Bác Hồ với độc lập dân tộc...
Nguyễn Mạnh Kính (K3)
Tác giả Mạnh Kính (K3) |
Trung tuần tháng 11 năm 2012, một nhóm học sinh khối 3 trường Thiếu nhi Việt Nam chúng tôi đã có chuyến đi về Tân Trào, Tuyên Quang. Khi đến lán Nà Nưa (1), nếu chịu khó đi tiếp về phía sau, bên phải lán, chúng ta sẽ gặp thêm các lán dành cho chiến sĩ bảo vệ, tổ điện đài và đặc biệt lán của thành viên đội Con Nai. Đây là lán của những người đã làm việc ngay bên cạnh Bác Hồ cho đến khi họp Quốc dân đại hội tháng 8 năm 1945. Đáng lưu ý là khi đó đồng chí Võ Nguyên Giáp cũng chỉ ở lại lán với Bác một đêm khi Bác ốm nặng, còn bình thường vẫn ở trong dân (2), hàng ngày vào làm việc với Bác. Như vậy, những người ở liền kề với Bác chắc chắn là những người được Bác hết sức tin cẩn.
Tìm hiểu về đội Con Nai, biết rằng từ cuối năm 1944 Bác đã chủ động tiến hành việc tiếp xúc với lực lượng đồng minh ở Côn Minh, và tháng 3 năm 1945 Bác đã trực tiếp gặp Trung tướng Chennault chỉ huy quân đồng minh tại Côn Minh và tiếp tục duy trì quan hệ về sau. Ngày 17/7/1945, đội “Con Nai” gồm 5 người do Thiếu tá Mỹ E. Tômat phụ trách đã nhảy dù xuống Tân Trào, tham gia huấn luyện cho khoảng 2.000 bộ đội Việt Nam. Đồng thời, theo yêu cầu của phía Mỹ, một sân bay dã chiến đã được Việt Minh xây dựng tại Lũng Cò xã Minh Thanh để tiếp nhận viện trợ do các máy bay Mỹ chở tới (3).
Từ giữa tháng 7 đến cuối tháng 8/1945 lán Đồng Minh này đã là nơi ăn nghỉ của đội Con Nai
Sân bay dã chiến Lũng Cò ngày nay
Sân bay dã chiến Lũng Cò ngày nay
Hiện nay, tại khu vực này– sau này là nơi ở và làm việc lâu nhất của Nha Công an Trung ương trong kháng chiến chống Pháp– tiền thân của bộ Công an ngày nay– đã xây dựng khu Di tích Nha Công an Trung ương Minh Thanh (4).
Đứng từ tượng đài chính nhìn ra, ở bên tay phải, dưới chân đồi có một vật trưng bày độc đáo. Đây là hiện vật nhắc lại sự việc các máy bay loại nhẹ của Mỹ đã từng hạ cánh xuống sân bay dã chiến ở đây để tiếp tế cho Việt Minh:
Có thể thấy rõ trên thân máy bay dòng chữ “Không quân Hoa Kỳ”
Qua tìm hiểu, tôi biết được trong những thứ Bác Hồ đề nghị Đồng minh chở tới có hai văn bản: “Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ” và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791”, hai văn kiện Bác đã trích dẫn ngay đầu Tuyên ngôn Độc lập mà Bác đã đọc ngày 02 tháng 9 năm 1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Mở đầu Tuyên ngôn Độc lập, Bác viết: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc."
Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.” (5)
Như vậy, ngay từ trước Cách mạng tháng Tám, Bác đã có sự chuẩn bị tư liệu cho Tuyên ngôn Độc lập. Việc Bác chọn hai văn kiện này thật sự là điều đáng suy nghĩ.
Trước hết, thấy rõ sự cẩn trọng của Bác khi sử dụng tư liệu– luôn dựa vào văn bản, không chỉ dựa vào trí nhớ, cho dù là có thể rất siêu phàm.
