Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Hun Sen: chính sách đối ngoại Campuchia xây bằng tiền bạc

HỒNG THỦY
(GDVN) 29/6 - "Lợi ích kinh tế xác định chính sách đối ngoại của Campuchia. Phnom Penh sẽ không hành động chống lại (cái gọi là) lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.
The Cambodia Daily ngày 29/6 đưa tin, trong lễ kỷ niệm 65 năm thành lập đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền (CPP) hôm qua, Thủ tướng nước này ông Hun Sen đã cảnh báo về mối đe dọa nghiêm trọng trong nước cũng như những "hậu quả tiềm năng tai hại của sự can thiệp từ bên ngoài vào các tranh chấp ở Biển Đông".
Thủ tướng Campuchia Hun Sen, ảnh: AP.

Gần cuối bài điễn văn kỷ niệm đọc tại Phnom Penh hôm qua 28/6, ông Hun Sen đã nói rất lâu về lập trường của Campuchia trong vấn đề Biển Đông. Hun Sen tỏ ra bức xúc vì theo ông, Campuchia đã bị cáo buộc làm tay sai cho Trung Quốc phá hoại ASEAN trong vấn đề Biển Đông.
"Campuchia một lần nữa, một lần nữa trở thành nạn nhân của các vấn đề trên Biển Đông vì những cáo buộc bất công. CPP không ủng hộ, thậm chí chống lại bất kỳ tuyên bố nào của ASEAN ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) liên quan đến tranh chấp Biển Đông.
Những nỗ lực của một số nước bên ngoài khu vực để huy động các lực lượng chống lại Trung Quốc sẽ mang lại những tác động tiêu cực chống lại ASEAN và hòa bình khu vực", Hun Sen nói.
Còn The Phnom Penh Post hôm nay dẫn lời ông Hun Sen nói: "CPP thấy trước vấn đề này, và xem nó như là một sự thông đồng chính trị tồi tệ nhất trong khuôn khổ chính trị quốc tế. Kết quả là sẽ dẫn đến chia rẽ giữa các thành viên ASEAN cũng như giữa ASEAN với Trung Quốc."
Người viết cảm thấy những lời nói của Hun Sen đã thể hiện đầy đủ bản chất chính sách đối ngoại của nhà lãnh đạo này và không cần nói gì thêm. Chỉ xin dẫn ra đây nhận định của một học giả Campuchia về những phát biểu này của Thủ tướng Hun Sen, ngõ hầu làm rộng đường dư luận, để thấy ai, cái gì mới thực sự "thông đồng chính trị tồi tệ nhất trong khuôn khổ chính trị quốc tế".
Khmer Times ngày 29/6 dẫn lời học giả Chheang Vannarith - Chủ tịch Viện Nghiên cứu Chiến lược Campuchia rằng, chính sách đối ngoại của Campuchia hầu như luôn được thúc đẩy bởi tiền bạc:
"Lợi ích kinh tế xác định chính sách đối ngoại của Campuchia. Phnom Penh sẽ không hành động chống lại (cái gọi là) lợi ích cốt lõi của Trung Quốc vì các mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ với Trung Quốc.
Nếu các nước trong khu vực và bên ngoài tiếp tục gây sức ép với các nước không có yêu sách ở Biển Đông như Campuchia để xây dựng một mặt trận thống nhất chống lại (sự bành trướng của) Trung Quốc, ASEAN sẽ tan rã".

HỒNG THỦY

2 nhận xét:

  1. Tác giả đã rất khôn ngoan dùng ngay lời phân tích của học giả CPC để giải thích về bản chất lập trường của ban lãnh đạo nước này mà đại diện là TT Hunsen. Qua tuyên bố của ông ta, có thể rút ra vài suy ngẫm sau.
    - Bất chấp sự thật, coi thường luật pháp quốc tế,chỉ xuất phát từ lợi ích riêng về kinh tế với TQ ,CPC đang chống lại lập trường của nhiều nước Asean và công đồng quốc tế có lợi ích chung cũng rất cốt lõi ở BĐ.Không hiểu đây là một sai lầm về nhận thức hay là xu hướng cơ hội chính trị của một số người nào đó? Xin nhắc lại: Dù không trực tiếp nối với BĐ nhưng nếu quyền tự do hàng hải quốc tế tại đó bị xâm hại,ngăn cản thì bất kỳ QG nào có hoạt động giao thương buôn bán trên BĐ, trong đó có CPC đều sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chẳng lẽ các vị không "thấy trước" nguy cơ đó hay sao?.
    - Nguyên nhân của mọi nguyên nhân gây ra tình hình căng thẳng trên BĐ không phải là sự "can thiệp từ bên ngoài" mà là do cái lưỡi bò của TQ .Thử hỏi,nếu bất kỳ QG nào ở gần biển Địa Trung Hải- Biển Đen, Biển Bắc v.v. bỗng nhiên tuyên bố chủ quyền "không thể chối cãi"toàn bộ những biển đó nhờ những cái lưỡi bò lưỡi dê v.v. thì thế giới sẽ ra sao?

    Trả lờiXóa
  2. Khi có nguy cơ xuất hiện lực lượng giống như Ponpot ngày xưa, đã có Việt Nam giúp đỡ...lo gì!!!

    Trả lờiXóa