Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

Ts Xuân Hoài : LINH HỒN LÀ GÌ ?

BĐH- Mõ Làng vừa nhận được E-mail của cụ TS Xuân Hoài gửi Làng ta, nguyên văn như sau đây:
Chào các bạn !
Tết đang đến cổng rồi, Chắc mọi người đang bận rối rít.
XH xin tặng quý Cụ câu chuyện chuẩn bị cho TẾT, Xin bảo đảm không đọc thì...thôi.
Bài đinh này đăng trên số tết TIA SÁNG rồi , nhưng BBT chờ bán hết báo đã (hết thật rồi) mới chịu cho lên mạng, lúc chiều nay. Bài khá dài, cụ nào không ngại mỏi mắt (Bảo đảm đã đọc thì sẽ đọc hết , không dừng được đâu) thì vào link này:  
 http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=111&CategoryID=2&News=7174
Cụ nào sợ mỏi mắt thì XH tôi đã chia đôi ra để đọc dần, xin mời vào 2 links này:
http://trangiapho.blogspot.com/2014/01/vi-sao-53-la-nam-han.html
Nếu các Cụ ưng ý thì xin cho XH một chỗ trên đình làng ta để làm quà Tết nghèo vậy.
Có lẽ trên đình làng thì nên dùng bản đã chia làm hai phận.
Mong các cụ PR cho và tha hồ ném đá XH, càng nhiều càng ít !
Chúc các cụ vui tết cùng con cháu như chưa từng vui như vậy bao giờ !
Thân chào

BĐH- Xin hoan nghênh cụ Xuân Hoài đã tích cực gửi bài về Làng góp chuyện vui, nhân dịp đón  Xuân mới . Bây giờ mời các cụ Click vào các đường link trên để xem cụ Xuân Hoài  giải thích : LINH HỒN LÀ GÌ ? !  

8 nhận xét:

  1. Nặc danh15:43 26/1/14

    Cảm ơn Mõ Làng đã niêm yết lên đình làng đón hội xuân. Không biết các Cụ đã ra đình làng chưa, nhưng XH tôi từ hôm qua đã nhận được nhiều câu hỏi của độc giả, đặc biệt là phái Nữ. Xin mạn phép trích ra vài câu hỏi thú vi và trả lời của XH , có thể các cụ cũng quan tâm:
    Nguyen Thi Thuc Anh-QLKD
    Jan 25 at 2:51 PM
    Sếp ơi bài của sếp viết mở ra không thấy mỏi mắt mà thấy ong hết cả đầu. Lần sau Sếp biến nó thành cái đơn giản, dễ vào đầu đi.
    Tran Thi Duc
    Jan 25 at 3:41 PM
    Mình cũng chẳng hiểu gì ... Đành nhảy cóc đọc mấy chỗ cụ thể thôi, hi hi...
    Thuc Phung Jan 25 Rất hay, em rất thích. Cảm ơn anh Sếp nhá. Thế A, D là cái gì vậy, nói cụ thể ra? Mấy năm nay chắc tuổi của anh Sếp Bình Yên tràn trề lắm nhỉ, chúc mừng
    XH TRẢ LỜI:
    @ Thục: A là số chu kỳ Âm, D là số chu kỳ Dương trong một tuổi Bình yên. Ví dụ Tuổi 30 là do 11+11+8 mà thành, tức A=1 (1 chu kỳ 8- âm) và D=2 (2 chu kỳ 11- dương và là Dương thịnh (D-A=1).
    Chẳng hạn, đối với phái Nữ, các tuổi 16, 24,32,40,48,56 là các tuổi thuần Âm (bội số của 8), rất hợp lẽ trời, ở những tuổi đó, nữ tính là cực đại, rất thuận lợi cho phái nữ. Các tuổi 22,33,44,55,66 là tuổi thuần Dương (bội số của 11), lợi cho Nam. Trong hình 4, những tuổi phía Âm là thuận cho Nữ hơn. Các tuổi 19, 38,57 là những tuổi Âm-Dương hài hòa , có những sự kiện trọng đại
    Cũng theo thuyết này , vợ chồng muốn hòa hợp Tâm Sinh Lý thì nên cùng một chu kỳ của đời. Ví dụ nữ 18 đang ở chu kỳ 2 (tức là >16) thì nên chọn Nam là >22 tức cùng chu kỳ 2, thì hòa hợp hạnh phúc cực đại cho đến sang chu kỳ 4, tức 32 (nữ) 44 (nam) sau đó giảm dần đến hết ,khi sang chu kỳ 5. (Nữ đến 40, Nam đến 55, sau đó thì có chuyện là tất nhiên, ai đến trước thì quậy trước)) . Nếu nữ ngoài 32 (chu kỳ 4 bắt đầu) mà mới lấy chồng thì Nam cũng nên ở chu kỳ 4, tức là 44 , mới hợp lẽ trời , sẽ hài hòa đến cùng! Từ chu kỳ 7 trở đi (nữ 56, nam 77) thì sẽ luôn luôn ổn định thôi. Còn với tuổi già (sau 69) đều là tuổ bình yên, nhưng có nhiều mốc đặc biệt, tùy giới tính, nhưng dài lắm , sẽ viết trong một bài khác đăng sau.

