Được tin Thầy Nguyễn Đăng Châu đang bệnh năng, chiều nay 31/12, Đại diện Ban LL và một số các bạn Khối 5 đã tới gia đình thăm hỏi Thầy Châu.
Kính mong thầy Châu sớm bình phục .
Kính chúc thầy cô mạnh khỏe sống lâu .
Mừng vợ chồng bạn Trịnh Xuân Diễn có nàng dâu mới !
Trưa nay 31/12/2014 , nhằm ngày lành tháng tốt vợ chồng bạn Trịnh Xuân Diễn đã tổ chức lễ thành hôn cho cậu con trai . Nhiều bạn K5 đã tới chia vui với 2 cháu và Gia đình 2 họ .
Tin Hoa Kỳ và Cuba sắp bình thường hóa quan hệ ngoại giao sau hơn
nửa thế kỷ thù địch được người Việt thuộc nhiều xu hướng quan tâm đặc
biệt.
Các diễn đàn mạng đều chú ý vào câu hỏi tương lai Cuba sẽ ra sao.
Phái dân chủ thì hy vọng ‘hội nhập’ sẽ giúp Cuba tự do hơn, và đấy sẽ là một ví dụ tốt cho Việt Nam tương lai.
Tuy thế, có người lo Hoa Kỳ nhẹ tay giúp Havana mở cửa sẽ không đem lại
dân chủ, tự do cho dân Cuba mà chỉ giúp chế độ của hai anh em ông Fidel
và Raul Castro trụ lâu hơn.
Phái còn mặn nồng tư duy xã hội chủ nghĩa thì lo ‘ta mất Cuba về tay Mỹ’ rồi chăng.
Giống như vậy, hồi năm 1989 nhiều cán bộ ở Hà Nội, nhất là các cụ hưu
khi nghe tin Công đoàn Đoàn kết tham gia cầm quyền cũng từng băn khoăn
‘sắp mất Ba Lan’.
Khi sang Warsaw học và kể lại câu chuyện đó tôi đã khiến nhiều bạn Ba Lan vô cùng ngạc nhiên.
Họ lấy làm lạ vì Việt Nam chỉ là nước ‘ăn theo’ con đường xã hội chủ
nghĩa và chắc hiểu biết rất ít chuyện châu Âu nên mới lo lắng không đâu
như vậy.
Cảm giác 'mất mát' chỉ phản ánh nỗi sợ cô đơn sau thời 'Hai phe bốn mâu
thuẫn' hoặc sự thiếu tin tưởng rằng người dân các nước sẽ quyết định
tương lai của chính họ.
Với Cuba ngày nay, theo cảm quan của tôi, tình cảm của một số bạn Việt Nam dành cho người Cuba cũng chỉ là đơn phương
Họ có thể nghe nói nhiều về Việt Nam thời chiến tranh nhưng nếu có quý mến người Việt thì cũng chỉ ngang các nước khác.
Có chăng, điểm chung của gần như tất cả bạn bè từ các nước nhỏ mà tôi
quen, từ Armenia, Uzbekistan, Ba Lan, Bỉ, Slovakia, Serbia, Syria,
Columbia, Cuba tới Myanmar, Bangladesh...chỉ là sự cảm thông bị láng
giềng to bắt nạt trong lịch sử.
Còn chuyện yêu quý nhau, tốt với nhau là quan hệ cá nhân, không gắn với dân tộc tính.
Ở tầm quốc gia, đúng là có những quan hệ đôi khi hữu hảo hơn giữa nước
này với nước kia nhưng thường là giữa các nước cách xa nhau, không va
chạm láng giềng hàng xóm, hoặc có tính toán chính trị bao trùm, hay bị
bộ máy tuyên truyền thổi lên.
Cũng như vậy, câu chuyện Cuba thay đổi đang được cả thế giới quan tâm chứ không chỉ người Việt Nam.
Tươi sáng hơn Việt Nam
Fidel sống lâu hơn các lãnh tụ Liên Xô như Brezhnev và Gromyko
Vậy những nỗi lo hộ Cuba trong người Việt cần được trả lời thế nào?
Theo tôi, ta không có gì phải lo cả vì tương lai Cuba có nhiều khả năng sẽ sáng sủa hơn Việt Nam những năm tới.
Dù nhanh hay chậm, ta dễ thấy quốc gia này có nhiều điều kiện để trở nên giàu có một khi hệ thống hiện nay biến đổi.
Thứ nhất, so với Việt Nam, nước đông dân thứ 13 thế giới, cả Cuba chỉ
có trên 11 triệu người nên đầu tư nước ngoài sẽ dễ tạo tác động nhanh
chóng biến đổi diện mạo hòn đảo nhỏ xinh đẹp, nắng ấm quanh năm này.
Một số nhà kinh tế đã bắt đầu so sánh Cuba với Costa Rica, một đảo
quốc tuy nhỏ nhưng phát triển kinh tế rất tốt thời gian qua.
Cả hai có cấu trúc dân số tương tự (đa số gốc Âu) và có hệ thống giáo dục tốt, cộng thêm lợi thế về du lịch vì gần Hoa Kỳ.
Nay, Costa Rica có thu nhập 18 nghìn USD bình quân đầu dân và Cuba chỉ
cần một khoản đầu tư lớn từ bên ngoài, ví dụ vài trăm tỷ USD, là có thể
tái thiết và đẩy mức thu nhập 6 nghìn USD bình quân đầu dân một năm
hiện nay lên rất cao trong thời gian ngắn.
Thứ hai, ta không nên quên người Cuba ở Mỹ có trên 2 triệu, một tỷ lệ
rất cao so với cộng đồng Việt Nam ở Mỹ, Canada trên 90 triệu người
Việt trong nước.
