Thẳng thắn chê V-League !
HLV Toshiya Miura có nhiều chia sẻ
thú vị về bóng đá và cuộc sống ở Việt Nam khi trả lời tờ J-Sport hồi
tháng 10. VnExpress lược đăng một phần bài phỏng vấn này.
- Ấn tượng mạnh nhất của ông về nền bóng đá ở quốc gia này, khi mới đến Việt Nam?
- Thẳng thắn mà nói, V-League rất tệ. Cầu thủ không chịu chạy, và cũng không chịu khó vận động, có lẽ là vì trận đấu bắt đầu lúc 17h khi thời tiết còn nắng nóng. Điều này cũng có lý do của nó. Một là do truyền hình phát hai hoặc ba trận đấu cùng lúc. Hai là do lúc 19h có chương trình thời sự nên không thể tổ chức trận đấu vào lúc đó.
- Thẳng thắn mà nói, V-League rất tệ. Cầu thủ không chịu chạy, và cũng không chịu khó vận động, có lẽ là vì trận đấu bắt đầu lúc 17h khi thời tiết còn nắng nóng. Điều này cũng có lý do của nó. Một là do truyền hình phát hai hoặc ba trận đấu cùng lúc. Hai là do lúc 19h có chương trình thời sự nên không thể tổ chức trận đấu vào lúc đó.
- Thế còn ấn tượng về đội tuyển Việt Nam?
Nếu ở Nhật Bản, chúng tôi phải thảo luận đẩy ai xuống với những câu hỏi
đại loại "Tại sao không chọn cầu thủ này?". Còn ở Việt Nam thì ngược
lại, ban đầu tôi thấy hầu như không ai vừa mắt mình nên phải dùng phương
pháp loại trừ. Nghĩa là, bỏ cậu này vậy thì chọn cậu kia thôi (cười).
Sau đó chuyện huấn luyện mới bắt đầu.
Đặc trưng của cầu thủ ở Đông Nam Á có lẽ là ghét chạy hay phòng
ngự. Những cầu thủ giỏi ở đây cũng chỉ giống như cầu thủ giỏi ở Nhật Bản
30 năm trước, chỉ giỏi khi giữ bóng. Với bóng đá chuyên nghiệp, điều
này là tối kỵ. Tôi có cảm giác họ rất khó khăn để có thể chạy và chiến
đấu được như mức độ hiện tại.
HLV Miura thấy khó khăn, nhưng bước đầu đã làm các học trò dưới
trướng ông ở đội Olympic và tuyển Việt Nam chơi bóng có tổ chức và kỷ
luật hơn. Ảnh: Lâm Thỏa.
|
- Môn bóng đá nam tại ASIAD 2014 ở Hàn Quốc vừa qua thì thế nào, thưa ông?
- Tôi đã nghĩ là đội tuyển Olympic Việt Nam sẽ không thắng được Iran,
nhưng nhờ có những cầu thủ dẫn dắt tốt, chúng tôi đạt kết quả khả
quan. Chúng tôi đã có thể thắng trong trận đấu với UAE, dù thực tế là
đã thua. Qua giải đấu này, tôi phải thay đổi một chút quan điểm về các
học trò, bởi tôi từng nghĩ rằng họ hoàn toàn không thể làm gì được trước
các đối thủ.
- Sinh hoạt của ông ở Việt Nam như thế nào?
- Có khoảng 10.000 người Nhật Bản ở Hà Nội. Vì thế, ở đó cũng có sẵn
nhà hàng sẵn sàng phục vụ đồ ăn Nhật Bản. Vì tôi là huấn luyện viên
đội tuyển quốc gia nên chế độ đãi ngộ hoàn toàn khác (chế độ
VIP). Liên đoàn bóng đá Việt Nam thông báo rằng tôi không cần phải
tự lái xe, và cấp cho tài xế, xe riêng.
