Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

Chỉ có tối đa 6 nước ủng hộ lập trường Trung Quốc ở Biển Đông

(GDVN) - Hào phóng nhất thì cũng chỉ có tổng cộng 6 quốc gia gồm Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Sudan, Belarus và Afghanistan là công khai ủng hộ.

The Diplomat ngày 10/6 đưa tin, chỉ có một số ít các quốc gia trên thế giới công khai ủng hộ lập trường của cả Moscow lẫn Bắc Kinh về vấn đề chủ quyền lãnh thổ gây tranh cãi đối với Crimea và Biển Đông.
Trong khi Nga và Trung Quốc cố gắng chộp lấy bất kỳ sự hỗ trợ nào có thể.
Tháng trước, Bắc Kinh đưa ra tuyên bố gây sửng sốt dư luận, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh, có những "hơn 40 quốc gia" đã hỗ trợ, ủng hộ lập trường và yêu sách của Trung Quốc ở Biển

Đông.Bà Hoa Xuân Oánh, ảnh: vermelho.org.br

Tuyên bố gây sốc được đưa ra ngay trước thềm phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc (áp dụng sai, giải thích sai và vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 - UNCLOS) ở Biển Đông.
Bắc Kinh đã khuấy động một chiến dịch tìm kiếm ủng hộ từ cộng đồng quốc tế, vượt ra ngoài phạm vi khu vực Biển Đông khi nhìn thấy nhiều nước trong khu vực chống lại yêu sách và cách tiếp cận của Trung Quốc.
Tuy nhiên việc nói suông 40 quốc gia ủng hộ mà không đưa ra danh sách cụ thể làm dấy lên những nghi ngờ từ dư luận.
Đặc biệt là một số quốc gia như Slovenia, Fiji đã công khai bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc rằng họ ủng hộ nước này về Biển Đông.
Trên thực tể chỉ có một vài quốc gia sẵn sàng tuyên bố ủng hộ Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông sau khi chính họ đã bảo vệ lập trường của Nga trong vấn đề "sáp nhập" bán đảo Crimea.
3 quốc gia Afghanistan, Belarus và Kyrgyzstan đã công khai ủng hộ Moscow và Bắc Kinh về các vấn đề chủ quyền, biên giới quốc tế.
Tất nhiên chẳng có gì đáng ngạc nhiên đối với 3 quốc gia này về việc họ công khai ủng hộ Trung Quốc bành trướng Biển Đông, bởi Kyrgyzstan và Afghanistan phụ thuộc "của bố thí" từ Bắc Kinh là những điều được kiểm chứng rõ ràng, The Diplomat lý giải.
Còn Belarus không có biên giới với Trung Quốc nhưng đang trông ngóng, dựa vào ác khoản đầu tư từ Trung Quốc vì Bắc Kinh nói quốc gia này là "cửa ngõ vào châu Âu" trong chính sách Con đường Tơ lụa.
Trong khi 3 nước này công khai ủng hộ Nga và Trung Quốc về việc "thôn tính" Crimea và bành trướng Biển Đông, có một số quan điểm lập luận rằng cả Kazakhstan và Sudan đã lên tiếng kêu gọi một giải pháp "hòa bình" cho Biển Đông và tránh ép Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của PCA.
Tương tự như vậy, vào tháng trước Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác Thượng Hải Rashid Olimov đã ra tuyên bố nhấn mạnh, tranh chấp Biển Đông cần giải quyết qua đàm phán song phương chứ không phải qua cơ quan tài phán quốc tế.
Còn Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh mong muốn của Moscow rằng các tranh chấp ở Biển Đông cần được "giải quyết trực tiếp giữa các bên liên quan mà không cần có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên thứ 3. Nga phản đối bất kỳ nỗ lực nào quốc tế hóa tranh chấp".
The Diplomat tổng kết, như vậy nếu hào phóng nhất thì cũng chỉ có tổng cộng 6 quốc gi gồm Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Sudan, Belarus và Afghanistan là công khai ủng hộ lập trường của Bắc Kinh ở Biển Đông, còn rất xa mới đạt được con số mà Trung Quốc tuyên bố.
Hồng Thủy
----------------------------------
Nguồn TAI ĐÂY