Tác động do tiền kiều hối người Cuba gửi về đã rất mạnh và trong tương
lai, với khoảng cách rất gần họ sẽ còn về nhiều, đầu tư, làm ăn nhiều
hơn.
Cộng đồng này cũng đã rất mạnh về chính trị tại Mỹ với nhiều dân biểu
Hạ viện, Thượng nghị sỹ, thậm chí ứng viên tổng thống, nên tác động
của họ vào Cuba là đương nhiên.
Thứ ba, điều dễ thấy là nền tảng văn hóa của Cuba gắn liền với khối Nam
Mỹ và cả cộng đồng Hispanic đang lớn mạnh ở Hoa Kỳ nên Cuba không sớm
thì muộn cũng ‘rơi trở lại’ vào cái gốc đó.
Giai đoạn một thời cách mạng kiểu thân Moscow sẽ chỉ còn là một dĩ vãng.
Các vị Giáo hoàng đều liên tục khuyến khích Cuba mở cửa
Thứ tư, khác với Việt Nam hiện lơ lửng giữa tác động truyền thống của
Trung Quốc và giao lưu có phần tăng lên với ASEAN, Cuba có 64% là người
da trắng và gắn kết chặt chẽ với Tây Ban Nha - cha ông Fidel Castro là
người đến từ Galicia, Tây Ban Nha - nên tác động từ Liên hiệp châu Âu
tới Havana đã và đang đều đặn và tích cực.
Và thêm nữa, như báo chí đã viết, đa số người Cuba theo Công giáo và các
vị Giáo hoàng, từ John Paul II tới Benedict XVI và Francis hiện nay
đều kiên trì tác động để Cuba mở cửa.
Báo Anh tuần qua viết về Cuba và ba nhân vật liên quan đến dòng Tên (Jesuits).
Ông Fidel Castro và người bạn lớn của Cuba, nhà văn Colombia Gabriel
Garcia Marquez đều từng học trong trường do các giáo sỹ Jesuits dạy.
Vị giáo sỹ dòng Jesuit Jorge Mario Bergoglio từ Argentina nay là Giáo
hoàng Francis thì đóng vai trò trực tiếp bảo trợ cho cuộc đàm phán
Washington - Havana một năm qua.
Thậm chí, không phải tình cờ mà cả hai ông Barack Obama và Raul Castro
đều chọn ngày sinh nhật 78 của Giáo hoàng đầu tiên người Nam Mỹ để công
bố tin thay đổi ngoại giao.
Tôi viết ra để cho các bạn thấy dù có chút gắn kết tình cảm chống Mỹ
giữa Havana và Hà Nội, tương lai Cuba đang phụ thuộc vào các tác nhân
hoàn toàn không dính líu gì đến Việt Nam cả.
Với các bạn vận động cho dân chủ, bài học Cuba chắc chắn rất thú vị
nhưng Cuba có các tác nhân hoàn toàn khác Việt Nam nên cách đi của họ
cũng sẽ khác.
Tương lai Cuba sẽ dần do người Cuba, gồm cả cộng đồng đông đảo của họ ở
Hoa Kỳ, quyết định, cộng thêm tác động từ Vatican và châu Âu, chưa kể
cả khối Công giáo khắp vùng châu Mỹ La Tinh.
Một thời mà thôi
Quan hệ Hà Nội và Havana gắn liền với truyền thống chống Mỹ một thời
Cũng phải nói thêm là tại vùng Nam Mỹ, hào quang cách mạng thiên tả một thời lừng lẫy của Fidel Castro nay đã mờ dần.
Cuộc khủng hoảng tên lửa năm 1962 đã đẩy Fidel về phía Liên Xô và kinh tế Cuba hoàn toàn phụ thuộc vào Moscow.
Sau khi Liên Xô tan rã, ông Fidel tìm đến nước Venezuela nhưng với giá
dầu sụt giảm, Carracas cũng không thể nào cưu mang được Havana mãi.
Dù người ta có thể đổ lỗi cho Hoa Kỳ nhưng nhìn lại thì cả hai quyết
định tìm đồng minh nói trên của Fidel đều đem lại hậu quả tai hại về
kinh tế.
Người Mỹ La Tinh từng ngưỡng mộ ông Fidel nhưng gần đây họ đã có những ngôi sao khác.
Đó là Tổng thống Lula da Silva có tầm nhìn toàn cầu của Brazil hay Tổng
thống Jose Mujica ‘nghèo nhất thế giới’ của Uruguay, người từ chối ở
dinh thự sang và tiếp khách quốc tế tại nông trại đơn sơ của mình.
Cứ thế, lịch sử luôn thay đổi và Cuba cũng phải dần biến đổi để không bị
rớt lại thành một bảo tàng lớn của mô hình bao cấp kiểu Liên Xô.
Một quốc gia Cuba giàu mạnh, dân chủ trong tương lai sẽ là một điểm
sáng cho khu vực Nam Mỹ và cả thế giới nên chẳng việc gì mà các bạn
Việt Nam phải lo chuyện ‘được hay mất’ đầy hoài niệm cảm tính.
Theo thông tin từ anh Phạm Quốc Anh cho biết : hiện nay thầy Nguyễn Đăng Châuđang ốm nặng .
Thầy ở với gia đình, số 19 phố Bát Đàn , Quận Hoàn Kiếm Hà Nội . Điện thoại bàn : 04.38285586
Thày Nguyễn Đăng Châu (Sinh năm 1924) nguyên là vị Tổng hiệu trưởng cuối cùng của trường Thiếu nhi Việt Nam Lư Sơn Quế Lâm (1953-1957), sau các cố Hiệu trưởng :
Cụ Đặng văn Cáp (1894-1984)
Cụ Nguyễn thị Phương Hoa (1913-1994)
Cụ Ngô Mậu (1904-1989).