Lái xe của tôi bị bắt năm lần do vi phạm giao thông, nhưng lái
xe nói: “Ông này là huấn luyện viên đội tuyển quốc gia” nên cảnh
sát giao thông cũng cho qua. Ngoài ra, khi tôi đi cùng đội tuyển
đến sân thi đấu cũng có cảnh sát dẫn đường. Ở Việt Nam, xe
máy lộn xộn, nên tôi cũng được khuyên là không nên đi lung tung.
Tôi nghĩ làm huấn luyện viên đội tuyển quốc gia Việt Nam đúng là đặc
biệt thật!
Với Miura, công việc ở Việt Nam mang lại cho ông những trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ và thú vị. Ảnh: Đức Đồng.
|
- Đâu là những thời khắc thảnh thơi nhất của ông khi đảm nhiệm công việc hiện tại?
- Lúc thảnh thơi là những lúc xem bóng đá mà tự nhiên hiểu
được thêm điều gì đó. Người Việt Nam nói chung không thích đả
kích, và giống người Nhật ở chỗ ngại va chạm. Tôi cảm thấy vui
vì điểm chung đó. Bữa trưa ở Việt Nam cũng có cảm giác thư thả
hơn so với cách người Nhật ăn cơm hộp, mua từ cửa hàng đồ ăn
nhanh, rồi ăn trong khoảng 15-20 phút.
Trong bữa trưa, tất cả mọi người đều uống bia. Uống bia thực
sự đấy. Sau bữa trưa là thời gian ngủ trưa. Mọi người sẽ ngủ
trưa khoảng một tiếng. Đây là thói quen từ bé. Về thói quen này,
ở công ty cũng như thế. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) bắt đầu làm
việc lúc 8h30, nhưng từ 8h30 đến 9h mọi người mới đến chỗ làm;
từ 12-14h là thời gian nghỉ trưa và 16h30 kết thúc công việc.
Có trợ lý nói với tôi là anh ta muốn vị trí tốt hơn, tôi nghĩ trong bụng là: “Muốn vậy, thì hãy làm việc đi.” Cảm giác về cuộc sống ở Đông Nam Á là như thế. Người bình thường thì khoảng 17h là kết thúc công việc.
- Ông phải làm sao để thích nghi với nếp sinh hoạt và cuộc sống nơi đây?
Có trợ lý nói với tôi là anh ta muốn vị trí tốt hơn, tôi nghĩ trong bụng là: “Muốn vậy, thì hãy làm việc đi.” Cảm giác về cuộc sống ở Đông Nam Á là như thế. Người bình thường thì khoảng 17h là kết thúc công việc.
- Ông phải làm sao để thích nghi với nếp sinh hoạt và cuộc sống nơi đây?
- Trong cuộc sống, tôi vẫn không thể thay đổi được nếp sống vốn
có của mình nên không còn cách nào khác là phải từ từ thay đổi
thời gian biểu. Đây cũng là điều bắt buộc phải làm. Tôi chán
ngấy vì lịch thi đấu thay đổi xoành xoạch. Chắc nhiều người Nhật
khác cũng không thích điều đó. Nhưng khi tôi hỏi ông Tashima Kohzo -
Phó chủ tịch Liên đoàn bóng đá Nhật - là “như thế này được không”
thì ông trả lời là: "Được, chẳng sao cả".
- Ông thấy thế nào về định hướng của bóng đá Việt Nam?
- VFF cũng hỗ trợ tôi rất nhiều, nhưng cũng có những lúc phải thỏa hiệp
vì sự can thiệp từ bên ngoài. Vấn đề chỉ là tôi phải chấp nhận những sự
can thiệp ấy đến mức độ nào. VFF cũng xem nặng việc dự Olympic hay
World Cup, nên càng làm việc tôi sẽ càng thấy căng thẳng. Nhật Bản đang
vượt khỏi tầm Á châu, còn Việt Nam thì muốn vượt ra ngoài khu vực Đông
Nam Á. Người ta nói phải làm việc này từng bước một. Nhưng để làm được
điều đó, tôi thấy liên đoàn và ban tổ chức giải VĐQG cần nâng cao trình
độ.
