Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

98 TUỔI ĐỜI, LÃO TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH VẪN TIÊN PHONG ?

BĐH- Hiện nay " Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân" ta đang hưởng ứng lời kêu gọi đóng góp ý kiến ( chứ không phải trưng cầu dân ý nhé ), vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp . Bằng nhiều con đường nhiều ý kiến đã được gửi lên "Trên" ). Nhưng có lẽ sôi nổi, thẳng thắn và cũng quyết liệt nhất phải kể đến "báo mạng" . Dưới đây là ý kiến của lão tướng khả kính Nguyễn Trọng Vĩnh .  
Trong tình hình hiện nay, phải tâm huyết, sáng suốt và dũng khí  như thế nào mới giám phát biểu công khai như thế . Thật đáng kính trọng ! . Xin mời đọc :

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Không cần ghi điều 4 vào Hiến pháp

images
 

 Trong thời kỳ vận động cách mạng lật đổ ách thực dân Pháp giành lại độc lập tự do cho dân tộc, Đảng Cộng sản không có chút quyền hành nào, Không điều nào quy định cho Đảng được quyền lãnh đạo, thế mà Đảng vẫn lãnh đạo được dân, dân tự giác theo sự lãnh đạo của Đảng làm Cách mạng tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Trong 2 cuộc kháng chiến vì độc lập thông nhất Tổ quốc cũng vậy. Chỉ cần Đảng có chính nghĩa, trong sạch, thực sự vì nước, vì dân, thực thi dân chủ trong mọi lĩnh vực làm cho nước mạnh, dân giầu, thì tự khắc dân sẽ tự nguyện theo sự lãnh đạo của Đảng, Không cần ghi điều 4 vào Hiến pháp.
Hp1
 Về Sở hữu đất đai: Không tước đi cái quyền “sở hữu ruộng của người cày”
Trước đây, trong thời kỳ vận động cách mạng, Đảng đã nêu khẩu hiệu: “Người cày có ruộng” hợp với nguyện vọng tha thiết của nông dân, đã động viên được hàng triệu, hàng triệu nông dân thành sức mạnh to lớn cống hiến cho cách mạng thành công. Nay lại khẳng định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” là tước đi cái quyền “sở hữu ruộng của người cày”, hóa ra Đảng đã phản bội lại khẩu hiệu đã hứa với họ hay sao?
 Hp2
Về lực lượng vũ trang: Điều 70 phải ghi là “Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ Quốc Việt Nam”
Đối với bất kỳ quốc gia nào, lực lượng vũ trang sinh ra là để bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ấy. Bất kỳ đảng phái nào lên nắm quyền, lực lượng vũ trang vẫn là lực lượng chung của dân của nước, không thuộc tổ chức hoặc cá nhân nào. Đối với nước ta cũng vậy, lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, nó có nhiệm vụ phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc như lời Hồ Chủ tịch đã nói năm 1946: “Quân đội nhân dân Việt Nam trung với Nước, hiếu với Dân…”. Chúng tôi không đồng ý với điều 70 của dự thảo, và đề nghị phải ghi là: “Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ Quốc Việt Nam”.
Hp3

5 nhận xét:

  1. Thật khâm phục và tỏ lòng kính trọng nhà yêu nước hoạt động cứu nước lão thành từ sớm ( ngày trước hay gọi là còn trong bóng tối); vị tướng của quân đội từ ngày vệ quốc; nhà ngoại giao ở nước địch mà không làm nhục mệnh nước. Đến nay dù tuổi cao như thế mà chí khí cách mạng vẫn kiên trung với dân với nước. Hiếm có tấm gương sáng như bác .

    Trả lờiXóa
  2. Từ ngày CMT8 thành công cho đến nay, nước ta đã có 4 bản hiến pháp. Trong đó hiến pháp 1946 được coi là hiến pháp của Bác Hồ. Hiến pháp 1946 cũng là tiêu chí của CMT8 . HP 1946 tuy không thiết kế một nhà nước hoàn toàn theo mô hình “tam quyền phân lập”, nhưng hiến pháp 1946 đã không hề có bóng dáng của nhà nước Xô viết. Tuy nhiên chiến tranh nổ ra chỉ một tháng mười ngày sau khi Hiến pháp 1946 được Quốc hội thông qua. D0 đó bản Hiếnpháp vì thế chưa được công bố
    Hiến pháp 1959 đã ra đời sau khi Bác Hồ đi dự Hội nghị các đảng cộng sản và phong trào công nhân quốc tế tổ chức vào tháng 11-1957 tại Moscow, cùng ký “Tuyên bố chung” thừa nhận: “Kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản có ý nghĩa nguyên tắc đối với toàn bộ phong trào cộng sản quốc tế”.
    Hiến pháp 1980 thực chất là một bản Hiến pháp 1959 nâng cao theo hướng “nhà nước chuyên chính vô sản”. Nhưng hiến pháp 1980 trở thành một bản hiến pháp “đoản mệnh” vì Từ tháng 3-1989, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khóa VI, bắt đầu đặt vấn đề: “Cần rà soát lại các văn bản pháp quy hiện hành (kể cả Hiến pháp), bổ sung và sửa đổi những điểm cần thiết theo tinh thần đổi mới”. Ngày 30-6-1989, Nghị quyết Trung ương 6 đã được Quốc hội Khóa VIII triển khai với tinh thần cải cách cao hơn: Sửa đổi Hiến pháp 1980 “một cách toàn diện”. Cũng trong kỳ họp ấy, Quốc hội quyết định thành lập Ủy ban Sửa đổi Hiến pháp, cử ông Võ Chí Công làm chủ tịch và bản hiến pháp 1990 đã ra đới.
    Trong đợt đóng góp ý kiến cho hiến pháp lần này, đề nghị công bố cả 4 bản hiến pháp để nhân dân rộng đường suy nghĩ và có những đóng góp tốt hơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chưa có điều kiện và đủ nhẫn nại để đọc toàn văn đủ cả 4 bản nhưng xin hãy đọc bài khảo cứu rất khoa học của bạn TS Xuân Hoài trên Tia sáng và đình làng này sẽ có thể nắm vài ý cốt lõi ( người tàu khoái xài từ này) về hành trình tiến thoái của 4 bản.

