Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

ĐÃ ĐỦ CHỨNG CỨ PHÁP LÝ ĐƯA TRUNG QUỐC RA TÒA

Thời điểm đã chín muồi để Việt Nam đưa Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế nhằm đòi chủ quyền lãnh thổ trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông, theo một luật gia, cựu quan chức Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam từ Hà Nội.
Hôm 10/1/2013, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển, nguyên Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ nói với BBC ông tin rằng Việt Nam đã có đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử để đòi chủ quyền trên các quần đảo.
Vấn đề hiện nay theo luật gia này là chính phủ Việt Nam phải có 'đủ bản lĩnh' và tỏ ra 'mạnh mẽ hơn' để tiến hành hành động pháp lý.
Luật gia cũng gợi ý Việt Nam có thể khởi đầu bằng việc tham khảo cách làm của Philippines để đưa hồ sơ đòi chủ quyền và các bằng chứng, khiếu nại về chủ quyền lên Tòa án Quốc tế về Luật Biển.

'Nay là thời điểm'

Ông Giao nói: "Chính quyền Việt Nam hiện nay, với nguyện vọng của dân tộc, nhân dân Việt Nam hiện nay, mạnh mẽ hơn nữa, tôi nghĩ thời điểm này, đã đến lúc cần phải mạnh mẽ hơn và cần phải khẳng định cái bản lĩnh của dân tộc Việt Nam đứng trước một nguy cơ xâm phạm bờ cõi Tổ tiên để lại,
"Thời điểm này là thời điểm đã cần thiết phải đứng ra rồi. Cần thiết phải có những động thái về mặt chính trị, pháp lý mạnh mẽ hơn nữa trong quan hệ quốc tế đối với Trung Quốc..."
"Cụ thể hồ sơ về Hoàng Sa, Trường Sa, các nhà nghiên cứu lịch sử, cũng như các chuyên gia pháp luật đều có những nghiên cứu và đều có đánh giá chung rằng về căn cứ pháp lý về chủ quyền lãnh thổ, Việt Nam hoàn toàn đầy đủ căn cứ pháp lý,
"Về mặt lịch sử, về mặt pháp lý, cũng như về mặt chiếm hữu thực sự hữu hiệu, dưới góc độ công pháp quốc tế là hoàn toàn Việt Nam có đủ căn cứ và Việt Nam có thể hoàn toàn yên tâm," ông nói với BBC.


PGS. TS. Hoàng Ngoc Giao nói VN nên theo Philippines sử dụng Tòa án Luật Biển Quốc tế để đấu tranh
PGS. TS. Hoàng Ngoc GiaoTheo nhà luật học, để đương đầu với khả năng Trung Quốc bác bỏ đàm phán, từ chối hợp tác trong tranh tụng và né tránh xuất hiện trước Tòa án Công lý Quốc tế, Việt Nam cần tham khảo kinh nghiệm của Philippines trong xử lý tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.
Ông nói: "Việt Nam cũng có thể có những động thái về mặt pháp lý tương tự như Philippines, để đưa ra Tòa án về Luật Biển Quốc tế theo cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật Biển Quốc tế 1982."
Tòa án này, theo ông Giao, đã tiếp nhận hồ sơ thưa kiện của Philippines theo một cơ chế 'hòa giải bắt buộc' vốn chấp nhận một trong các bên có tranh chấp, khiếu nại về chủ quyền biển đảo được đệ trình đơn và hồ sơ khiếu nại của mình, mà không đòi hỏi phía bị thưa kiện cũng phải đồng thuận hay không, như theo một nguyên tắc và cơ chế xử lý của Tòa án Công lý Quốc tế mà Trung Quốc vẫn dựa vào đó để né tránh ra tòa.

'Cứt trâu hóa bùn'