Thầy Nguyễn Đăng Châu là Tổng Hiệu trưởng từ 1956-1957 . Trường ta giải thể, thầy Nguyễn Đăng Châu về nước làm Chủ nhiệm bộ môn Mác-Lê Nin Trường ĐHQGH .Thầy là NGƯT
(Đề nghị BLL kịp thời tổ chức tới gia đình thăm hỏi Thầy) -----------------------
Thầy Nguyễn Đăng Châu tuy tuổi cao sức yếu nhưng rất nhiệt tình mỗi khi được mời tham dự họp mặt Hội trường hoặc Hội các Lớp. Mời các các bạn xem lại 1 vài hình ảnh về Thầy Châu với chúng ta .
Thầy Nguyễn Đăng Châu (thứ 4 từ phải qua) cùng các thầy cô dự Hội Lớp ta tháng 8/2008 tại KH Tây Hồ (HN)
Tự nhủ mình
( Bài thơ do Thầy Nguyễn Đăng Châu sáng tác và tự đọc tại Mít tinh toàn trường Kỷ niệm 60 ra đời Trường TNVN -LSQL tổ chức Tại Hà Nội tháng 9/2013 - Lời giới thiệu do Song Thu viết )
Trong buổi gặp mặt kỷ niệm
60 năm Trường ta, nhiều thầy cô, bạn bè phát biểu cảm tưởng, đọc thơ, ca
múa... Cảm động nhất là thầy Nguyễn đăng Châu, nguyên hiệu trưởng của
trường ( sau cô Phương Hoa ), năm nay đã ở tuổi 90, vẫn gửi gắm đến học
trò những lời căn dặn chí tình mà sâu xa. Mời đọc bài thơ của thầy:
Ảnh : K'Phi Photoshop : Calathau Vu Người mẫu nữ : Teresa Minh Gương Người mẫu nam : Ông xã Nơi chụp : Khu du lịch suối nước nóng Thanh Thủy ( Phú Thọ) Ngày chụp : Sáng 27/12/2014 .
Bên ngoài và bên trong Nhà thờ Đức Bà SG đêm Noel 2014
Thực ra cũng chả có chuyện gì khác lạ . Noel là 1 trong những lễ hội của châu Âu , khởi thủy là của những người theo Thiên chúa giáo, ta mới du nhập vào . Do hợp với thời đại nên Noel lâu nay cũng là ngày Lễ của người Việt có Đạo hoặc không có Đạo . Nói chung thì như vậy, nhưng thực ra Mùa Noel là của tuổi trẻ và nhất là trẻ con. Người ta cũng cho rằng Noel là “Ngày hội tặng quà” với nhân vật chính là ông già NOEL cùng với bà chúa Tuyết, con tuần lộc, các cây thông kết đèn mầu rưc rỡ nổi bất trên nền tuyết trắng của xứ lạnh. Mùa Noel cũng là mùa Giáng sinh-Chúa sinh ra đời mang đếnTIN MỪNG cho loài người đầy bất hạnh. Vì thế, Noel là ngày Hội, là tặng/nhận “quà”, và nhẩy múa và ca hát. Là nụ cười và nụ hôn, là những lời chúc nhau mọi điều “trên cả tuyệt vời” ! Với tuổi già chúng ta, có CNTT hỗ trợ, chúng ta tặng nhau bao nhiêu hoa tươi, hộp quà, bánh kẹo … kèm lời hay ý đẹp không tốn tiền mua, gửi qua không gian bằng máy tính, iPhone, iPad ! Những chuyện này mấy thập kỷ trước chỉ có trong các cuốn tiều thuyết viễn tưởng mà thôi !
Cái cuốn hút của Noel, thực ra là ở ngoài đường phố, ở các nhà thờ xứ đạo. Mà ở những nơi ấy thì người cao tuổi lại không ham và nhiều bất trắc ! Hạnh phúc nhất là vui đón Noel tại gia ! Thật vậy, có gì vui hơn là con cháu quay quần bên cha mẹ, ông bà trong 1 căn phòng tràn ngập không khí giáng sinh : Cây thông Noel kết dây đèn mầu lấp lánh, Ông già Noel mang túi quà và những bản thánh ca vừa sang trọng vừa vui tươi hội hè .
Noel năm nay, đi dạo quanh Làng, Mõ chỉ thấy nhà cụ Tiến Hoàn, cụ Bá Phiến (?) và cụ (em) Thu Giang là đèn hoa rực rỡ . Các cháu chụp hình bên cây Thông Noel và nhận qùa của ông già Noel bên cạnh nét mặt rạng ngời hạnh phúc của ông bà, cha mẹ !
Đêm Noel ở nhà cụ Tiến Hoàn
Đêm Noel ở nhà Thu Giang ( Song Thu)
Đấy chỉ là số ít, còn đa phần các cụ Làng mình đón Noel trên không gian …ảo. Ảo mà thật, tất nhiên rồi. Chúng ta trao nhau toàn những lời chúc chân thành, ai cũng tin là thế. Tôi thích cách chia sẻ của Thanh Mai khi bạn sớm chuyển đến “quà Noel” cho chúng ta bằng những bản nhạc tuyệt vời của nhà soạn nhạc vĩ đại người Đức Johann Sebastian Bach - Những bản Thánh ca không gì có thề hay hơn ! Tôi mở máy ra nghe và tôi hình dung bà bạn tôi cũng đang ngồi bên cạnh tôi để thưởng thức .
