Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

Trung Quốc bác yêu cầu của Việt Nam, không rút giàn khoan 981


Tàu Trung Quốc xịt vòi rồng, không cho vào tàu Việt Nam tiến gần đến khu vực giàn khoan 981 hoạt động ngày 8/5/2014.
Tàu Trung Quốc xịt vòi rồng, không cho vào tàu Việt Nam tiến gần đến khu vực giàn khoan 981 hoạt động ngày 8/5/2014.
Trung Quốc hôm 8/4 bác yêu cầu lần thứ hai của Việt Nam trong năm đòi Bắc Kinh rút giàn khoan và hủy các kế hoạch thăm dò dầu khí tại các vùng biển chưa phân định rõ chủ quyền ở Biển Đông.
Giàn khoan Hải Dương 981 trị giá 1 tỷ đôla của Bắc Kinh từng là tâm điểm căng thẳng ngoại giao Việt-Trung hồi năm 2014 khi Bắc Kinh kéo vào hoạt động trong vùng biển Hà Nội nói thuộc chủ quyền Việt Nam, khơi mào các cuộc biểu tình bạo động bài Trung trên cả nước, khiến nhiều người bị bắt, bị tuyên án và dẫn tới vài trường hợp người Việt trong và ngoài nước tự thiêu phản đối Trung Quốc. 
Việt Nam nói từ tối ngày 3/4, giàn khoan này di chuyển vào khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ để tác nghiệp, nơi hai nước Việt-Trung đang đàm phán phân định lãnh hải. 
Tại cuộc họp báo hôm qua 7/4, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Hải Bình, tuyên bố ‘Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ kế hoạch khoan giếng và rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi khu vực này, không có thêm các hành động đơn phương làm phức tạp thêm tình hình và có những đóng góp thiết thực cho hòa bình, ổn định ở Biển Đông’.
Ông Bình nói Việt Nam bảo lưu tất cả các quyền và lợi ích pháp lý đối với khu vực này ‘bằng tất cả các biện pháp hòa bình được luật pháp quốc tế cho phép để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp đó’.
Người phát ngôn cũng cho biết thêm rằng chiều ngày 5/4, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối.
Đáp phản ứng của Việt Nam, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay khẳng định công tác của giàn khoan 981 là hoạt động thăm dò thương mại bình thường nằm trong vùng lãnh hải không có tranh chấp thuộc chủ quyền của Bắc Kinh.
Không nêu đích danh Việt Nam, ông Hồng Lỗi nói ‘Chúng tôi hy vọng bên liên quan có quan điểm khách quan và hợp lý về vấn đề này’.
Hà Nội trong năm nay đã hai lần lên tiếng phản đối hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 ở Biển Đông, lần đầu hồi tháng Giêng, giữa bối cảnh ban lãnh đạo của Việt Nam thay đổi nhân sự mới.
Giới lãnh đạo Việt Nam lâu nay bị chỉ trích là ‘nhu nhược, yếu ớt’ trước những sự lấn lướt ngày càng ‘hung hăng, ngang ngược’ từ Bắc Kinh, yếu tố góp phần làm gia tăng sự bất mãn và mất niềm tin nơi công chúng vào đảng và nhà nước Việt Nam.
Nhiều người trông chờ hành động kế tiếp của Việt Nam sau khi những yêu cầu và phản đối ngoại giao bị Trung Quốc bác bỏ.
Theo Reuters, AP.
(VOA)

1 nhận xét:

  1. Nguyễn Ngọc Hùng15:25 11/4/16

    Tôi đã một vài lần nêu ý kiến rang: TQ, cũng như Nga, sẽ còn lấn tới hơn nữa trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ Obama (đến tháng 1/2017). Qua "thử thách" với Obama suốt từ 2009 đến nay, TQ và Nga đều khẳng định bản chất của Obama là không dám đụng chạm với bất cứ đối thủ nào, dù là lớn hay nhỏ; bởi sợ phải lao vào xung đột vũ trang. Thế là TQ và Nga liên tục lấn tới trên quốc tế, nhất là trong nhiệm kỳ 2 của Obama.
    TQ và Nga cũng biết rang người sẽ thay Obama từ đầu năm 2017, dù là "Dân Chủ" hay "Cộng Hòa", cũng không hành xử "nhũn nhặn" như Obama. Bởi thế, Obama còn ngày nào, thì TQ và Nga còn phải tích cực tận dung mà lẫn tới! Khi có tổng thống Mỹ khác lên thay, cứng rắn hơn, thì đã bị đặt vào "tình trạng đã rồi"!
    VN phải hành xử ra sao để hạn chế sự ngông cuồng của TQ từ nay đến khi có TT mới của Mỹ vào đầu năm 2017???

    Trả lờiXóa