Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Chuyện Bác Hồ chưa từng công bố

Tượng Bác Hồ và cháu thiếu nhi đã được chuyển vào khuôn viên Nhà VHTN Tp.HCM
( ảnh tư liệu của Nguyễn Ngọc Hùng )

Người viết : HỒ BẤT KHUẤT

Tôi là người tương đối chăm đọc. Nhân dịp 125 Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi muốn đọc một cái gì đấy mới mẻ, nhưng tìm mãi vẫn chưa thấy. Vậy tôi xin kể những điều chưa thấy báo chí viết.

NHỚ NHỮNG LỄ KỶ NIỆM BÌNH DỊ, ĐẦY Ý NGHĨA

Thời gian tôi công tác tại Tạp chí Cộng sản (1983 - 1993), tôi được dự 3 hay 4 lần kỷ niệm Sinh nhật Bác. Những lễ kỷ niệm đó rất bình dị, không có khẩu hiệu, không có hoa. Đúng sáng 19/5, cả cơ quan lên hội trường; những người đã từng sống, làm việc, chữa bệnh... cho Bác lên kể những câu chuyện rất đời thường. Tôi nghe được nhiều chuyện thú vị. Xin kể lại 2 chuyện.
Chuyện thứ nhất do Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, nhà báo Hồng Chương kể.
Ngày đó Tạp chí Cộng sản còn mang tên Tạp chí HỌC TẬP (từ 1955 đến 1976), trụ sở đóng tại 59 Nguyễn Du. Một lần Bác Hồ bất ngờ đến thăm. Sau khi gặp gỡ, nói chuyện với cán bộ tòa soạn, Bác nói:
- Các chú nghiên cứu lý luận - chính trị, có cần phải ở tại một ngôi nhà to đẹp như thế nào không? Tạp chí có tên là HỌC TẬP, nó bao hàm ý nghĩa khiêm tốn ở đó rồi, thế mà các chú làm một cái biển to tướng treo trước cổng, có nên không?...
Bác Hồ chỉ nhẹ nhàng hỏi thế, không ra lệnh, không chỉ thị nhưng sau đó cơ quan họp lại và quyết định trả nhà 59 Nguyễn Du để làm nhà khách đối ngoại của Trung ương Đảng; tạp chí chuyển sang số 1 Nguyễn Thượng Hiền. Cái biển to cũng bỏ đi, chỉ dùng một cái biển nhỏ ghi tên, địa chỉ, số điện thoại của Tạp chí.

Chuyện thứ hai tôi được nghe một người làm việc lâu năm ở đó kể lại.
Cũng nhân dịp sinh nhật Bác, tạp chí quyết định mời Bác sĩ Tôn Thất Tùng đến kể lại những ngày cuối đời của Bác.
"Vào mùa hè năm 1969 sức khỏe của Bác xấu đi trông thấy. Tôi được mời đến để chữa bệnh cho Bác tại nhà sàn.Bác gầy yếu nhưng vẫn minh mẫn; hàng ngày vẫn làm việc. Bác vẫn ăn uống bình thường, tuy không ăn được nhiều lắm. Tôi chú ý là mỗi bữa ăn, Bác đều lấy ra một cái lọ và lấy những quả tròn tròn trong đó ra ăn. Tôi để ý thì thấy đó là cà muối. Với tư cách là bác sĩ, tôi nói:
- Cà là món ăn ngon nhưng không có lợi cho sức khỏe. Bác đang yếu nên không được ăn cà.
Bác nghe, không phản đối nhưng đến bữa sau vẫn mang ra ăn. Tôi nhắc lại yêu cầu thì Bác nói:
- Đây là cà đồng bào Nghệ An gửi ra, nó không những ngon mà còn tình nghĩa...
- Nhưng nó là thứ thức ăn không có lợi cho sức khỏe, nhất là đối với người đang chữa bệnh thì tuyệt đối không được ăn.
Bác không cãi lại, nhưng vẫn ăn. Lừa lúc Bác không để ý, tôi mang lọ cà ném xuống ao..."

HỒ CHÍ MINH LÀ NGƯỜI XỨ NGHỆ NÊN CÓ TÍNH GÀN (?)

Chuyện Bác Hồ từng được Đảng và Nhà nước Việt Nam dự định tặng Huân chương "SAO VÀNG" cao quý nhưng Bác không nhận đã được báo chí nói tới. Còn chuyện vào năm 1967, nhân kỷ niệm 50 Cách mạng Tháng Mười, Liên Xô quyết định tặng Bác Huân chương "LENIN" nhưng Bác cũng không nhận thì chưa thấy nói. Tuy nhiên, về việc này kho lưu trữ của ĐCS Liên Xô có rất nhiều tài liệu. Số là sau khi Bác từ chối nhận Huân chương "LENIN", Bộ Chính trị ĐCS Liên Xô ngạc nhiên, tức giận và hoang mang. Họ đưa cả mạng lưới tình báo vào điều tra xem có cá nhân nào, thế lực nào gây sức ép, buộc Hồ Chí Minh không nhận?
Sau khi điều tra kỹ càng, có kết luận: Hồ Chí Minh không hề bị sức ép nào cả. Người không nhận hoàn toàn xuất phát từ nhận thức cá nhân. Có người bình luận theo kiểu võ đoán: Hồ Chí Minh là người xứ Nghệ nên ông ấy gàn nên từ chối vinh dự to lớn này.
-----------------------------------
Nguồn : Theo Blog Letienhoan