Tôi cũng thích cái dí dỏm của cụ Hồng Phương ( Faina Phuong ) khi gửi bài thơ chúc chung các cụ :
GIÁNG SINH VUI VẺ
MẠNH KHỎE SỐNG LÂU
TÓC BẠC TRẮNG ĐẦU
RĂNG HÀM RỤNG HẾT
VẪN VUI NHƯ TẾT
VẪN KHOE NHƯ VOI
DÙ CÓ YẾU VÒI (các cụ ông)
TƯNG BỪNG NHẨY MÚA.
Noel đến rất sớm bên ngoài cao ốc HA-GL
Nhưng, xin lỗi tác giả, tôi lại hình dung khác. Trên lầu cao của 1 căn hộ gần hai trăm mét vuông, thiết kế tân kỳ nằm bên sông SG (mà có lần bọn tôi lên thăm có cụ suýt vào nhầm buồng , lạc lối ra) …chỉ có cụ ông tóc bạc phơ tay cầm chai rượu tự cất, rót mời cụ bà trong tiếng nhạc Jingle Bells , lẫn cả tiếng gió từ sông Sài gòn thổi vào . Ai cũng biết 2 cụ là thân sinh của 1 nữ NSND rất tài năng, đặc biệt mang lại niềm vui, niềm hy vọng thánh thiện cho người đời bằng nghệ thuật sân khấu . Đêm Noel này chắc cháu không có mặt ở nhà với cha mẹ rồi ! Tôi hình dung thế này và viết còm trêu 2 cụ :
Bên sông có một mái nhà
"Lều tranh vách đất" rất là " đơn sơ"
Cụ bà đọc sách làm thơ
Cụ ông đối ẩm bạc phơ mái đầu
Hiu hiu gió thổi qua lầu
Nửa đêm vẳng tiếng kinh cầu Noel ...
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh . Cụ TN ở Hà Nôi “ khoe” trên Blog : Noel tôi chỉ có 1 mình ! Trong SG, cụ Nhật Lệ tâm sự : Nhà thì không lo, lo trước tiên là mua bánh Noel mang đến biếu các cô thầy của 2 cháu nhỏ . Cô con gái nhân tiện mua về cho mẹ và 2 con 1 cái bánh gọi là cho có chút không khí Noel. Nhưng 2 cháu bà thích vi tính hơn ăn đồ ngọt. Bà cắt ra chia cho chúng, chúng ăn không hết, bà tiếc rẻ mang cất tủ lạnh. Chưa biết bao giờ mới xơi hết bánh Noel !
Đôi uyên ương Huyền –Đồng lại “hoàn cảnh” theo kiểu khác . Trước Noel anh con rể long trọng mời bố mẹ vợ đi ăn nhà hàng. Rất thịnh soạn nhưng các cụ nhà ta bây giờ ăn ngon, ăn nhiều chưa hẳn đã thú vị . Đúng đêm Noel , ở nhà mình, cụ bà tự tay bày đặt các món mang đậm chất Giáng sinh…Hai cụ chờ…chờ …và chờ tới khuya mà cũng chả có khách nào tới ! Con cháu thì đi chơi dung dăng trên phố. Bạn bè biết ai đến ai không ! Buồn, cụ ông mở chai rượu chát chính hiệu Booc-đô cụng ly cái “cốp”với cụ bà , còn song hô “zôzô” ! Nhấm nháp ít mồi. Ngồi ngắm nhau …rồi dọn dẹp và ai về phòng người ấy ôm …vi tính “đi thăm” các bạn Làng Cu Lờ ! Chuyện này cụ Huyền có kể lại bằng thơ trên Phây (facebook) như sau :
Hết Noel cụ Huyền gọi điện cho tôi cứ tiếc rẻ “ Toàn món ngon mà không có bạn HÂM (QL) nào tới cùng Nô –em !”. Tếu táo đấy mà “ tâm trạng” thì đố mà giấu được !
Thực ra tôi cũng tiếc, vì đúng lúc 2 cụ Huyền Đồng ( hàng xóm Bờ Kè) cụng ly thì tôi có đi ngang qua nhà các cụ. Chuyện thế này :
Tôi ở riêng, cách nhà cũ ( con cháu đang ở) chừng 3 cây số. Xa không xa mà gần cũng không gần, nhất là với cảnh người cao tuổi đi xe máy giữa phố đông bây giờ . Tuy nhiên tuần nào tôi cũng đôi lần về chơi với các cháu và các cháu thì được bố mẹ chở đến chơi với ông nội. Noel – ban ngày, bố mẹ các cháu vẫn phải đi làm, các cháu vẫn đi học . Con dâu gọi điện bảo, ông ơi, ông mua quà đưa tới cho cô giáo TiTi để giả làm quà của Ông Già Noel cho cháu mừng. Gì chứ việc này thì có ốm ông nội cũng vùng dậy thực hiện. Đi giữa đường (3 giờ chiều), trời đang nắng ập tới cơn mưa. Ông cứ đi nên đã cảm lại thêm nặng ! Tới trường cháu gái, ông định xông vào lớp để đưa gói quà. Cô giáo cháu vội ngăn lại, nói, ông khe khẽ thôi, đừng lộ mặt kẻo “lộ bí mật “ ! À, hiểu rồi, thì ra quà này của ông già Noel , 2 ngày nữa ông ấy mới từ trên trời chui qua ống khói xuống trao cho TíTi mà !
3 ông cháu Calathau .