      Xóa
  3. Ý kiến của KỳGai rất xác đáng. Muốn góp ý kiến vào bản Hiến pháp hiện hành thì trước hết hãy cho dân đọc và hiểu hết ý tứ của các bản Hiến pháp cũ đã ra đời trong những thời điểm lịch sử khác nhau . Gần đây trên mạng xuất hiện nhiều ý kiến xung quanh sửa đổi Hiến pháp rất đáng suy nghĩ. Bức xúc nhất là điều 4 và các quyền của dân như quyền sở hữu ruộng đất, các quyền tự do dân chủ theo tinh thần Bản tuyên ngôn Nhân quyền của LHQ. Càng đọc càng thấy "sáng" ra rất nhiều vấn đề !

    Trả lờiXóa
  4. Đúng là dân ta còn ít người biết về HP 46, lại càng không quan tâm lắm đến các HP sau này vì tất cả đã có " Đường lối của Đ, NG Quyết TW " đưa đường chỉ lối..Hậu quả là trình độ dân trí về một XH pháp quyền còn rất thấp so với thế giới đương đại.. Giờ đây tôi thấy có mấy luồng ý kiến như sau về điều 4 .-. Giữ nguyên, thêm vài chi tiết ( như bản dự thảo ) -. Vẫn giữ nhưng đưa Đ vào khuôn phép ( Bài tham khảo trên Blog của tôi ) - Bỏ hẳn ( Ý cụ Vĩnh và nhiều trí thức ). Trong số này có hẳn một bản HP hoàn toàn mới, không dựa vào bản sửa đổi cũng như các bản khác.( xem trên Ba Sàm ) . Như vậy , việc đóng góp ý kiến lần này dù sao cũng đạt được một kết quả đáng mừng : dóng lên tiếng chuông pháp quyền, khiến cho nhân dân thức tỉnh về quyền lợi của chính mình. Tuy nhiên, phân tích tình hình XH một cách khách quan, gạt bỏ tình cảm bức xúc, tôi cho rằng, đa số nhân dân lao động vẫn còn thờ ơ với thời cuộc, không có nhu câù tìm hiểu về HP,PL, bỏ hay không bỏ điều này điều kia. Chỉ cần " Đảng và CP " đảm bào cho họ cơm ăn áo mặc, điện đường trường trạm, mất mùa được cho ít gạo , tiền v.v.thế là được, không yêu cầu cao xa.Nông dân một số nơi có bất mãn, chống đối khiếu kiện v.v. nhưng cũng chỉ xuất phát từ lý do thiệt thòi trong đền bù đất đai, tức nguyên nhân kinh tế, chưa phải là ý thức chính trị.. Khi lực lượng này còn đứng ngoài thì mọi cuộc đấu tranh đều chưa thể gây được sức ép cần thiết đối với cường quyền. Tầng lớp trí thức, doanh nhân, nhiều cản bộ đảng viên, cả những người lão thành có công hầu hết đều không hài lòng với thể chế , mô hình hiện tại, rất muốn thay đổi. Tuy nhiên lực lượng này khá phân tán, thậm chí phân hóa sâu sắc. Những người thực sự vì nước vì dân muốn bỏ điều 4 nhưng vẫn giữ chế độ, chỉ đấu tranh để nó tốt lên. . Số khác , nhất là kiều bào , người chế độ cũ v.v.lại muốn xóa bỏ triệt để , lật đổ tuốt tuột , làm lại từ đầu v.v.Đáng chú ý là lực lượng trung thành với thể chế vẫn còn mạnh. Họ gắn bó lợi ích với chế độ, với chức tước, địa vị, sổ hưu .v.v nên cố sống cố chết giữ nguyên mọi thứ, chỉ cải tổ chút ít cho dân đỡ bức xúc, rồi đâu lại vào đấy. Điều này khác khá xa với tình hình LX và các nước Đông Âu trước đây. Tôi cũng mạnh dạn nói lên ý này : một bộ phận không nhỏ bộ máy Đảng Chính quyền hiện nay đang từng bước co cụm để bảo vệ lợi ích nhóm và liên nhóm, không còn là CS nũa ! Họ đang dần biến thành lực lượng phản động đội lốt CS, Nhân dân để tranh thủ vơ vét . Xóa bỏ điều 4 thực chất là xóa bỏ bọn này...vậy là cuộc đấu tranh sống còn sẽ diễn ra lâu dài, chưa đến hồi kết thúc ,dù HP mới có ra đời cũng chỉ là sự thỏa hiệp tamj thời mà thôi.

    Trả lờiXóa