    @TTĐức, Thục Anh: Chuyện nhân loại đau đầu hơn 5000 năm mà viết tóm tắt lại trong 5 trang giấy thì đau đầu , mỏi mắt là tất nhiên thôi. Quý Ladies đọc cho là may rồi. Tin chắc là quý Ladíes thế nào cũng phải đọc đi đọc lại năm lân bảy lượt cho mà coi !

    Trả lờiXóa
  2. chào bạn XUÂN HOÀI!
    NĂM MỚI GIÁP NGỌ CHÚC BẠN VÀ GIA ĐÌNH AN KHANG THỊNH VƯỢNG!
    bài viết của bạn rất hấp dẫn ,mình đọc đi đọc lại ba bốn lần! bài này nó mở ra những nhận thức mới về đời người mà từ trước đến nay chưa lí giải được
    mình xin đóng góp một vài nhận xét chủ quan theo sự hiểu biết của mình:
    -sửa những chỗ sai của nhà in:2 lũy thừa 2,lũy thừ 3,lũy thừa 6 thì lại viết 22=4,23=8 ,26=64...
    -bảng tuần hoàn 103 nguyên tố hóa học lại viết 130 nguyên tố ,làm mình cũng ngỡ ngàng 1 lúc sau biết là lỗi của khâu in.

    -về phần tử vi : mình ko nghiên cứu về vấn đề này ,nhưng cũng tìm hiểu qua.nhưng cũng có những vấn đề chưa lí giải được bằng khoa học.
    tử vi ko quan niệm sao trong tử vi là sao ở trên trời. Một phát hiện quan trọng là khoa tử vi phát hiện 108 tính chất cấu thành bản chất và khí chất con người ,được goi là sao.sau này thêm 2 sao là 110 sao..
    cổ nhân quan niệm "con người là một vũ trụ thu nhỏ.
    Điều kì diệu thứ 2 là tại sao cổ nhân lại nêu ra 14 sao chính ? vì số 14 lại trùng hợp một cách kì lạ với 14 nguyên tố chính đã cấu tạo nên nên 99 % cơ thể con người.Trong 14 nguyên tố chính của cơ thể con người chỉ có 6 nguyên tố là chiếm lượng lớn nhất:: C,H,O,N,Ca,và P
    trùng hợp 6 sao của nhóm tử vi. còn 8 sao trong nhóm thiên phù lại trùng hợp với 8 nguyên tố quan trọng làm thành gần hết trọng lượng cơthể là :Na,K,Cl,S, Mg,Mn,Fe, và Jod.Còn 94 sao còn lại của tử vi cũng tương ưng với những chất vi lượng có trong 1% còn lại của cơ thể mà khoa học mới đo được vài chục chất.
    vì vậy mình cũng nghĩ ko nên xem tử vi là hoàn toàn mê tín dị đoan mà cần bỏ công sức tìm hiểu để tìm ra những những điểm đúng .Tử vi cũng là xác định con người sinh ra trong không gian và thời gian của vũ trụ nó cũng là khoa phân loại người theo không gian và thời gian.Tử vi đã phân loại ra tới 525.600 loại vị trí "không thời gian"của con người .,chứ ko phải mỗi người có 1 lá số riêng biệt.Còn có nhiều điều mong học hỏi ở XH mong bạn viết tiếp để mọi người cùng tìm hiểu. cám ơn bạn nhiều!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh23:52 27/1/14