Chiều 24/12 tôi về nhà cũ thấy anh em Bi và Tí Ti đang xếp vườn tuyết đón ông già Noel trong phòng khách . Chị giúp việc đi Nhà thờ, bố mẹ các cháu chưa về. Ba ông cháu loay hoay một lúc với những cây thông, các chú người tuyết và chiếc xe chở ông già Noel cùng các túi quà, do tuần lộc kéo . Anh Bi đặt thêm chiếc xe tăng dưới gốc cây thông. Em TíTi nhất định không cho, nói, ông Noel chỉ đi xe tuần lộc kéo thôi, không cần xe tăng cùa anh Bi. Anh Bi thì không chịu, lý do : phải có xe tăng để bảo vệ xe tuần lộc ! TíTi không cãi, lẳng lặng lục trong đống đồ chơi tìm cái máy bay ( đã mất 1 bên cánh) , bảo , phải có máy bay trên cao nữa ! Ông nội thắc mắc hỏi, thế treo máy bay ở đâu? TíTi liền trèo ngay lên cửa phòng chỉ chỗ treo cho ông xem ! ( Ông sợ quá, nhỡ cháu chượt tay ngã thì nguy to!). Không thực hiện được ý thích treo máy bay nên TíTí …dỗi. Ông nội phài bế Tí Ti lên dỗ mãi mới yên !
Lúc sau bố mẹ các cháu về. Kế hoạch là cả nhà sẽ đi dạo phố ngắm cảnh đêm Noel rồi ăn nhà hàng . Ông nội từ chối vì trong người thấy hâm hấp sốt . Anh Bi nói rứt khoát : Bi thích về nhà ông Nội ! Tất nhiên cái thích này của cháu ông không chiều được, vì sáng mai Bi phài đến trường, ông làm sao đưa cháu đi sớm đây ! Đường phố SG lúc này chắc đông lắm. Xe ô tô phải để nhà thôi ! Thế là cả gia đình chúng, gồm 4 người leo hết lên xe máy vù ra phố. Trước khi đi cu Bi còn dặn ông ( 2 lần), ông ơi nhà mình có bánh trong tủ lạnh đấy ông ạ ! Chắc cháu có ý dặn ông ở nhà có buồn thì lấy ra mà ăn ! Kể cả đến lúc cháu trèo lên yên xe còn bảo : Bi muốn về nhà ông nội !
Bọn chúng đi rồi, tôi đóng cổng vào trong nhà. Phòng khách sáng choang. Nổi bật là cây thông Noel và cái vườn tuyết ông cháu chúng tôi vừa trang trí. Tất cả chỉ mới đấy thôi mà sao bây giờ lạnh lẽo quá ! Tôi bần thần một lúc định khóa cổng ra về nhưng lại sợ bất cẩn. May chị Osin vừa xong lễ về trông nhà , tôi vội vàng giắt xe ra đường, nổ máy . Chạy xe qua các con phổ nhỏ vắng người đi, tôi vòng qua nhà cụ Huyền-Đồng. Phố cũng vắng vẻ. Cửa sắt đóng chặt . Chắc trong nhà 2 cụ bạn đang cùng con cháu vui đón Noel ! Tôi tăng ga cho xe chạy thật nhanh qua nhà bạn …Ai mà biết chính lúc ấy 2 người bạn già cuả tôi nâng ly rượu chát thầm chúc nhau Giáng sinh Ấm áp –An bình .
( Mời xem thêm hình ảnh trên facebook Calathau Vu TẠI ĐÂY )
"Cẩn thận kẻo phản động phá tòa thì không cản được, lại cản phải người tử tế"
Ngọc Quang
(GDVN) - Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng có hàng chục câu hỏi thắc mắc về Dự
thảo Pháp lệnh xử lý hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng
của Tòa án nhân dân.
Sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về "Pháp lệnh
xử lý hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân
dân".
Dự thảo Pháp lệnh quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến
1.000.000 đồng đối với 5 hành vi vi phạm, trong đó đáng chú ý là
"Nhà báo không thực hiện yêu cầu của Tòa án về việc xuất trình thẻ nhà
báo và giấy giới thiệu công tác khi tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn
biến phiên tòa; không chấp hành đúng hướng dẫn của Thư ký phiên tòa
hoặc lực lượng cảnh sát bảo vệ phiên tòa về khu vực tác nghiệp; không
chấp hành sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa mặc dù đã được nhắc nhở".
Không được khám nhà người vi phạm tại phiên tòa
Tại khoản 6 Điều 9 dự thảo Pháp lệnh. Tùy từng hành vi vi phạm
cụ thể, người bị xử phạt còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp
ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính sau đây: Buộc rời khỏi
phòng xử án; Tạm giữ người; Áp giải người vi phạm; Tạm giữ tang vật,
phương tiện vi phạm; Khám người; Khám đồ vật; Khám nơi cất giấu tang
vật, phương tiện vi phạm.
Đối với những quy định này, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, ban
soạn thảo “viết quá đơn giản” và đặt ra nhiều câu hỏi: “Buộc
phải đi là buộc như thế nào? Tạm giữ thì giữ ở đâu, giữ mấy
ngày? Ai ra lệnh tạm giữ? Áp giải thì lực lượng nào? Tạm giữ
tang vật có có kiểm kê không? Cất ở đâu, có trả không? Khám
người cũng là một trình tự phức tạp, vậy thì khám thế nào,
để cái máy cho người ta đi qua hay khám bằng tay? Khám nơi cất
giấu tang vật, phương tiện vi phạm thì đến nhà người ta xét
à?"
