Nhặt trên xa lộ thông tin entry này, đang bán tín bán nghi thì cụ TS Xuân Hoài cũng chia sẻ : " Cái thông kê này không biết có chính xác không ?". Bó tay ! Thôi cứ dán lên đình Làng để các cụ xem giải trí chút chút !
Dân số
Việt Nam hiện nay có dân số ước tính khoảng hơn 93 triệu
người, đứng hàng thứ 13/243 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Dân số
là một trong những đơn vị chính được dùng để đánh giá độ lớn và nhỏ của
một quốc gia. Việt Nam đứng hàng thứ 13 có dân số đông nhất thế giới.Bởi
vậy, xét về mặt dân số, Việt Nam không phải kém.
Diện tích:
Việt Nam có tổng diện tích đất liền khoảng 331,210 km2, đứng
hàng thứ 61/189 quốc gia trên thế giới. Diện tích quốc gia cũng là một
trong những đơn vị chính dùng để đánh giá độ lớn của quốc gia. Ở vị trí
thứ 61, Việt Nam thuộc nhóm 1/3 quốc gia có diện tích lớn nhất thế
giới.Bởi vậy, xét về mặt diện tích, Việt Nam không phải là kém.
Duyên Hải:
Việt Nam là một quốc gia có địa thế rất đặc biệt; vừa tiếp
diện biển ở phía Đông, vừa dựa vào rừng cây và cao nguyên ở phía Tây.
Việt Nam đứng hàng thứ 33/154 quốc gia có bề dài duyên hải dài nhất thế
giới với chiều dài duyên hải 3,444 cây số. Nên biết rằng, có 47 quốc gia
trên thế giới hoàn toàn nằm trong lục địa (không tiếp diện với biển) và
35 quốc gia có chiều dài duyên hải chưa đến 100 cây số. Bởi vậy, xét về
mặt bề dài duyên hải, Việt Nam không phải là kém.
Rừng cây:
Việt Nam có tổng số diện tích rừng đứng hàng 45/192 quốc gia
và lãnh thổ trên thế giới với tổng diện tích rừng là 123,000 cây số
vuông. Rừng Việt Nam được xếp loại rừng có hệ sinh thái đa dạng và đặc
biệt.Mặc dù rừng cây ở Việt Nam bị khai thác một cách bừa bãi, nó vẫn
nằm ở vị trí 1/3 các quốc gia đứng đầu về diện tích rừng.Bời vậy, xét về
mặt diện tích rừng cây, Việt Nam không phải là kém.
Đất canh tác:
Việt Nam có tổng số đất canh tác là 30,000 cây số vuông, đứng
hàng 32/236 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Tổng số lượng lúa được
Việt Nam canh tác đứng hàng thứ 5 trên thế giới trong số 20 quốc gia
canh tác lúa gạo. Xét về mặt đất canh tác (và đặc biệt canh tác lúa
gạo), Việt Nam không phải là kém.
Việt Nam không nhỏ với đơn vị kích thước, dân số, đất đai,
biển đảo, rừng cây v..v… nhưng lại yếu kém về phát triển kinh tế,
giáo dục, xã hội, và văn hóa… do quản lý rất tồi:
giáo dục, xã hội, và văn hóa… do quản lý rất tồi:
- Giáo dục:
Theo chỉ số Human Development, Việt Nam đứng hàng 121/187, có
nghĩa là dưới trung bình. Không có một trường đại học nào của Việt Nam
được lọt vào danh sách trường đại học có danh tiếng và có chất lượng.
- Bằng sáng chế:
- Ô nhiễm:
Theo chỉ số ô nhiễm, Việt Nam đứng ở vị trí 102/124, gần đội sổ danh sách.
- Thu nhập tính theo đầu người:
- Tham nhũng:
- Tự do ngôn luận:
- Phát triển xã hội:
- Y tế:
Việt nam có đầy đủ tiềm năng nhưng tại sao tụt hậu ngày càng xa sau các nước khác?
Ai trả lời được đây?
Đây là những thống kê của các tổ chức khác nhau, trong đó có những tổ chức tư nhân, khả năng tiếp cận thông tin và tiêu chí đánh giá của họ khác nhau cho nên mức độ chính xác của các xếp hạng này cũng rất khác nhau. Mặt khác ở nước ta làm gì cũng bí mật, thiếu nhiều thông tin minh bạch cũng là một khó khăn cho việc đánh giá xếp hạng.
Trả lờiXóaCó 3 mặt rất nổi trội của nước ta không thấy tổ chức nào đánh giá như hoạt động lễ hội theo thống kê mỗi năm cả nước có trên 8.000 lệ hội, chưa kể lễ khởi công, hoàn công, khánh thành, Rồi huân chương huy chương cũng rất hào phóng, huân chương cho tỉnh, cho huyện, cho ngành, cho đơn vị cho cá nhân, Đặc biệt là HỌP, một người về hưu như tôi nếu tham gia đầy đủ các cuộc họp của khu phố có lẽ mỗi năm cũng gần 100 cuộc.
Về 3 mặt này VN chắc chắn ăn đứt các nước trên TG.
Đúng là vừa CƯỜI vừa KHÓC nếu những thông tin này có độ chính xác.
Trả lờiXóaTheo cảm nhận của tôi thì đánh giá trên là khá chính xác. Mà thực ra những đánh giá loại này cũng đâu cần quá chính xác để làm gì.
Trả lờiXóaCon 1 chi so nua ma VN dung trong top dau tien: Dang CS doc quyen lanh dao!
Trả lờiXóa