      Chào Như Thanh. Chúc bạn đón xuân mới mọi điều như ý, mặc dù biết bạn đang ở xa quê hương vạn dặm.
      Cảm ơn bạn về những thảo luận rất sâu sắc về Tử Vi. Sẽ xin trao đổi tỷ mỉ chuyện này sau nhé.Mình cũng dự định sẽ công bố tiếp bài bàn luận về các tính toán dành cho các tuổi cổ lai hy, nhiều điều thú vị lắm. Chúng mình bây giờ đã đủ kinh nghiệm sống để kiểm nghiêm những kết quả đã trình bày cho tuổi trước cổ lai hy (69 trở xuống). Không biết các cụ tự nghiệm ra ,thấy thế nào?
      Cảm ơn bạn về phát hiện các lỗi in ấn. Mình đã gửi cho BBT Tia sáng để họ sửa lai. Mình chỉ chủ động sửa được trên Blog thôi. Bộ Editor của mạng thường không đầy đủ như Word nên chuyển từ Word ở báo in sang báo online luôn bị sai. Hàm số mũ trên editor cua mạng đành phải dùng ký hiệu ^, ví dụ 2 mũ 3 thì phải viết là 2^3.

      Xóa
  3. Theo bài viết của của cụ Xuân Hoài thì tất cả chúng ta - Làng LSQL- (đều trên tuổi 70) thuộc khoảng tuổi hoàn toàn BÌNH YÊN, bởi tuổi biến dịch cuối cùng là tuổi 69 đã qua; vậy chúng ta rất yên tâm không phải lo lắng gì cái gọi là "năm hạn" nữa. Còn nếu chú ý cho con cháu thì chỉ nhìn vào bảng TUỔI BÌNH YÊN và TUỔI BIẾN DỊCH mà suy ra. Có điều đó cũng chỉ là "dự đoán". Cảm ơn cụ HOÀI-TRẦN GIA.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh16:17 3/2/14

      Chào cụ FIOHAN. Năm mới kính chúc bậc trưởng lão của làng ta thọ như nam sơn, nhanh nhẹn như thiên mã, sáng láng như Thái thượng Lão quân! Kẻ hậu bối này hôm nay rất may mắn khai bút lại được hầu chuyện Cụ.Xưa nay nói "Thất thập Cổ lai hy" Cụ FIOHAN có công nhận là chuẩn không cần chỉnh không nào?. Ai đã qua ải 69 , sang 70 trở đi là khoảng tuổi Bình Yên của Tạo hóa. Chúc mừng các cụ K5QL nào đang vui vẻ đọc được những dòng này ,vì điều đó chứng tỏ các cụ đều đã hưởng được món quà quý mà Tao hóa ban tặng. Tuy nhiên , cũng phải nói rằng Tạo hóa lập trình cũng rất khoa học, không có chuyện "ưu ái" riêng ai , cho nên những năm bình yên vẫn có biến dịch,chỉ có điều không đột ngột , mà suy giảm dần theo về đến số Zero ban đầu. Trong quá trình đó có khá nhiều điểm tạm gọi là "Cực trị địa phương" như trong toán học ấy. Ví dụ ,đối với cụ Ông thì 77 là một cực trị , Cụ Bà thì cực trị là 80. Cụ Ông hay Cụ Bà nào vượt được qua cực trị đó thì yên tâm mà tận hưởng đến cực trị đặc biệt 88....(Rồi còn tiếp nữa đấy..). Lý do vì sao thì quá dài, vài lời comment không nói hết được, Xin hẹn các cụ bài sau , chỉ dành cho các cụ trên 70, và chỉ đăng trên BlogQL thôi. Toàn bộ bài lý thuyết này của XH , viết để đăng trên TIASANG, là tạp chí khoa học mà đối tượng của nó không hoàn toàn phổ thông, cho nên có thể làm các Cụ khi đọc thì đâu đầu ít nhiều, XH xin cáo lỗi cùng các Cụ. XH sẽ xin viết lại dưới dạng phổ cập sau khi nhận được tương đối đủ các ý kiến phê phán của các bậc thức giả, quan tậm đến những luận điểm dễ gây tranh cãi này. Vào lúc thời cuộc nhiễu nhương, ta tạm giải trí bằng những chuyện đời "không nhạy cảm" này lúc trà dư tửu hậu thưởng xuân cùng bằng hữu. Chắc không vì thế mà các cụ trách XH xui ai đó gác bỏ thời cuộc đâu nhỉ!