Chủ tịch Quốc hội cũng đồng tình với quan điểm của ông KSor
Phước – Chủ tịch Hội đồng dân tộc yêu cầu ra pháp lệnh xử
phạt, hành vi phải rõ, trình tự thủ tục phải rõ, đặc biệt
những hành vi vi phạm này xảy ra tại phiên tòa thì không được
khám xét nhà ở.
Kết thúc phần thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết
định không thông qua "Pháp lệnh xử lý hành chính các hành vi cản trở
hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân".
-----------------------------------------------
Điều 9 dự thảo Pháp lệnh Dự thảo Pháp lệnh xử lý hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân, quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành việc kiểm tra an ninh của lực lượng có trách nhiệm bảo vệ phiên tòa;
b) Người dưới 16 tuổi đã được nhắc nhở nhưng vẫn vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa;
c) Ăn uống, hút thuốc, mặc trang phục, sử dụng điện thoại di động trong phòng xử án gây ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của Tòa án mặc dù đã được nhắc nhở;
d) Bị cáo đang bị tạm giam tiếp xúc với người bào chữa hoặc người khác mà không được phép của Chủ tọa phiên tòa.
đ) Nhà báo không thực hiện yêu cầu của Tòa án về việc xuất trình thẻ nhà báo và giấy giới thiệu công tác khi tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa; không chấp hành đúng hướng dẫn của Thư ký phiên tòa hoặc lực lượng cảnh sát bảo vệ phiên tòa về khu vực tác nghiệp; không chấp hành sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa mặc dù đã được nhắc nhở.
Sáng nay 23/12/2014 Lễ tang anh Lê đình Thái đã được tổ chức trang nghiêm, trọng thể tại nhà Tang lễ Bộ quốc phòng (phía Nam). đoàn đại diện cựu HS Trường TNVN (Lư Sơn-Quế Lâm ) đã tới đặt vòng hoa và lần lượt thắp nhang vĩnh biệt người bạn đồng môn Lê đình Thái và chia buồn cùng gia quyến.
HLV Toshiya Miura có nhiều chia sẻ
thú vị về bóng đá và cuộc sống ở Việt Nam khi trả lời tờ J-Sport hồi
tháng 10. VnExpress lược đăng một phần bài phỏng vấn này.
- Ấn tượng mạnh nhất của ông về nền bóng đá ở quốc gia này, khi mới đến Việt Nam?
- Thẳng thắn mà nói, V-League rất tệ. Cầu thủ không chịu chạy, và cũng
không chịu khó vận động, có lẽ là vì trận đấu bắt đầu lúc 17h khi thời
tiết còn nắng nóng. Điều này cũng có lý do của nó. Một là do truyền
hình phát hai hoặc ba trận đấu cùng lúc. Hai là do lúc 19h có chương
trình thời sự nên không thể tổ chức trận đấu vào lúc đó.
- Thế còn ấn tượng về đội tuyển Việt Nam?
Nếu ở Nhật Bản, chúng tôi phải thảo luận đẩy ai xuống với những câu hỏi
đại loại "Tại sao không chọn cầu thủ này?". Còn ở Việt Nam thì ngược
lại, ban đầu tôi thấy hầu như không ai vừa mắt mình nên phải dùng phương
pháp loại trừ. Nghĩa là, bỏ cậu này vậy thì chọn cậu kia thôi (cười).
Sau đó chuyện huấn luyện mới bắt đầu.
Đặc trưng của cầu thủ ở Đông Nam Á có lẽ là ghét chạy hay phòng
ngự. Những cầu thủ giỏi ở đây cũng chỉ giống như cầu thủ giỏi ở Nhật Bản
30 năm trước, chỉ giỏi khi giữ bóng. Với bóng đá chuyên nghiệp, điều
này là tối kỵ. Tôi có cảm giác họ rất khó khăn để có thể chạy và chiến
đấu được như mức độ hiện tại.
HLV Miura thấy khó khăn, nhưng bước đầu đã làm các học trò dưới
trướng ông ở đội Olympic và tuyển Việt Nam chơi bóng có tổ chức và kỷ
luật hơn. Ảnh: Lâm Thỏa.
- Môn bóng đá nam tại ASIAD 2014 ở Hàn Quốc vừa qua thì thế nào, thưa ông?
- Tôi đã nghĩ là đội tuyển Olympic Việt Nam sẽ không thắng được Iran,
nhưng nhờ có những cầu thủ dẫn dắt tốt, chúng tôi đạt kết quả khả
quan. Chúng tôi đã có thể thắng trong trận đấu với UAE, dù thực tế là
đã thua. Qua giải đấu này, tôi phải thay đổi một chút quan điểm về các
học trò, bởi tôi từng nghĩ rằng họ hoàn toàn không thể làm gì được trước
các đối thủ.
- Sinh hoạt của ông ở Việt Nam như thế nào?
- Có khoảng 10.000 người Nhật Bản ở Hà Nội. Vì thế, ở đó cũng có sẵn
nhà hàng sẵn sàng phục vụ đồ ăn Nhật Bản. Vì tôi là huấn luyện viên
đội tuyển quốc gia nên chế độ đãi ngộ hoàn toàn khác (chế độ
VIP). Liên đoàn bóng đá Việt Nam thông báo rằng tôi không cần phải
tự lái xe, và cấp cho tài xế, xe riêng.
Lái xe của tôi bị bắt năm lần do vi phạm giao thông, nhưng lái
xe nói: “Ông này là huấn luyện viên đội tuyển quốc gia” nên cảnh
sát giao thông cũng cho qua. Ngoài ra, khi tôi đi cùng đội tuyển
đến sân thi đấu cũng có cảnh sát dẫn đường. Ở Việt Nam, xe
máy lộn xộn, nên tôi cũng được khuyên là không nên đi lung tung.
