Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

ĐẾN HUẾ LÀM VUA và BÀI THƠ DU LỊCH

 BĐH-Trên trang Blog của KyVinhHung có bài thơ mới toanh do chính chủ nhà sáng tác tựa đề là BÀI THƠ DU LỊCH". Theo Mõ tôi cái tựa này nghe hiền quá, chưa đạt tới "cực điểm sướng", bởi nội dung bài thơ này không chỉ nói chuyện nhố nhăng, phạm thượng của những người có trách nhiệm bảo vệ sự tôn nghiêm của cố đô Huế và các Vương triều đáng tự hào của VN. Vậy tác giả KyVinhHung gửi gắm điều gì trong sáng tác của mình ? Bài thơ ở cuối entry này. Nhưng trước khi đến đó xin hãy đọc Bản tin du lịch Huế ngay sau đây do chính người trong ngành DL Đà Nẵng viết .
Dịch vụ cơm cung đình.
Khách sạn Hương Giang là nơi đầu tiên ở Huế khôi phục lại các món ăn cung đình Huế.

Khách sạn có nhà hàng cung đình riêng chuyên phục vụ cơm cung đình, cơm vua. Khi dùng cơm cung đình, quý khách không chỉ được mặc trang phục vua, hoàng hậu, quần thần, các hoàng tử, công chúa, các công tần, mỹ nữ hầu hạ mà còn được nghe chính mệ Hiền, cháu nội vua Thành Thái giới thiệu các món ăn, nghi lễ cung đình trong triều Nguyễn.

Không biết ai là người đầu tiên có ý tưởng mở ra dịch vụ làm vua, để đến nay dịch vụ này thu hút khá đông du khách khi ghé thăm đại nội. Ai cũng dành mươi phút, nửa giờ để vào vai nhà vua, choàng áo hoàng bào, mũ miện, ngồi chễm chệ trên ngai vàng có các cung tần, mỹ nữ hầu hạ và chụp vài kiểu ảnh để làm kỷ niệm một lần đến Huế. Dịch vụ này được tính vào giá thành của một bức ảnh. 30.000 đồng cho cảnh làm vua hay hoàng hậu. Nếu có cả các quân thần hầu hạ thì phải trả tiền cho các diễn viên đóng thế. Bức ảnh này có giá 80.000 đồng. Nếu ngồi trên kiệu rồng có cả đám quân thần đưa rước trên đường đi đến điện Thái Hoà thì bức ảnh này có giá 100.000 đồng. Kể ra thì cũng dễ chịu và thích thú. Nếu đi du lịch cả nhà mà vào cảnh một vương gia thì vui hết cỡ.

Làm vua thì phải biết ăn cơm kiểu vua chứ. Dịch vụ cơm vua cũng có ngay. Ngày xưa, các món vua ăn như thế nào thì nay đều có lại như thế ấy. Khung cảnh một bữa cơm của nhà vua như thế nào đều được tái hiện như vậy. Dịch vụ này bây giờ cũng khá nở rộ ở Huế để phục vụ khách du lịch. Cơm vua ở Khách sạn Hương Giang, khách sạn Bờ Sông Thanh Lịch, Khách sạn Thuận Hoá, Khách sạn Xanh… và cả trên thuyền rồng giữa dòng sông Hương.

Thế này thì đến Vua Bảo Đại sống dãy cũng phải gọi bằng ...cụ !

Địa chỉ:  Khách sạn Hương Giang 51 Lê Lợi, Huế.
(Tổng hợp Caibatvang.com)

Bài thơ du lịch

KyVinhhHung
 (Theo lời kể 1 người bạn) 
Mới rồi, vào Huế làm vua
Ngai vàng xưa, hóa trò đùa thời nay
Lên ngôi như trở bàn tay
Bỏ tiền mua, được khoác ngay áo bào
Tưởng mình  trong sạch thanh cao
Ngồi trên thiên hạ, hô hào thần dân
Nào hay bùn đất đầy chân
Tài năng đức độ cũng ngần ấy thôi
Vàng son cũng thể chỗ ngồi
Giàu sang cũng thoảng một đời gió bay
Người lên kẻ xuống đổi thay
Chỉ lo tranh ghế có ngày tan xương!…

6 nhận xét:

