Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

BÁU VẬT TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN Ở ĐỀN HÙNG

BĐH- Từ những năm đầu  thập niên 50 của TK 20, khi từ Việt Bắc sang Trung Quốc học tập, chúng ta - những đứa trẻ trên dưới 10 tuổi đã thuộc lòng câu khẩu hiểu :" Trung-Việt hữu hảo vạn cổ trường thanh", và  đến nay , khi chúng ta đã là những ông già hưu trí, Đảng, Nhà nước vẫn khẳng định VN và TQ có một "tài sản" quý giá là truyền thống hữu nghị láng giềng tốt từ hàng ngàn năm nay ! Điều này có thật, hay chỉ là ước vọng ngày càng xa vời ?
Nhớ lại, bài học đầu tiên về Lịch sử nước nhà, câu " Một ngàn năm dân ta bị PK Trung Hoa đô hộ ". Rồi những áng hùng văn như Bình Ngô Đại Cáo, Hịch ướng sĩ ... cùng biết bao truyện thần thoại, cổ tích mà  Tiên tổ để lại vẫn còn khắc đậm trong tâm trí và biến thành bài hát của NS họ Trịnh , giống như một câu đồng dao truyền tụng đến muôn đời  !
" Một ngàn năm đô hộ giặc Tầu
 Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Ba mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ để lại hôm nay
Gia tài của mẹ là nước Việt buồn ..." ...

Sẽ còn chia rẽ trong cách đánh giá lịch sử, nhưng tin rằng thời gian sẽ là người phán xét khách quan nhất .
Hôm nay, một ngày cuối năm, xin giới thiệu câu chuyện về một báu vật của người Việt khẳng định vị thế Tổ tiên chúng ta đã độc lập hùng cứ một phương bất chấp kẻ thù hùng mạnh phương Bắc trường kỳ âm mưu thôn tính ! 

Trống đồng đền Hùng khẳng định vị thế tổ tiên



Trong gần 1.000 trống đồng Đông Sơn được tìm thấy, trống đồng đền Hùng nổi bật lên vì ngoài kỹ thuật luyện kim đúc đồng và chế tác tinh xảo thì vị trí tìm được trống đặt ra nhiều câu hỏi thú vị cho giới nghiên cứu. 

Trống đồng đền Hùng được lưu giữ tại Bảo tàng Hùng Vương, TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ - Ảnh: Hoàng Long
Trống đồng đền Hùng được lưu giữ tại Bảo tàng Hùng Vương, TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
- Ảnh: Hoàng Long
 
Trong suốt thời kỳ đô hộ, người phương bắc không bao giờ ngừng nghỉ mục tiêu làm người Việt quên đi nguồn gốc của tổ tiên để dễ bề đồng hóa, thôn tính. Tuy nhiên, theo TS Trần Văn Đạt, người dành rất nhiều thời gian tìm hiểu, nghiên cứu trống đồng Đông Sơn, “sự hiện diện của các cổ vật có niên đại thời kỳ Đông Sơn, trong đó tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn đã xác minh những bằng chứng không thể chối cãi về nguồn gốc và nền văn minh cổ xưa của người Lạc Việt mà phương bắc cố tình che đậy, ngụy tạo”.

Sự hiện diện của các cổ vật có niên đại thời kỳ Đông Sơn, trong đó tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn đã xác minh những bằng chứng không thể chối cãi về nguồn gốc và nền văn minh cổ xưa của người Lạc Việt mà phương bắc cố tình che đậy, ngụy tạo 
(TS Trần Văn Đạt)




Cũng theo TS Đạt, việc tìm thấy trống đồng Đông Sơn với kỹ thuật luyện kim đúc đồng tinh xảo, hoa văn, chi tiết phản ánh sinh động cuộc sống xã hội cổ đại trên lưu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả đã chứng minh “sự xuất hiện một nền văn hóa rực rỡ của người Lạc Việt”.
Trong số các trống đồng Đông Sơn được tìm thấy hiện nay, trống đồng đền Hùng được xác định niên đại khoảng 2.500 - 2.300 năm. Theo đánh giá của Viện Khảo cổ học VN, chiếc trống này được xếp vào nhóm C loại Heger I và đây được xem là chiếc trống có kích thước lớn và có thể hiện được trình độ cao về kỹ thuật luyện kim đồng thau cũng như nghệ thuật trang trí.
Trống đồng đền Hùng có đường kính mặt 93 cm, đường kính đáy 94 cm, cao 66 cm và nặng 90 kg. Trống gồm 4 phần, trong đó phần mặt trống nổi bật vì được đúc khá dày và trang trí tinh xảo. Chính giữa mặt trống là hình mặt trời có đường kính 20 cm. Viền quanh mặt trời là 3 đường chỉ trống tạo ra 3 vòng tròn đồng tâm. Đặc biệt, trên mặt trống thiết kế dày đặc tới 9 vành hoa văn trang trí đa dạng các vòng, vạch, đường tròn, hình người và hình chim lạc, tượng cóc... Hình người được cách điệu, hình chim lạc, cóc rất sinh động cho thấy nghệ thuật trang trí đã đạt mức điêu luyện.
Phần thân trống chứng minh rõ nét sự tồn tại của người Lạc Việt thời cổ đại thông qua việc trang trí 6 thuyền chở các hình người được hóa trang thành chim trên 5 vành hoa văn. Các thuyền, hình người được bố trí đồng đều, xen kẽ giữa các hoa văn lông công, vành tròn, vạch xiên...
Phần đế trống và quai trống trang trí hình bông lúa phản ánh nền nông ngiệp của người Lạc Việt cổ đại.
Cũng theo tài liệu của Viện Khảo cổ học VN, trống đồng đền Hùng được đúc liền mạch, kết cấu vững chãi, thân trống có một số lỗ vuông nhỏ được ẩn giấu khéo léo là dấu vết quá trình đúc trống cho thấy kỹ thuật luyện kim đúc đồng của người Lạc Việt đã đạt đến đỉnh cao trong thời cổ đại.