5 nhận xét:

  1. Nguyễn Ngọc Hùng00:54 20/5/15

    Cám ơn BĐH (cụ Calathau) đã sử dụng ảnh của tôi trong bài này.
    Về việc HCM không nhận các huân chương và danh hiệu vinh dự, tôi cho rằng: Bác không màng công danh. Nhưng có thể sâu xa hơn nữa là Bác "đứng" trên tất cả những gì thuộc về lợi ích cá nhân mà con người bình thường vẫn tiếp nhận. Huân chương Sao Vàng cao quý ư? Bây giờ diện được huân chương này cũng khá đông đảo rồi. Danh hiệu anh hùng ư? Bây giờ quá nhiều, thậm chí có người tự tô vẽ thành thích mà cũng được "anh hùng". Tôi nhớ: Bác chỉ nhận hai danh hiệu "tiến sĩ danh dự", một của Indonesia thời Sukarno và hai là của Ấn Độ thời Neru.

    Trả lờiXóa
  2. Nguyễn Ngọc Hùng01:09 20/5/15

    Chuyện của cụ Hồ Bất Khuất có thể minh chứng cho điều này: Cộng sản VN thời trước không cần mang tên "cộng sản" (Đảng Lao Động, Tạp chí Học Tập...); không cần phải thêm các mĩ từ tô vẽ cho danh xưng, không cần trụ sở hoành tráng với những bảng hiệu "khủng", nhưng "chất" Cộng Sản thì không phải bàn.
    Ngày nay, phải xưng danh thât to, phải thêm tính từ "quang vinh" vào danh xưng ấy. Trụ sở thì từ trung tương đến địa phương đều rất nguy nga; trong đó mọi tiện nghi đều rất tân kỳ với những cái ghế cứ như ngai vàng cùa các hoàng đế. Nhưng sự suy thoái thì cũng không cần diễn giải thêm.

    Trả lờiXóa
  3. kyvinhhung16:08 20/5/15

    Rất đồng tình với lời bình sâu sắc của anh NNH. Để hiểu đúng tâm trạng, suy tư của Bác Hồ trong những dịp nói trên thật không dễ dàng. Chỉ có thể khẳng định : Bác không giả vờ khiêm tốn để lấy tiếng mà thật sự không muốn, không cần ai khen ngợi ca tụng, ban tặng đặc ân gì ngoài tình cảm yêu quí thực lòng của người dân. Tôi có cảm giác Bác lúc nào cũng có nhu cầu đi về với người dân bình thường một cách giản dị nhất, không thích quan cách tiền hô hậu ủng xe pháo ầm ĩ như bây giờ.Ngay cả huân chương Lenin của LX cũng không làm Bác thay đổi ý nghĩ. Nói Cụ gàn kiểu xứ Nghệ là không hiều đúng tầm tư tưởng của Cụ.Tôi đoán có hai lý do: một là:đã không nhận Sao Vàng của VN sao lại nhận huân chương LX? nếu nhận vào là mất uy ngay bởi vô tình coi cái của LX có giá hơn của VN! Hai là năm 1967, Cụ biết mình sắp về với Tiên Tổ,vậy nhận cái danh hão đó làm gì?vô nghĩa. Nếu đã tặng thì phải tặng đáng hoàng lúc vừa lập nhiều công lao hồi CMT8, hoặc KC chống Pháp v.v.Tuy nhiên điều này không cần bàn đến nhiều. Ông Hồ Bất Khuất vốn đã nổi tiếng vì đấu tranh cho dân chủ, tiến bộ ở VN nên viết bài này để nhắc khéo Ban lãnh đạo hiện nay . Tôi cho rằng hầu hết trong số họ đều là "những người CS tự xưng"mà thôi. Họ chỉ lợi dụng uy tín của Bác Hồ, tổ chức những ngày kỷ niệm này nọ rất tốn tiền dân để mập mờ đánh lận con đen,đánh tráo đúng sai tốt xấu..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh17:43 20/5/15

      Hình như Hồ Bất Khuất là Hồ xuân Nguyên ,quê Quảng Trị,dân Quế Lâm đoàn 10 phải không?
      TXH

      Xóa
    2. TXH, bạn nhầm rồi HBK không phải dân QL đoàn 10 của bạn đâu. TS Hồ Bất Khuất là nhà báo, nhà văn khá nổi tiếng (với tiểu thuyết "Làng và Phố", "Đường về", tập truyện ngắn "Thông reo" và tiểu thuyết sắp xuất bản "Ra khỏi đám đông"), tốt nghiệp Trường MGU Moskva sau bọn chúng tớ nhiều khóa., hiện công tác ở Tạp chí Gia đình và Trẻ em.

      Xóa