      Xóa
    2. "THẤT THẬP CỔ LAI HY" chuẩn không cần chỉnh! Rất đúng.
      Thực ra đọc bài viết "LINH HỒN" của cụ không dễ (không phải vì entry dài) phải có một hiểu biết nền tảng về toán học hệ nhị phân (cơ số 2) và một cơ sở vật lý về hệ vật chất chuyển động tuần hoàn (có chu kỳ) trên một hệ toạ độ (phẳng - 2 chiều hay không gian- 3 chiều) và cả các hệ tư tưởng -ý thức hay "đạo", "giáo" ,đông- tây ... Nói chung khi đã "nhập cuộc" thì nhận ra vấn đề. Tuy phần sau tưởng khó nhưng lại "cụ thể " và cho ta những con số xác đáng.Tôi đã qua cái tiểu hạn "cực trị địa phương" tuổi 77 vậy yên tâm chờ đến cực trị 88, bà xã thì chờ đến cực trị 80 , vậy còn đủ dài khoảng 8; 9 năm nữa. Tin chắc an lành, trước hết là vui Tết và bình an năm nay. Cảm ơn cụ XH nhiều và chúc cụ năm mới sức khoẻ, mọi điều tốt lành hanh thông. Đâu xa, đó là thời cuộc đấy phải không cụ?

      Xóa
  4. Khoa học phát triển đi vào tìm hiểu sâu hơn sự tồn tại và phát triển của vũ trụ cũng như các vật thể đơn lẻ khác .Người ta thấy vũ trụ hay một tế bào đều luôn biến hóa theo những quy luật hết sức chat chẽ. Trong vũ trụ này mọi đối tương đều có sự lien quan và phụ thuộc lẫn nhau, toán học thường nói với mối tương quan của vô số đối tượng đó theo một quy luât nhất định sẽ tồn tại một hàm ẩn , trong các đối tượng lien quan có thời gian t . Riêng về sự tồn tại và phát trien3 của con gười cũng vậy.Trạng thái của con người rõ rang phụ thuôc thời gian ,dinh dưỡng , giáo dục v v.... nếu người ta xây dung được HÀM TRẠNG THÁI CON NGƯỜI ( hiện chưa xây dung được ) khi đó nếu thời gian tiến về vô cùng thí trạng thái tinh thần của con người đi về đâU sẽ biết được, biết đâu trạng thái tinh thần của con người sẽ biến thành linh hồn và sẽ tồn tại mãi với thời gian ?Mấy dòng thô thiển tán phét với XH ,XIN TIÊN SINH LƯỢNG THỨ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh21:07 4/2/14

      Chào Duy Khắc tiên sinh. Chúc năm mới mọi điều tốt lành nhất.
      Cái khác biệt giữa Tâm Linh và Khoa học là ở câu hỏi "VÌ SAO hay TAI SAO". Tâm linh thì "KHÔNG CẦN" trả lời VÌ SAO , Còn không trả lời được "VÌ SAO" thì không phải khoa học.
      Cho đến gần đây, thì vấn đề TỒN TẠI LINH HỒN, khoa học không thể phủ định , cũng không thể khẳng đinh. Nhưng những tiến bộ mới đây đã có dấu hiệu dịch chuyển về phía "CÓ". Việc phát hiện hiện tương "liên đới lượng tử" (quantum entanglement) chỉ ra rằng Khi hai hạt liên đới lượng tử thì chúng tiếp tục tương tác với nhau mặc dầu khoảng cách giữa chúng trở nên vô cùng. Nói dễ hiểu hơn, các hạt cấu thành sợi tóc trên đầu cũng có tương tác với các hạt cấu thành cái móng chân út! Dạng tương tác đó là "vô hình" , là " thông tin lượng tử" không phải là vật chất theo nghĩa thông thường (do các nguyên tố cấu thành). Như vậy ,thực thể vũ trụ cấu thành bởi hai thứ: Vật chất và Thông tin lượng tử (phi vật chất).Nếu lượng thông tin lượng tử càng lớn , thì tính chất "sống" lại càng cao. Phải chăng "thông tin lượng tử" của các hạt lượng tử trong cơ thể sống chính là LINH HỒN ? Có thể lắm chứ. Khi vật chất con người tan rã , các thông tin lượng tử sẽ chưa thể mất ngay, mà còn tồn tại cho đến khi các "liên đới lượng tử" chấm dứt, nghĩa là đến khi nào việc trở về cát bụi hoàn thành. Ai biết được khi nào thì hoàn thành cát bụi? Triết lý nhà Phật " Vạn vật hữu Linh" chắc cũng có lý. Chỉ khác nhau ở ít và nhiều mà thôi. Với Cát bụi chắc là phần LINH , tức "thông tin lượng tử " đã trở về số không. Vật Lý đang dần tìm được cách giải thích LINH HỒN rồi! Cụ có tin không ?

      Xóa