( BBC. 8 tháng 4 2015)
Trả lời BBC, một chuyên gia Trung Quốc lạc quan thận trọng về quan hệ song phương, còn nhà quan sát Việt Nam nói cần 'cảnh giác'.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đang có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 7/4.
Việt Nam và Trung Quốc cần xử lý tốt bất đồng trên Biển Đông để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình được dẫn lời nói như thế với người tương nhiệm phía Việt Nam, truyền thông Trung Quốc đưa tin.
“Chúng ta phải nghiêm túc tuân thủ những thỏa thuận quan trọng mà lãnh đạo của hai đảng đã đạt được, cùng nhau xử lý thỏa đáng và kiểm soát các bất đồng trên biển, duy trì mối quan hệ tổng thể, hòa bình và ổn định trên Biển Đông,” ông Tập được hãng tin China News Service dẫn lời nói với ông Trọng tại cuộc gặp tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh hôm 7/4.
Trong khi đó, Thông Tấn Xã Việt Nam cho biết hai nhà lãnh đạo thừa nhận “trở ngại lớn nhất chính là sự tin cậy chính trị chưa cao, chủ yếu là do bất đồng trong cách ứng xử, giải quyết vấn đề trên Biển Đông”.
Hai bên cam kết sẽ đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện “phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững và ngày càng đi vào chiều sâu”.
Trả lời BBC, Giáo sư về Quan hệ Quốc tế và Nghiên cứu Chiến lược, Shi Yinhong, từ Đại học Nhân dân Trung Quốc, bày tỏ vui mừng khi hai nước muốn giảm căng thẳng và quan tâm hơn về trao đổi kinh tế và các hình thức hợp tác khác.
Điều này “quan trọng cho Hà Nội về kinh tế và cho Bắc Kinh về ngoại giao,” ông nói.
Nhưng ông thừa nhận tranh chấp biển đảo vẫn tồn tại, và “không bên nào chấp nhận nhượng bộ lớn”.
“Chính sách ngoại giao của Việt Nam vẫn sẽ nhằm từ từ xây dựng đối tác chiến lược, hay một điều gì gần như thế, với Washington.
“Chính sách của Trung Quốc thì vẫn sẽ định hình bởi sự cạnh tranh chiến lược với Mỹ tại tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á.”
Giáo sư Shi Yinhong kết luận: “Thật mừng khi chứng kiến quan hệ nồng ấm hơn, và chúng ta cũng đừng ngạc nhiên nếu nhỡ xảy ra chuyển biến lạnh lẽo hơn trong tương lai.”
Nhiệt tình có tính toán?
Trao đổi với BBC, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nhà quan sát chính trị, kinh tế từ Hà Nội, nhận định: “Sự nhiệt tình, những ngôn từ hữu nghị và thiện chí của Trung Quốc nên được xem xét trong bối cảnh họ muốn kéo Việt Nam về phía mình và ngăn cản Việt Nam xích về phía Mỹ.”
Ông Doanh cho biết Trung Quốc đã ‘vội vã mời ông Nguyễn Phú Trọng sang thăm’ trong bối cảnh ông Trọng chuẩn bị đi thăm Mỹ.
“Sau đó Trung Quốc cũng ngừng cho báo chí công kích, phỉ báng Việt Nam với những ngôn ngữ hết sức tàn tệ,” ông cho biết.
“Điều này đòi hỏi Việt Nam phải luôn cảnh giác, phải đặt lợi ích, độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ lên cao nhất và nhanh chóng trở nên phát triển hùng mạnh,” ông Doanh nói.
“Nhân dân Việt Nam luôn luôn muốn cho Việt Nam hùng mạnh lên và muốn cho Việt Nam có thêm càng nhiều bạn bè càng tốt để có thể tự bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trước bất kỳ sự xâm lấn nào,” ông nói thêm
Báo chí Trung Quốc
Trang mạng của Hoàn Cầu thời báo dẫn lời ông Tề Kiến Quốc, cựu Đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam, nói rằng chuyến thăm của ông Trọng có ‘ý nghĩa rất to lớn’ trong quan hệ giữa hai nước do trong phái đoàn của ông Trọng có đến bốn ủy viên Bộ Chính trị khiến đây là một trong những phái đoàn cấp cao nhất của phía Việt Nam đến thăm Trung Quốc.
Liên minh Mỹ-Việt rất không có khả năng xảy ra do hai nước thù địch nhau về ý thức hệ.Tề Kiến Quốc, cựu đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam
Ông Tề cũng cho biết Việt Nam ‘luôn ưu tiên mối quan hệ với Trung Quốc’. “Vì là láng giềng và cùng là nước xã hội chủ nghĩa, cả hai nước đều có cơ hội trong sự phát triển của nhau,” ông Tề được dẫn lời nói.
Về sự phát triển mối quan hệ Mỹ-Việt, ông Tề cho rằng liên minh giữa Washington và Hà Nội là ‘rất không có khả năng xảy ra’ do hai nước thù địch nhau về ý thức hệ.
Tờ Minh báo của Hong Kong bình luận rằng ông Trọng đã cho thấy ‘ông rất coi trọng mối quan hệ với Trung Quốc và ông muốn duy trì mối quan hệ hòa bình và hữu nghị với Bắc Kinh với việc thăm Trung Quốc trước khi đi Mỹ’.
Cũng theo tờ báo này thì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là ‘nhà lãnh đạo Việt Nam ủng hộ Trung Quốc nhất’ nhưng ‘lại không có được nhiều ảnh hưởng ở trong nước’.