Thoát dã tâm hủy diệt
Trống đồng đền Hùng hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Hùng Vương, thuộc Khu di tích lịch sử đền Hùng. Ông Nguyễn Xuân Các, Giám đốc khu di tích, cho biết trống được tìm thấy vào ngày 5.8.1990 tại nhà ông Lê Văn Thành ở đồi Phân Ngùi, xã Hy Cương, H.Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Trong khi đào hố vôi, ông Thành đào được trống ở độ sâu 50 cm cách măt đất. Vị trí nhà ông Thành nằm ngay dưới chân núi Nghĩa Lĩnh (núi Hùng), nơi được xem là nơi đóng đô của triều đình Hùng Vương.
Đặc biệt hơn, khi tra cứu bản đồ khảo cổ học thì trong tổng số gần 1.000 trống đồng Đông Sơn được tìm thấy hiện nay thì đây là chiếc trống đồng loại I duy nhất tìm được quanh khu vực đền Hùng nói riêng và khắp vùng tả ngạn sông Thao (từ Lào Cai về đến Việt Trì).
Ông Các cho biết trống đồng là một nhạc khí biểu tượng cho quyền lực, lễ hội, tôn giáo. Do niên đại của trống đồng đền Hùng trong thời Đông Sơn trùng với thời kỳ Hùng Vương, cộng với vị trí đặc biệt khi tìm ra chiếc trống này đã đặt cho giới nghiên cứu một câu hỏi rất thú vị: đây có thể là chiếc trống đã sử dụng trên núi Nghĩa Lĩnh để cầu mưa thuận gió hòa của cư dân nông nghiệp Lạc Việt.
Theo nghiên cứu của PGS-TS Trịnh Sinh, Viện Khảo cổ học, trống đồng Đông Sơn là cái gai trong mắt quân xâm lược Trung Hoa. Thậm chí chính sử còn ghi lại: “Trống mất thì vận người Man cũng mất”. Người Man là cách nhà Hán gọi miệt thị các dân tộc phương nam trong đó có người Việt cổ. Vì thế, theo nhà Hán, giải pháp để đồng hóa dân tộc là hủy diệt trống đồng. Nhiều trống đồng Đông Sơn đã bị nấu chảy.
Hoàng Long - Trinh Nguyễn

3 nhận xét:

  1. Cách đây hơn 10 năm, VTV1 có công chiếu bộ phim 6 tập có tên chung " Uông chung dòng nước" do Hãng phim Truyền hình tỉnh Vân Nam (TQ) chủ biên, chủ chi và cả làm chủ về nội dung tư tưởng. Tuy nhiên , để có tính khách quan ( chính ngôn), phía TQ đã ghi thêm tên 5 vị TBT, TGĐ của 5 đài còn lại gồm Miến, Thái, Việt, Miên, Lào . ( Phía VN có tên UVTW Đ/TGĐ Vũ Văn Hiến).Phim này lấy con sông Mêkong làm " sợi chỉ đỏ xuyên suốt". Có điều họ gọi gộp là Lan Thương-Mêkông, mà phần Lan Thương ( Từ Tây Tạng đến biên giới VN) chiếm thời lượng nhiều hơn hẳn Mê Kông ( Cửu Long như cách gọi của VN). Nguy hiểm hơn là họ đã "gài vào phim " nhiều quan điểm rất phi lịch sử. Có thể nói là " đánh tráo/ ăn cắp văn minh và lịch sử của người khác để đánh lừa khán giả rằng : Trung Hoa chính là ...bông hoa ở giữa thiên hạ ! Về nguồn gốc và chủ nhân của Trống đồng phim thuyết minh ( Tiếng Anh và tiếng bản địa của mỗi nước ) rằng, vốn là cái nồi nấu cơm của người dân ở Vân Nam thời đồ đồng , sau thành cái vật gõ đuổi tà ma, sang Việt Nam, Lào ... thành vật thiêng tế thờ trời đất ! Tóm lại nó có gốc gác tầm thương do cư dân bản địa ở Vân Nam chế tác đầu tiên. Dẫn chứng là hiện có rất nhiều ở Bào tàng Vân Nam !? ( Chắc ăn cướp được từ VN mang về ).Xem thế đủ biết người Tầu thâm thế nào, và người Việt mình ngu...ngơ ra làm sao !!!

    Trả lờiXóa
  2. Từ xưa người Việt thật thà
    Từ xưa Tầu đã ma tà trá gian
    Trống đồng đích thực đất Nam
    Nó đưa về Bắc khai man trống Tầu !
    Tin chi miệng lưỡi khựa Tầu.

    Trả lờiXóa
  3. Đã biết là ngu là bị lừa thì đừng ngu nữa! Sợ cái đ...gì?

    Trả lờiXóa