  1. Qua bài thơ này, cụ KVH đến Huế là cái chắc rồi, nhưng có "làm vua" không thì chưa rõ ? Bởi câu thơ đầu: Mới rồi ,vào Huế làm vua / thì tôi tin là cụ dã làm vua; nhưng đến câu cuối thì dường như cu hãi: Chỉ lo tranh ghế có ngày tan xương ! Có chăng lúc đầu cụ cũng muốn làm vua nhưng sau thì hãi ? Hay đã làm vua xong rồi mới hãi ?
    Dịch vụ "mời ngồi ngai vua mặc áo hoàng bào " này đã có từ khá lâu. Năm 2006 chúng tôi cũng đã đến cố đô và cũng đã được chào mời nhưng tôi &bà xã luôn chỉ làm DÂN không ham ngôi vua (dầu chỉ là để có tấm ảnh) nên nay đọc bài thơ này vừa mừng vừa tiếc, tiếc vì mình chưa một lần làm vua,mừng vì không sợ bị tan xương.
    Chúc cụ KVH thêm nhiều bài thơ hay.Cảm ơn LSQL nêu lên bài thơ Du lịch nói trên.

    Trả lờiXóa
  2. Nếu có quyền trong lĩnh vực này tôi kiên quyết ...dẹp trò " làm vua" nhảm nhí này ! Theo tôi, các vương triều Đại Việt ta cần được tôn thờ ( trừ 1 vài vị có vấn đề mà lịch sử đã phán xét ). Nếu cần bày trò để moi tiền du khách thì làm ở ngoài hoàng cung, tuyệt đối không được bôi nhọ những giá trị văm hóa như thế này . Còn 4 câu thơ cuối :
    Vàng son cũng thể chỗ ngồi
    Giàu sang cũng thoảng một đời gió bay
    Người lên kẻ xuống đổi thay
    Chỉ lo tranh ghế có ngày tan xương!…
    Thì ai cũng biết tác giả muốn nói gì !

    Trả lờiXóa
  3. Tôi được biết Cụ HC là người suy nghĩ sâu sắc và khá "THÂM NHO" nên có lẽ cụ mượn chuyện Du lịch làm cớ để muốn nói lên "một cái gì khác" có tầm vĩ mô và sâu xa hơn.

    Cụ Kỳ ở Phố Vĩnh Hưng
    "Chuyện gần" mà lại có tầm... VĨ MÔ.
    Chuyện rằng: Du lịch ba lô
    Có tiền là được "làm Vua" tức thì.
    Suy ra thấy thật là ..."kỳ"
    Tài hèn, đức mọn vẫn lì... làm Vua.
    Chỉnh đốn cũng chẳng ăn ... thua
    Tham nhũng giữ ghế vẫn chưa... hạ màn.

    Trả lờiXóa
  4. Em xin tiếp:
    Còn ai hãi vãi mật vàng
    " Hòa bình diễn biến" sợ quàng sợ xiên
    Còn dân giữ đất mẹ hiền
    Không dân đất biển mất liền chẳng chơi!

    Trả lờiXóa
  5. Tiền nhiều thì được làm vua,
    Tiền ít, thì chắc là thua mất rồi,
    Thủ đô văn hiến bao đời,
    Trăm triệu - công chức ghế ngồi quyền uy,
    Ở đời có luật thu chi,
    Bỏ ra thì phải kiếm gì nhét vô.

    Trả lờiXóa
  6. Mỗ tôi có đến Huế hồi cách đây dững mấy năm trước, nên chưa có dịp làm VUA, vả lại cũng giống như nhiều cụ làng ta ,cứ thấy nó bôi bác thế nào. Đến quan thật còn chẳng thiét làm nữa là sắm vai vua giả.. Ở các nước văn minh, các kỷ vật của quá khứ như ngai vua, đồ dùng cung đình v.v. được đưa vào bảo tàng để mọi người chiêm ngưỡng, suy tư, không phải ai cũng sờ mó, ngồi vào với vẻ đắc chí rất tầm thường.Bởi vậy, hết sức tán đồng ý kiến cụ Ca. Cần tìm ra chiêu khác văn hóa hơn để moi tiền du khách chứ không thể bằng cách hạ thấp giá trị LS dân tộc. Cũng từ cái hình tượng chiếc ghế mà ngẫm ra cái sự đời, đúng như cụ Ba , cụ KG , Song Thu phán , ba cái ghế có quyền hành nhân dân để hái ra tiền đang trở thành tâm điểm của cuộc đấu trong cái lò lửa vừa được ông Tổng nhóm lên.
    Năm sớm, mong Làng ta cứ giữ được hơi ấm cuộc đời như mấy bài vừa qua. Xin có vài lời trình báo.

    Trả lờiXóa