Tôi nghĩ làm huấn luyện viên đội tuyển quốc gia Việt Nam đúng là đặc
biệt thật!
Với Miura, công việc ở Việt Nam mang lại cho ông những trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ và thú vị. Ảnh: Đức Đồng.
- Đâu là những thời khắc thảnh thơi nhất của ông khi đảm nhiệm công việc hiện tại?
- Lúc thảnh thơi là những lúc xem bóng đá mà tự nhiên hiểu
được thêm điều gì đó. Người Việt Nam nói chung không thích đả
kích, và giống người Nhật ở chỗ ngại va chạm. Tôi cảm thấy vui
vì điểm chung đó. Bữa trưa ở Việt Nam cũng có cảm giác thư thả
hơn so với cách người Nhật ăn cơm hộp, mua từ cửa hàng đồ ăn
nhanh, rồi ăn trong khoảng 15-20 phút.
Trong bữa trưa, tất cả mọi người đều uống bia. Uống bia thực
sự đấy. Sau bữa trưa là thời gian ngủ trưa. Mọi người sẽ ngủ
trưa khoảng một tiếng. Đây là thói quen từ bé. Về thói quen này,
ở công ty cũng như thế. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) bắt đầu làm
việc lúc 8h30, nhưng từ 8h30 đến 9h mọi người mới đến chỗ làm;
từ 12-14h là thời gian nghỉ trưa và 16h30 kết thúc công việc.
Có trợ lý nói với tôi là anh ta muốn vị trí tốt hơn, tôi nghĩ
trong bụng là: “Muốn vậy, thì hãy làm việc đi.” Cảm giác về
cuộc sống ở Đông Nam Á là như thế. Người bình thường thì
khoảng 17h là kết thúc công việc.
- Ông phải làm sao để thích nghi với nếp sinh hoạt và cuộc sống nơi đây?
- Trong cuộc sống, tôi vẫn không thể thay đổi được nếp sống vốn
có của mình nên không còn cách nào khác là phải từ từ thay đổi
thời gian biểu. Đây cũng là điều bắt buộc phải làm. Tôi chán
ngấy vì lịch thi đấu thay đổi xoành xoạch. Chắc nhiều người Nhật
khác cũng không thích điều đó. Nhưng khi tôi hỏi ông Tashima Kohzo -
Phó chủ tịch Liên đoàn bóng đá Nhật - là “như thế này được không”
thì ông trả lời là: "Được, chẳng sao cả".
- Ông thấy thế nào về định hướng của bóng đá Việt Nam?
- VFF cũng hỗ trợ tôi rất nhiều, nhưng cũng có những lúc phải thỏa hiệp
vì sự can thiệp từ bên ngoài. Vấn đề chỉ là tôi phải chấp nhận những sự
can thiệp ấy đến mức độ nào. VFF cũng xem nặng việc dự Olympic hay
World Cup, nên càng làm việc tôi sẽ càng thấy căng thẳng. Nhật Bản đang
vượt khỏi tầm Á châu, còn Việt Nam thì muốn vượt ra ngoài khu vực Đông
Nam Á. Người ta nói phải làm việc này từng bước một. Nhưng để làm được
điều đó, tôi thấy liên đoàn và ban tổ chức giải VĐQG cần nâng cao trình
độ.
Miura mong đợi sự thay đổi tích cực từ V-League và LĐBĐ Việt Nam để bóng đá Việt Nam phát triển hơn. Ảnh: Gia Tu.
- Lứa U19 đã đi tập huấn châu Âu, và cũng gây được tiếng vang nhất định ở châu Á. Ông đánh giá thế nào về lứa tài năng này?
- Thời của Lê Công Vinh năm 2008, họ có những cầu thủ giỏi,
và vô địch AFF Cup năm đó. Nhưng sau đó, họ có vẻ không phát hiện thêm
được những tên tuổi nào tương xứng. Thế hệ được kỳ vọng tiếp theo là
lứa U19 nên xem ra khoảng thời gian trầm lắng của bóng đá nước này còn
kéo dài thêm khoảng 10 năm nữa.
- Làm việc với một đội bóng nước ngoài, cách nhìn nhận của ông về bóng đá Nhật Bản thay đổi như thế nào?
- Tôi có thay đổi chứ. Nếu so với Nhật, người Việt Nam có những tính
cách mà người Nhật đã mai một ít nhiều, như tính ham chơi nhỉ. Họ trẻ
con hơn người Nhật một chút, ghét việc khó chịu, còn việc gì vui vẻ thì
thật sự làm tốt. Có thể họ còn sót lại những điểm đơn giản như vậy.
- Từ vị trí HLV tuyển Việt Nam hiện tại, ông kỳ vọng gì về sự thăng tiến của bản thân?
- Tôi nghĩ sẽ là một bước tiến lớn nếu có thể dự World Cup hay Olympic. Còn nếu, với một HLV, chuyện sang làm việc ở các quốc gia khác nhau cũng là điều bình thường. Đó là nhu cầu thị trường khắp trên thế giới, ngay cả cầu thủ cũng ra nước ngoài thi đấu mà...
