Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Tướng Tầu Lưu Á Châu " Sói đội lốt cừu " .

Dân mạng lâu nay truyền nhau đọc bài nói " ngoài luồng", tán dương "nước Mỹ dân chủ " của viên đương nhiệm Thượng tướng Trung Hoa Lưu Á Châu Chính ủy của Đại học Quốc phòng Trung Quốc ....Blog Làng ta cũng từng đăng bài nói  này của họ Lưu và được nhiều cụ "khoái ". Nhưng sau này Mõ phát hiện, bài dịch ra tiếng Việt đăng trên mạng xã hội chỉ là bản dịch không toàn văn. Không hiểu vì lý do gì người ta đã "đục bỏ" mấy đoạn họ Lưu "chửi Việt Nam" . Sau một thời gian im ắng, nay Lưu ÁChâu bỗng bị chính người Hoa ở Hồng Công lột mặt nạ, hiện nguyên hình là " Sói đội lốt  cừu ". 
để khỏi mất thời gian chúng tôi không đăng lại bài " Sự đáng sợ của nước Mỹ" của Lưu Á Châu. Cụ nào chưa đọc hoặc muốn đọc lại thì vào Google gõ đúng 6 chữ " Sự đáng sợ của nước Mỹ", hoặc click chuột vào đây lập tức sẽ hiện ra trước màn hình, tha hồ soi chiếu ngâm cứu .

Cái này thì cần biết : Lưu Á Châu là ai ?
  [ Theo Wikipedia ]
Lưu Á Châu sinh ngày 19 tháng 10 năm 1952 tại Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây; quê quán ở Túc huyện, nay là quận Dũng Kiều, địa cấp thị Túc Châu, tỉnh An Huy, Trung Quốc; Thượng tướng Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), nguyên Phó Chính ủy Không quân Trung Quốc; hiện nay là Chính ủy của Đại học Quốc phòng Trung Quốc, từng là giáo sư thỉnh giảng của Đại học Stanford Mỹ. Ông đồng thời là một nhà văn có tiếng, chủ nhân một số giải thưởng văn học. Các bài viết của ông ngôn từ mạnh dạn, quan điểm mới mẻ (nhất là quan điểm đối với Mỹ), lập luận sắc bén của ông được dư luận rất quan tâm. Ông là con rể cố Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Tiên Niệm.[1]


HÃY CHÚ Ý NHỮNG LỜI SAU ĐÂY CỦA ÔNG TA ĐỂ THẤY RÕ SỰ NHẤT QUÁN CỦA “CHỦ NGHĨA BÀNH TRƯỚNG ĐẠI HÁN”

Vì sao Trung Quốc đánh Việt Nam năm 1979?
“    Khi đó, có người nói: chúng ta đánh nhau với người Việt Nam, hiện nay, những người hy sinh là liệt sĩ, sau khi quan hệ hai nước trở lại tốt đẹp, họ sẽ là gì? Tôi trả lời: "Vẫn là liệt sĩ!". Vì sao? Chúng ta phải nhìn nhận cuộc chiến này từ góc độ chính trị. Ý nghĩa của cuộc chiến này nằm bên ngoài cuộc chiến. Cuộc chiến này của đồng chí Đặng Tiểu Bình là đánh để hai người xem, một là Đảng Cộng sản Trung Quốc, hai là người Mỹ... Về chính trị, cuộc chiến này không thể không đánh. Vì sao? Sau khi Đặng Tiểu Bình trở lại nắm quyền, chương trình cải cách mở cửa của Trung Quốc đã được ông vạch sẵn, muốn thực hiện chương trình này phải xác lập quyền lực tuyệt đối trong nội bộ Đảng. Phải đánh một trận... Muốn cải cách phải có quyền lực. Biện pháp xác định quyền lực nhanh nhất là gây chiến tranh... Quân Giải phóng ào ạt vượt qua biên giới vào ngày 17/2. Thứ hai là người Mỹ, ý nghĩa của việc này cũng rất lớn.    ”
—Lưu Á Châu [3]

Trả hận cho người Mỹ và Mỹ đã ồ ạt viện trợ cho Trung Quốc

“    Liên Xô cũng tan rã. 10 năm trước đó, Đặng Tiểu Bình đã nhận ra vấn đề này, dùng chiến tranh để vạch rõ ranh giới với các nước xã hội chủ nghĩa. Đặng Tiểu Bình, thật là một kỳ tài! Vừa rồi, tôi nói gây ra cuộc chiến tranh này vì người Mỹ, chính là trả hận cho người Mỹ. Có bằng chứng không? Có đấy. Ngày hôm trước rời Nhà Trắng thì ngày hôm sau, Đặng Tiểu Bình bắt đầu đánh Việt Nam. Vì sao có thể giúp Mỹ hả giận? Bởi vì, người Mỹ vừa tháo chạy nhục nhã khỏi Việt Nam. Chúng ta sao lại giúp người Mỹ hả giận? Thực ra không phải vì Mỹ, mà là vì chúng ta, vì cải cách mở cửa. Trung Quốc không thể cải cách mở cửa mà không có viện trợ của các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ. Nhờ cuộc chiến này, Mỹ đã ồ ạt viện trợ kinh tế, kỹ thuật, khoa học kỹ thuật và cả viện trợ quân sự, tiền vốn cho Trung Quốc... Cuộc chiến này đem lại cho Trung Quốc những gì? Đó là một lượng lớn thời gian, tiền bạc và kỹ thuật. Nhờ những yếu tố này, Trung Quốc tiếp tục đứng vững sau khi Liên Xô sụp đổ. Đây là thành công vĩ đại. Thậm chí có thể nói, bước đi đầu tiên của cải cách mở cửa Trung Quốc chính là từ cuộc chiến tranh này.    ”

4 nhận xét:

  1. Sao lại có thể thế được nhỉ ? Ông ta từng là giáo sư thỉnh giảng tại ĐH Stanford Mỹ mà lại phát biểu như thế, ý nghĩa sâu xa là gì và cũng không gây ấn tượng gì cho Mỹ ?

    Trả lờiXóa
  2. Ý kiến này gọi là "ngôn từ mạnh dạn, quan điểm mới mẻ (nhất là quan điểm đối với Mỹ), lập luận sắc bén của ông được dư luận rất quan tâm..." đây!

    Trả lờiXóa
  3. Trước đây, khi đọc Lưu Á Châu mà nội dung chủ yếu là chê người TQ, khen người Mĩ, tôi thấy ông này rất mạnh dạn nói thẳng ra những điều có thật dẫu biết rằng đọc nó người TQ không vui. Tuy chê người TQ nhưng tôi thấy khá rõ cái đọng cơ của việc chê này là vì TQ, mong người TQ bỏ những điểm yếu cố hữu, học những cái hay của Mĩ để mà tiến lên trở thành bá chủ thiên hạ. Nay đọc bài này càng thấy rõ lập trường vì TQ của ông ta.

    Trả lờiXóa
  4. HIểu đơn giản theo kiểu VN ta thì LAC bị chính quyền TQ xếp vào lề trái . Nhưng để ý thì thấy ông ta được phát ngôn rất công khai ở những diễn đàn chính thống, quan trọng ( Công với địa vị cao trong quân đội và bộ máy hoạch định chính sách) Gần đây các bài nói của ông được phổ biến lại trên hệ thống truyền thông của Phượng Hoàng - một cái loa phụ của Nhân Dân Nhật Báo ( ở Hồng Công) . Điều này đủ thấy, thực ra ông Tướng LAC cũng chỉ là 1 thứ DƯ LUÂN VIÊN cấp cao của TC mà thôi. Cụ Trác nói rất đúng !

    Trả lờiXóa