‘Học chống tham nhũng’
Về đề xuất Con đường Tơ lụa thế kỷ 21, ông Tập nói Trung Quốc hoan nghênh sự tham gia của Việt Nam còn ông Trọng nói ông ‘đang nghiên cứu’, theo Hoàn cầu Thời báo.
Ông Trọng cũng bày tỏ hy vọng hợp tác giữa hai nước sẽ được tăng cường thông qua con đường xây dựng Đảng, đào tạo các cán bộ cho Đảng Cộng sản Việt Nam và cải tiến hệ thống pháp luật Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của Trung Quốc.
Trang mạng của tờ Oriental Daily ở Hong Kong cho biết công cuộc chống tham nhũng mà ông Tập Cận Bình đang tiến hành ở Trung Quốc ‘đã gây ấn tượng cho Đảng Cộng sản Việt Nam’ và ông Nguyễn Phú Trọng đã nói là ông ‘sẽ dành nhiều công sức hơn nữa để chống tham nhũng’.
Tờ báo này cũng cho biết một trong những nội dung chính trong chuyến thăm Trung Quốc của ông Trọng là trao đổi kinh nghiệm với Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc để học hỏi kinh nghiệm về chống tham nhũng
Sáng nay trong cuộc hôi ngộ với mcacs " chiến hữu" một thopwi làm công tác về quan hệ Việt Trung tôi đã được một " quan chức " tháp tùng đoàn kể cho nghe vài chi tiết " bên lề " chuyến đi và kết quả thể hiển ra trong " thông cáo chung" tôi chỉ bất mí hai chi tiết nhỏ : chuyến đi là do phia Đang CSTQ mời , họ mời tới 7 lần ta mới đáp ứng, vè lễ tân thì đây là lân TQ đon trọng thể nhất, ở mức cao chưa từng có so với các lân thăm câp cao trươc .. tư đó có thể hiểu mục đích của phía họ rồi , còn nội dung thi xin đểhạ hồi phân giải..
Trả lờiXóaTôi cho rằng về phía TQ, đây là một động tác mang tính chất tình thế, gần đây họ hiểu ra rằng nếu ép quá thì VN sẽ càng ngả nhiều sang phía Mỹ. Cho nên khi biết tin ông Trọng sắp đi Mỹ họ vội vàng và "tha thiết" mời TBT sang thăm TQ và họ đón tiếp quá long trọng, nói năng hứa hẹn rất ngọt ngào. Về phía VN thì cũng khó từ chối vì họ quá "nhiệt tình" ( như cụ CL bất mí, họ mời đến 7 lần). Chẳng gì thì vuốt mặt còn phải nể mũi chứ. Mặt khác gần đây trên TG có rất nhiều biến cố rất lơn ( Thỏa thuận sẽ ký với Iran, Nga chơi Obama hai quả đậm, bà Clinton tuyên bố tranh cử TT ...) Do đó TQ muốn hoãn binh để xem thời cuộc.
Trả lờiXóaTuy nhiên tôi cho rằng quan hệ Việt Trung chưa có gì chuyển biến về thực chất, cả hai bên đều làm công tác ngoại giao mà ngoại giao thì chẳng bao giờ nói thật nhất là ngoại giao châu Á. Chúng ta còn phải chờ chuyến đi Mỹ sắp tới của ông Trọng và những chuyển biến sau vụ Iran và vấn đề tiếp theo của Ucrana.
Mọi hình thức đón tiếp của TQ chưa nói được điều gì. Tư tưởng Đại Hán khó từ bỏ lắm.
Trả lờiXóaThông cáo chung hoàn toàn không nói gì tới "tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có luật Biển 1982" mà chỉ nói theo kiểu "đóng của bảo nhau"... Lại còn nhắc tới "tám chữ vàng" và "4 tốt". Khi gặp thanh niên 2 nước, ông Trọng còn nhai lại "vừa là đồng chí vừa là anh em"... Toàn là thiên lệch về lập trường của TQ!
Trả lờiXóaCái luận điệu "chung ý thức hệ" hoàn toàn là lừa bịp. Một nhà bình luận người Arab có nhận xét về chế độ TQ: Duy trì hệ thống cai trị của cộng sản để bảo vệ lợi ích của những người cầm quyền hoàn toàn không còn chất cộng sản nữa!
Tuy nhiên, tôi tin là lập trường của ông Trọng và những người đi theo ông trong chuyến này không đại diện cho "tình cảm thật" của đa số người VN đối với TQ hiện nay.
- TC " tự nhiên nổi hứng" "mời" ông Trọng sang BK và tổ chức đón tiếp hoành tráng nhằm nhiều âm mưu thâm hiểm, trong đó theo Mõ có mục đích " Hạ nhục CSVN" trước bàn dân thiên hạ chứ không phải đề cao gì cả ! ( Mày đi đâu , ai mời mặc xác mày, nhưng ông gọi là mày phải sang ! Chấm hết ! )
Trả lờiXóa- Trung Cộng nổi tiếng nói 1 đằng làm một nẻo, thậm chí lời nói và hành động trái ngược nhau 180 độ, bất cần sự phản ứng của phần còn lại của thế giới ! Các cụ sang "nhà" cụ DS có đầy đủ tư liệu để kiểm chứng !
- Ông Trọng là " Đảng trưởng" , ( Độc) đảng này tuy tự nhận " Đại diện cho quyền lợi của toàn dân Việt " nhưng lại chưa có quy chế hoạt động theo Pháp luật hiện hành quy định. Vậy mà ông ký với Tầu hàng loạt hiệp định làm ăn kinh tế, tức là ông Trọng ( Đảng) giẫm chân ông 3 Dũng ( CP). Chả hiểu Luật gì, thể chế gì ! Hay là sáng tạo độc đáo của VN ?