Các cụ Làng LSQL đều biết tin mới đây CA Tp.HCM đã bắt tạm giam Nhà văn Nguyễn Quang Lập ( Bọ Lập), đồng thời là Blogger nổi tiếng, chủ trang Blog Quê Choa . Lý do bắt ông, Cơ quan điều tra xét hỏi đã đăng tải công khai rộng rãi trên tất cả phương tiện Thông tin Nhà nước . Dư luận trong và ngoài nước cũng có nhiều ý kiến trái chiều . Trong nước, Nhiều người có tên tuổi ở Việt Nam đã ký vào một lá thư kêu gọi trả tự do cho ông Lập. Trong số này có anh Chu Hảo, cựu HS K6 Trường TNVN, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, và nhà văn Nguyên Ngọc. Ông Đại sứ Mỹ ở VN mới nhậm chức cũng lên tiếng yêu cầu Chính quyền VN thả ông . Đáng chú ý gần đây nhóm 3 GS nổi tiếng đang làm việc ở nước ngoài, trong đó có GS Ngô Bảo Châu đã gửi THƯ NGỎ VỀ VIỆC TẠM GIAM NHÀ VĂN NGUYỄN QUANG LẬP cho ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Hòa Bình và ông Trương Hòa Bình. Tuy nhiên Cơ quan chức năng vẫn quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Lập để phục vụ điều tra với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước » theo điều 88 Luật Hình sự. Được biết điều 88 dành mức phạt từ 3 đến 12 năm đối với những người « tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân ; tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân ; làm ra, tàng trữ các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước ». Trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 10 đến 20 năm. Như vậy tội danh này nặng nề hơn so với điều 258 vẫn được sử dụng để khởi tố những người bất đồng chính kiến lâu nay.
Thư ngỏ của 3 vị GS như sau :
Kính gửi:
Ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công An Ông Nguyễn Hoà Bình, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Ông Trương Hoà Bình, Chánh án Toà án nhân dân tối cao
Chúng tôi được biết Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.HCM đã bắt giữ
ông Nguyễn Quang Lập, nhà văn, và đang tiến hành điều tra. Chúng tôi
viết thư này đề nghị các quý cơ quan cho nhà văn Nguyễn Quang Lập được
tại ngoại trong quá trình điều tra, vì những lý do sau: 1. Qua
các tác phẩm và bài viết của nhà văn Nguyễn Quang Lập mà chúng tôi đã
đọc, chúng tôi cảm thấy rằng ông là một người có tâm với đất nước.
2. Ông Nguyễn Quang Lập sức khoẻ yếu, bị liệt nửa người từ hơn 10 năm
nay. Chúng tôi thấy việc tạm giam ông Lập không phản ánh đúng tính nhân
đạo của hệ thống pháp luật và xã hội Việt Nam. 3. Chúng tôi e
rằng việc tạm giam ông Lập trong tình trạng sức khoẻ như vậy tạo ra một
hình ảnh xấu về Việt Nam trên trường quốc tế. 4. Chúng tôi tin
rằng các cơ quan điều tra có đầy đủ các biện pháp ngăn chặn khác để việc
ông Nguyễn Quang Lập tại ngoại không làm ảnh hưởng đến công tác điều
tra. Vì những lý do trên, chúng tôi khẩn thiết đề nghị các quý cơ
quan cho nhà văn Nguyễn Quang Lập được tại ngoại trong quá trình điều
tra.
Kính thư, Ngô Bảo Châu Đàm Thanh Sơn Vũ Hà Văn
-------------------------------------------------
Ghi chú : Ba nhà khoa học Việt Nam nổi tiếng thế giới : GS Ngô Bảo Châu ( Đại học
Chicago, Mỹ), GS Đàm Thanh Sơn (Đại học Chicago, Mỹ), GS Vũ Hà Văn (Đại
học Yale, Mỹ)
Mõ nhận được e-mail do cụ Nguyễn Hồng Nhật (K6) gửi tới. Không rõ ý đồ của cụ, nhưng có lẽ cụ nhờ dán lên đình Làng K5 để thỉnh thoảng các cụ đàn anh đàn chị K6 tạt qua thì ngắm nghía cho đỡ nhớ nhau chăng ?
Vậy thì xin phép cụ Hồng Nhật, Mõ mời các cụ cùng xem.
"K6 Quế Lâm khu vực Hà thành họp mặt cuối năm tại nhà bạn Lan Thanh, năm nay vắng mặt khá nhiều với lý do: đau nhức xương cốt, cám cúm, có việc riêng . . . Cuộc đời ở bên này DỐC nó là vậy ! Năm ngoái, sau họp mặt thì có hai cụ vĩnh biệt lớp. Năm nay Lớp ra quyết nghị " cấm rời khỏi tập thể ", còn ai rời thì botay.com ! " ( Thư của Hồng Nhật)
------------------------------------------------------------------
Ảnh do cụ Khoa Phi chụp và gửi cho Mõ Làng bằng Ipad trưa nay .
Ảnh không cần chú thích, ai cũng hiểu. Chủ yếu để các cụ nhìn thấy nhau cho đỡ ...nhớ !
Nguyên BS Chủ nhiệm khoa Hồi sức cấp cứu BV Chợ Rẫy,
Nguyên Hội trưởng Hội HSCC Tp.Hồ Chí Minh
đã được tổ chức trang trọng tại Nhà tang lễ Thành phố .
Nhiều tổ chức, đoàn thể , họ hàng và bạn bè thân hữu đã lần lượt đến đặt vòng hoa và vào viếng bạn Lê Hồng Hà. Chị Thiên Hương và anh Trần Kháng Chiến dẫn đầu đoàn cựu TSQ Cục TC TCCT và cựu HS Trường TNVN vào viếng với bức trướng và lần lượt thắp tâm nhang trước di ảnh người bạn QL quá cố .
Cầu mong hương hồn bạn sớm siêu thoát về nơi suối vàng !
----------------------------------------
Tin và ảnh : Quang Trung Vũ
Mời đọc bài viết về BS Hồng Hà thời Lư Sơn-Quế Lâm của Blogger Le Tien hoan TẠI ĐÂY