách mạng dân tộc dân chủ bước vào ngưỡng cửa của quá độ lên CNXH". Nhưng việc quá nhiều người bị oan, bị chết trong vụ này không phải là một chủ đích của Đảng Lao Động VN khi ấy. Đó là hậu quả của một sai lầm khủng khiếp mà sau đó, Đảng đã phải công khai xác nhận. Tôi cho rằng vụ thảm sát khủng khiếp nhất của giai đoạn sau Hiệp định Geneve năm 1954 là "chiến dịch chống cộng, tố cộng, diệt cộng" theo Luật 10/59 của Ngô Đình Diệm thực hiện ở miền Nam.
chỉ có loại cầm thú mới mới dùng khoa ngôn xảo ngữ để bào chữa cho kẻ đã giết đồng bào của mình, chà đạp danh dự của dân tộc, những kẻ chỉ vì vài đồng đồng tiền lẻ mà bán danh dự nhân phẩm thì không xứng đáng sủa bậy lu son ạ.
Trả lờiXóaQuả là dư luận thiếu thông tin về "quỹ tín thác"... nên ném đá bà Ninh ghê quá! Nếu biết về vai trò của hai vợ chồng con gái NTT NTD ở đó, không hiểu dư luận sẽ như thế nào? CQ Mỹ quả là có đã có dự định sâu xa trong v/đ này. Chúng ta chờ xem tín hiệu tốt hay xấu sẽ rõ hơn...nhìn từ ĐẠI CỤC!
Trả lờiXóaHì, Em cứ nói leo cho đỡ nóng 40 đô ấy mà!
Có thể coi việc thành lập FUV ở VN là một hiện tượng hiếm hoi chưa từng có tiền lệ trong quan hệ quốc tế giữa hai QG, hai hệ thống chính trị trước đây vốn là kẻ thù không đội trời chung.Và dĩ nhiên, bên cạnh những nhượng bộ cần thiết,mỗi bên đang và sẽ theo đuổi những mục tiêu riêng không thể công khai nói thành lời.
Trả lờiXóaNhìn từ góc độ đó,chúng ta mới có thể lý giải những phức tạp nảy sinh trong quá trình biến một dự án đầy hấp dẫn này thành hiện thực bền vững. Theo tôi v/đ cốt lõi không phải là nguồn tài chính 20 triệu đô mà là định hướng về nội dung của chính nhà trường. Hiện chúng ta còn quá ít thông tin về điều này nhưng theo tác giả thì đó sẽ là những nội dung mang tính "khai phóng", không định trước,không theo sách giáo khoa của VN, thậm chí còn mới cả với thế giới. Liệu những bài giảng của cá vị Gs có đụng đến những v/đ "nhạy cảm" mà Chính quyền VN muốn tránh né, thậm chí rất kinh sợ? Nếu có thì sẽ xử lý ra sao? chả lẽ lại đóng cửa luôn? Ngược lại, nếu phía VN đồng ý cho phép FUV muốn tự do giảng bài gì cũng được miễn là có cơ sở khoa học- thực tiến để thuyết phục sinh viên thì quả thật, đây là một bước tiến lớn về phía dân chủ hóa đất nước nhằm "khai dân trí, chán dân khí".
Sau khi đặt v/đ về định hướng nội dung, mới bàn đến v/đ nhân sự. NHư một cái Còm ngắn, tôi đã nêu cảm tưởng rằng Bà Ninh thuộc loại hám danh chạy theo cái danh hão và vụ lợi cay cú vì dự án trường ĐH tư thục riêng không thành.Những thông tin bài này củng cố thêm sự thật đó. Và đây cũng chính là nguyên nhân khiến bà ta bị ném cả trứng thối với những ngôn từ rất ..bẩn. Bây giờ lại xuát hiện thêm những bà nọ ông kia đều đang dính líu đến nhiều chuyện chẳng lành. Điều này khiến tôi hơi hoài nghi tính hiện thực và tính bền vững của FUV.
Về các cuộc thảm sát, nếu nhìn từ bản chất cuộc chiến sau 1954 dưới góc độ "lợi ích dân tộc" thì bên nào cũng phạm những tội ác không thể tha thứ, chả ai tốt đẹp hơn ai.
Giờ đây, nên gác lại quá khứ, đất nước đã đến lúc phải "diễn biến hòa bình" để tồn tại và phát triển; không có con đường nào khác.