Tiếp theo, có thể thấy Bác đã thể hiện rất rõ sự “dĩ bất biến” của mình trong mục tiêu hoạt động giành độc lập cho nước nhà. Thực tế sau khi Nhật vào Đông Dương, kẻ thù trực tiếp cần đánh đuổi để giành độc lập là phát xít Nhật. Nên mũi nhọn của cách mạng phải nhằm vào Nhật, và cần liên minh với các lực lượng Đồng minh chống phát xít để tranh thủ sự giúp đỡ và ủng hộ. Việc có được sự ủng hộ của lực lượng Đồng minh chống phát xít trong xây dựng lực lượng vũ trang cho cách mạng tháng Tám hoàn toàn không phải là một hệ quả tình cờ, ngẫu nhiên, mà là một kết quả của sự phân tích đánh giá tình hình và quyết sách đúng đắn của Bác nhằm thực hiện cho được mục tiêu giành độc lập cho đất nước. Vượt trước thời gian một chút, sau khi đọc Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ còn gửi thư cho một số nguyên thủ quốc gia trên thế giới kêu gọi công nhận nhà nước Việt Nam mới được thành lập cũng như tranh thủ sự ủng hộ, nhưng đã không nhận được hồi âm (trong đó có lãnh tụ Liên Xô I. Xtalin, Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman, Tổng thống Pháp Léon Blum, bộ trưởng Thuộc địa Pháp Marius Moutet và Nghị viện Pháp,… ), càng thấy việc Bác có quan hệ được với lực lượng Đồng minh trước tháng 8/ 1945 là một thành công lớn. Song, điều quan trọng hơn cả ở đây là Bác đặt quan hệ này để nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ thiết thực phục vụ cho việc giành độc lập cho đất nước. Việc Bác dẫn hai văn kiện nói trên trong Tuyên ngôn Độc lập chứng tỏ tính nguyên tắc “dĩ bất biến” của Bác để khẳng định quyền độc lập của nhà nước Việt Nam non trẻ, tranh thủ tối đa sự thông cảm, ủng hộ của thế giới.
-------------------------------------------------------------
(Trích trong bài tham luận của NMK tại hội thảo khoa học chi hội Khoa Học Kỹ Thuật phường Phương Mai – Hà Nội , 16-5-2013)
Những chi tiết trong bản tham luận của Mạnh Kính hoàn toàn phù hợp với hình ảnh và lời bình trong bộ phim "Cuộc gặp gỡ lịch sử" (Mới đây phát trên VTV1 đúng vào dịp TBT Nguyễn Phú Trong công du sang đất nước CỰU BẠN- CỰU THÙ). Lịch sử, xét cho cùng cũng phụ thuộc vào quan điểm của mỗi chính thể, mỗi chính đảng, mỗi chính quyền . Ngày trước chúng ta học sử, những sự kiện này hoàn toàn bị trống, vắng trong sách giáo khoa Sử ký . Bây giờ thì khác rồi. Và liệu sau này còn bao nhiêu sự kiện lịch sử nữa được người đời rũ bụi thời gian để chúng hiện lên một cách trung thực nhất ! (Calathau )
Trả lờiXóaĐọc trích dẫn này từ Tuyên Ngôn Độc lập của Hoa Kỳ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc."; tôi lại nảy ra thêm một ý nữa: HCM chọn thể chế nhà nước VN độc lập do ông làm chủ tịch là "Dân Chủ Cộng Hòa"- trùng với danh xưng của hai đảng lớn nhất thay nhau cầm quyền tại Mỹ. Tiếp đó, HCM đặt mục tiêu cho nhà nước Dân Chủ Cộng Hòa ấy là "đội lập- Tự do- Hạnh phúc" rõ ràng phù hợp với đoạn cuối của câu trích dẫn trên: "... quyền được sống, quyền TỰ DO và quyền mưu cầu HẠN PHÚC. Đất nước độc lập, thì phải mang lại Tự Do và Hạnh Phúc cho con người. Mục tiêu ấy, cho đến nay, dường như VN mới đạt được "độc lập". Còn "tự do" và "hạnh phúc" thì vẫn còn xa vời.
Trả lờiXóaCám ơn LS_QL đã "chiếu cố " (hì) đăng bài của NMK vô, lại còn công phu tìm thêm ảnh minh họa. Quả là BĐH rất có trách nhiêm. Cám ơn rất nhiều ạ!
Trả lờiXóaMáu nghề nghiệp mà TG ! Anh vốn người cầu toàn ( trong nghề thôi nhé, chứ trong giao tiếp dở ẹc ấy mà !). Trình độ Vitinh thì học mót. Thỉnh thoảng bí lại hỏi Tiến Hoàn hoặc mở Blog của Nguyệt Ánh ra xem ! Đưa 1 bài lên kèm hình ảnh có khi mất vài tiếng đồng hồ ( Chẳng hạn lấy được 1 hình trong Video làm mình họa cũng qua đến 5-6 tháo tác chuyển giao diện màn hình. Có trường hợp gần xong hết, tự nhiên động vào cái nút trời ơi nào đó, tất cả biến sạch ! ( Do máy tính bị lỗi virus quá nhiều chắc ?). Anh tin em cũng từng trải qua. Nhưng khó khăn mà mình khắc phục được mới ...thích ! Cho nên, anh nói với cô em và MK không khách sáo nhé : Anh rất vui khi nhận được bài viết của mọi người gửi về đăng Blog Làng ta. Bất kể ai. Bất kể Lớp nào, miễn STT phù hợp với tiêu chí của luson.qulam Blogspot ! Và bài trình bày đẹp được tác giả cũng vui là Mõ Làng vui thêm 1 lần nữa !
Xóa