Về khả năng và căn cứ pháp lý đòi lại chủ quyền của Việt Nam riêng với Hoàng Sa, sau 40 năm Trung Quốc tấn chiếm quần đảo này từ tay Việt Nam Cộng Hòa, Giáo sư Nguyễn Đăng Dung từ Đại học Quốc gia nói:
"Các chứng cứ pháp lý về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa chắc chắn hơn những nơi khác, bởi vì cứ liệu theo tôi nghiên cứu Việt Nam có thủ đắc lãnh thổ về chủ quyền với Hoàng Sa sớm hơn tất cả các nước khác, kể cả Trung Quốc, kể cả bằng chứng lịch sử nhiều hơn về thủ đắc lãnh thổ thực thụ."
Chuyên gia từng tham gia nghiên cứu các chủ đề về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông từ 20 năm về trước cho rằng Việt Nam đã 'hơi muộn' nếu ngay bây giờ bắt đầu đệ trình các hồ sơ đòi chủ quyền lên các tòa án quốc tế.
Ông nói: "Quan điểm của tôi là đưa càng sớm càng tốt, chiếm cứ lãnh thổ càng để lâu thì sẽ càng tốt cho người cưỡng chiếm, theo tôi nghĩ, cứ liệu của Việt Nam với Hoàng Sa là chắc chắn,
"Việt Nam có dám đưa hay không, đấy là vấn đề. Về thời điểm, tôi nghĩ càng đưa sớm càng tốt, Việt Nam càng để chậm thì sự cưỡng chiếm của người ta càng có hiệu lực hơn. Tôi nghĩ bây giờ đưa ra cũng đã là chậm rồi. Việt Nam có câu càng để lầu 'cửt trâu hóa bùn'.
Trong một trao đổi với BBC từ trước về công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 14/9/1958 liên quan một tuyên bố về hải phận của Trung Quốc, Giáo sư Monique Chemillier Gendreau từ Pháp cho rằng Việt Nam đã có đủ căn cứ pháp lý, lịch sử về chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa.
GS Nguyễn Đăng Dung cho rằng VN đã để quá muộn khi vẫn chưa đưa vụ Hoàng Sa ra tòa quốc tế
GS Nguyễn Đăng DungTheo chuyên gia về công pháp quốc tế này, Việt Nam cần có những bước đi thích hợp, tận dụng sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và có những hành động không chậm trễ vì "Trung Quốc trong nhiều năm đã có sự chuẩn bị ráo riết về dự luận quốc tế, trong khi không ngừng tranh thủ, lobby ở nhiều diễn đàn quốc tế và khu vực."
Hôm thứ Sáu, PGS. TS Hoàng Ngọc Giao nói với BBC về các động thái, chiến thuật của Trung Quốc ở các vùng biển khu vực, trong đó có Biển Đông và đưa ra khuyến nghị với Việt Nam.
Ông nói: "Hành vi của Trung Quốc trong những năm gần đây là họ đang dùng sức mạnh nước lớn và họ đang muốn thay đổi trật tự quan hệ quốc tế trong khu vực, do đó không chỉ đối với Việt Nam, mà đối với Nhật Bản và các nước khác trong khu vực,
"Họ cũng có những động thái xé rào, phá bỏ những luật lệ, các nguyên tắc quan hệ đã được thiết lập từ thế kỷ trước đến nay, thậm chí họ không tôn trọng Công ước Luật Biển 1982, mặc dù họ đã ký, cam kết, nhưng việc họ đưa ra 'đường lưỡi bò' không có một căn cứ nào phù hợp với luật quốc tế, trật tự quốc tế, trật tự pháp lý quốc tế hiện nay."
Theo nhà luật học, Trung Quốc đã có những 'bước đi' mà theo ông đã thể hiện 'tham vọng đế quốc và bá quyền', 'muốn lập lại trật tự trong khu vực' khi tuyên bố 'vùng thông báo bay hay kiểm soát bay' ở Biển Hoa Đông và gần đây quy định tàu đánh cá nước ngoài đi vào một khu vực hơn 2/3 Biển Đông cũng phải 'xin phép thì mới được đánh cá."
"Xử lý các vấn đề này Việt Nam theo tôi không đơn độc, Việt Nam có các nước Asean, Việt Nam có luật pháp quốc tế, Việt Nam có những mối quan hệ đang ngày càng phát triển với Nhật Bản, với Hoa Kỳ, Việt Nam cần tăng cường hơn nữa quan hệ quốc tế đa phương và phải có bản lĩnh, quan trọng là phải có bản lĩnh.

Ngoại trưởng Phạm Bình Minh nói VN đấu tranh chống 'ngăn cản' cư dân trên chính vùng biển của mình
"Dù mối quan hệ chính trị hiện nay giữa Việt Nam và Bắc Kinh như thế nào, nhưng đất đai của tổ tiên, bờ cõi của tổ tiên, cần phải được gìn giữ như ông cha ta đã làm."
Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng Phạm Bình MinhThứ Sáu tuần trước, hôm 3/1/2013, trong cuộc trao đổi với Đài Tiếng Nói Việt Nam, nhìn lại công tác đối ngoại trong năm 2013 và bình luận 'trọng tâm công tác đối ngoại' của Việt Nam trong năm mới, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam ông Bấm Phạm Bình Minh không nhắc tới vấn đề đòi chủ quyền với Hoàng Sa và các nơi khác trên Biển Đông.
Ông nói: "Về vấn đề Biển Đông, trong năm 2013, chúng ta tiếp tục duy trì được môi trường ổn định ở Biển Đông. Trong năm 2013, một mặt chúng ta đấu tranh bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, đồng thời đấu tranh chống lại các biện pháp ngăn cản ngư dân của chúng ta trên các vùng biển của Việt Nam...
"Hiện nay trong ASEAN xu hướng chung là đều muốn xây dựng được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với Trung Quốc. Vai trò của Việt Nam trong COC rất quan trọng. Năm 2012, khi là điều phối viên của ASEAN – Trung Quốc, Việt Nam đã cùng các nước xây dựng được các thành tố cơ bản về COC. Trên cơ sở những thành tố đó thì ASEAN và Trung Quốc sẽ tiếp tục thảo luận về Bộ quy tắc này," Ngoại trưởng Phạm Bình Minh được trích thuật nói.
Nguồn : Theo BBC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét