Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Coi chừng đề xuất của TQ về " Con đường tơ lụa trên biển "

CON ĐƯỜNG TƠ LỤA TRÊN BIỂN ĐÔNG & AN NINH 
BỜ CÕI VIỆT NAM
 ( Trần Công Thanh K4 )


  Sơ đồ các "Con đường tơ lụa trên bộ & trên biển" do Trung Quốc đề xuất

Do ấp ủ tham vọng làm chủ thị trường buôn bán toàn cầu, Trung Quốc đã đề xuất với nhiều quốc gia trên thế giới, xúc tiến thiết lập mạng lưới các “Con đường tơ lụa” trên bộ & trên biển, kết nối thị trường Trung Quốc với thị trường các Châu Lục, trọng tâm là Đông Nam Á, Trung Cận Đông, Tây Á & Châu Âu. Họ đã tuyến bố dành 50 tỷ USD & Lập ”Quỹ xây dựng cơ sở hạ tầng” để tài trợ cho các quốc gia tham gia xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng “Con đường tơ lụa” ở trên bộ & trên biển.
“Con đường tơ lụa trên Biển Đông” sẽ có liên quan trực tiếp đến chủ quyền biển đảo & an ninh bờ cõi Việt Nam, nên cần phải được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, thấu đáo.
Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia chủ động đưa ra tranh chấp chủ quyền đối với Việt Nam trên Biển Đông, sau khi dùng vũ lực chiếm đóng trái phép toàn bộ quần đảo Hoàng Sa & 1 số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bằng lý sự về “Đường lưỡi bò 9 đoạn” viển vông.

“Con đường tơ lụa trên Biển Đông” là con đường hàng hải quốc tế, nên chỉ có thể nằm trên vùng biển quốc tế. Vậy, trên Biển Đông vùng biển nào thuộc vùng lãnh hải các quốc gia & vùng biển nào thuộc phạm vi vùng biển quốc tế, theo qui định Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, đều chưa được pháp lý quốc tế làm sáng tỏ.
Vì vậy, trước khi nói tham gia “Con đường tơ lụa trên Biển Đông” phải mở một Cuộc hội nghị thực thi Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc trên Biển Đông & phạm vi vùng biển quốc tế trên Biển Đông, dành cho “Con đường tơ lụa trên biển” đi qua?
Nếu không làm như vậy thì Trung Quốc sẽ lợi dụng việc đề xuất “Con đường tơ lụa trên Biển Đông” để hợp thức hoa yêu sách “Đường lưỡi bò 9 đoạn” mà họ vẫn rêu rao lâu nay.
                                                                                             Kỹ sư Trần Công Thanh ( cựu HS K4 ) )

2 nhận xét:

  1. kyvinhhung09:51 27/4/15

    Xin nói thêm :cửa ngõ bắt đầu con đường tơ lụa trên biển Đông của TQ chính là Hải phòng. Họ rất thèm làm chủ HP, biến hải cảng quan trọng này thành nơi xuất nhập khẩu hàng hóa phục vụ Vân Nam Quí Châu, Miến Tây TQ nói chung. Theo chiến lược phát triển, TQ ưu tiên miền Đông, Ven biển trước, nay sau hơn 40 năm , họ đang chuyển dịch trọng tâm phát triển sang hướng tây. HP nói riêng, VN nói chung nằm trong chuỗi địa bàn được họ "qui hoạch" bởi lẽ nếu không có đường ra cái lưỡi bò thì kế hoạch đó khó thực hiện được. Nói ngắn gọn, con đường ấy chỉ là "tơ lụa" với TQ, sẽ góp phần làm cho TQ mạnh lên trên mọi miền; tạo ra thê và lực mới cho họ tiến xuống làm chủ ĐNÁ. Nếu ta mắc mưu họ thì khác gì thêm nanh cho hổ,thêm nọc cho rắn? Khi đã chót ký vào rồi, con đường từ Lao Cai, Lạng sơn qua Hà Nội xuống đến HP sẽ trở thành đất của TQ, ngày đêm rầm rập xe lửa Ô tô ngược xuôi,chở đủ mọi thứ,, ai dám kiểm tra, ngăn cản? May ra VN chỉ được chút sái ,đó là thuế vận chuyển quá cảnh,hết. Lúc bình thường thì hỉ hả, hảo hảo, khi có vần đề ở BĐ (đang và sẽ xẩy ra) ta gây khó cho họ, họ sẽ xuất quân trừng phạt, dạy cho bải học nữa vì vi phạm hợp đồng!..Đó là viễn cảnh của con đường tơ lụa mơ hồ đầy cám dỗ của TQ. Liệu các nhà lãnh đạo ta đã nhìn thấy hiểm họa đó chưa? Yêu cầu quan trọng nhất hiện nay là gạt bỏ ngay miếng bùa ý thức hệ và cái mồi nhử tơ lụa để tìm ra giải pháp tốt nhất đối phó với TQ. Muốn vậy cẩn cẩn trọng, nghe ý kiến các nhà trí thức yêu nước, công khai xin ý kiến nhân dân, tham khảo bạn bè v.v.không được phép nhắm mắt thỏa thuận trong bóng tối như Hội nghị Thành đô ! Lý lẽ rất đơn giản : Tổ Quốc ,non sông gấm vóc VN không phải sở hữu riêng của mấy ông...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. (Calathau ký gửi): Nguy cơ mất nước chính là từ những cái mồi nhử như thế này . Có thể công khai, trắng trợn ( như xâm chiếm dần dần biên giới trên bộ và trên vùng biển . Có thể là những món mồi nhử vật chất ! Có thể là lời ca hữu nghị viển vông, ru ngủ những kẻ lú lẫn . Nguy hiểm thay ! Phân tích như KyVinhHung là sâu sắc .

      Xóa