4 nhận xét:

  1. Nguyễn Ngọc Hùng11:11 12/6/16

    Nga có trọng lượng nhất trong số 6 quốc gia ủng hộ lập trường của TQ ở Biển Đông. Vậy mà VN vãn cứ coi Nga là "đối tác chiến lược"; nhiều quan chức cao cấp VN đương nhiệm vẫn rất yêu quý nước Nga của Putin. Thật là kỳ quặc!!!
    Có thể hiểu rằng Putin chỉ bám TQ trong hoàn cảnh bị cô lập thàm hại từ sau vụ Cmime năm 2014, chứ Gấu Nga không ưa gì chủ nghĩa Đại Hán. Nhưng khi Putin hành xử bất lợi cho VN về Biển Đông, thì không thể để cho nhân dân VN hiểu rang chính quyền VN vẫn rất thân Nga, như không có chuyện gì xảy ra cả.
    Cũng có một nhận thức khác, là: Những người VN có quyền và lợi trong quan hệ với Nga của Putin vẫn rất "mê" Nga bởi cái lợi mà họ có được trong mối quan hệ nhân danh "lợi ích chung giữa 2 nhà nước".

    Trả lờiXóa
  2. Điều này thật khó hiểu, có lẽ chúng ta không đủ sức để hiểu được Putin đang nghĩ gì?, riêng tôi vẫn nghĩ rằng Putin chỉ lợi dụng mối quan hệ với Tàu để chống đỡ thế kẹt trong lúc này chứ Nga không thể thân với Tàu được.

    Trả lờiXóa
  3. Có lẽ Nga, nhất là Putin cũng theo chủ nghĩa thực dụng...Còn LĐ VN, vẫn "mơ màng" đắm đuối trong tình yêu XHCN! hiii

    Trả lờiXóa
  4. NHất trí với nhận định của bạn ST; từ lâu nước Nga của Putin đã "tự diễn biến" thành chủ nghĩa thực dụng cực đoan,, vừa mang mầu sắc dân tộc nước lớn vừa không thể bỏ hết tàn dư của CNXH kiều Stalin. Nga không thể chịu được khi đứng ở vị trí G bao nhiêu đó ,chứ không phải là cường quốc có số má ,từng là đối thủ của HK.Khi bị HK và phương Tây liên thủ trừng phạt, Putin đành phải quay sang bắt tay với TQ để mong thoát khỏi thế bí; Đồng thời mở rộng quan hệ với Asean và VN.Tuy nhiên đó là một liên minh tạm thời, không bền vững.Cá nhân tôi cho rằng HK và Châu Âu chống Nga và hòa hoãn với TQ là một sai lầm chiến lược, tương tự như làm bạn với kẻ cướp, có ngày bị ăn đòn.Từ hiện tượng Nga- HK- TQ, VN rút ra bài học gì? Phải chăng vẫn là "3 không"? Đó là một khẩu hiệu tuyên truyền khôn ngoan nhưng về lâu dài và trong thực tế, chiến lược "đu dây" không thể là chỗ đứng vững chắc để tồn tại của nước ta; bởi lẽ nó sẽ dẫn đến tình trạng bị cô lập khi xẩy ra sự cố xung đột- trước hết là với TQ.Nói thì cứ nói nhưng trong việc làm, chỉ còn cách dựa vào liên minh HK+ NHật+ Ấn để mau chóng mạnh lên. Bởi vậy với Nga,giờ đây chúng ta cũng không thể ngây thơ "gửi trọn niềm tin" nhưng cũng không nên đẩy thêm họ đến gần TQ hơn.

    Trả lờiXóa