Miura mong đợi sự thay đổi tích cực từ V-League và LĐBĐ Việt Nam để bóng đá Việt Nam phát triển hơn. Ảnh: Gia Tu.
|
- Lứa U19 đã đi tập huấn châu Âu, và cũng gây được tiếng vang nhất định ở châu Á. Ông đánh giá thế nào về lứa tài năng này?
- Thời của Lê Công Vinh năm 2008, họ có những cầu thủ giỏi,
và vô địch AFF Cup năm đó. Nhưng sau đó, họ có vẻ không phát hiện thêm
được những tên tuổi nào tương xứng. Thế hệ được kỳ vọng tiếp theo là
lứa U19 nên xem ra khoảng thời gian trầm lắng của bóng đá nước này còn
kéo dài thêm khoảng 10 năm nữa.
- Làm việc với một đội bóng nước ngoài, cách nhìn nhận của ông về bóng đá Nhật Bản thay đổi như thế nào?
- Tôi có thay đổi chứ. Nếu so với Nhật, người Việt Nam có những tính
cách mà người Nhật đã mai một ít nhiều, như tính ham chơi nhỉ. Họ trẻ
con hơn người Nhật một chút, ghét việc khó chịu, còn việc gì vui vẻ thì
thật sự làm tốt. Có thể họ còn sót lại những điểm đơn giản như vậy.
- Từ vị trí HLV tuyển Việt Nam hiện tại, ông kỳ vọng gì về sự thăng tiến của bản thân?
- Tôi nghĩ sẽ là một bước tiến lớn nếu có thể dự World Cup hay Olympic. Còn nếu, với một HLV, chuyện sang làm việc ở các quốc gia khác nhau cũng là điều bình thường. Đó là nhu cầu thị trường khắp trên thế giới, ngay cả cầu thủ cũng ra nước ngoài thi đấu mà...
Nam Anh
----------------------------------------------
Theo vnExpress
Những nhận xét và ý kiến HLV Miura chắc chắn là rất khách quan và chính xác. Còn về trận thua của đội tuyển VN trong trận bán kết lượt về tại sân nhà thì HLV Ong Kim Swee có một trải nghiệm và nhận xét như sau:
Trả lờiXóaHồi năm 2004, cũng tại vòng bán kết AFF Cup, tuyển Malaysia rơi vào hoàn cảnh tương tự tuyển VN vừa qua khi thắng oanh liệt Indonesia 2-1 ngay trên sân khách Gelora Bung Karno. Thế nhưng, khi CĐV Malaysia nghĩ đội nhà sẽ vào chung kết, thì cú sốc xảy ra ở trận lượt về, đội Malaysia thua lại đến 1-4 ngay tại thánh địa Bukit Jalil. Khi đó, báo chí Malaysia cũng nghi đội Malaysia bán độ.
Nhưng thực tế, cũng theo HLV Ong Kim Swee, “vấn đề là các cầu thủ Malaysia hồi năm 2004, cũng như tuyển VN bây giờ, đã quá chủ quan, cứ nghĩ đã cầm chắc chiếc vé vào chung kết và chơi với sự tự tin thái quá dẫn tới mất tập trung. Cho nên, để thủng lưới liên tiếp và sớm dẫn tới sự sụp đổ. Bóng đá là vậy, rất khó dự đoán trước điều gì, trong bất cứ hoàn cảnh nào”.
Bóng đá là như vậy, nhưng bóng đá VN dường như chưa đủ ý thức và trình độ văn hóa để ... đá bóng.
Em không hiểu bóng đá lắm nhưng...em nghĩ thua và thua 2-4 là tỉ số bình thường thôi. Họ đẳng cấp hơn ta mà! Tại truyền thông cứ là ầm lên...Hi hi,( lại nói leo!!!)
Trả lờiXóaMơ Mộng hỏa huyền
Trả lờiXóa