Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

NGUYỆT ÁNH ; HÀNH HƯƠNG LÊN PHƯƠNG BẮC ( Bản bổ sung và hoàn thiện)

Tác giả Nguyệt Ánh bên bia tưởng niệm các Liệt sĩ Khánh Khê 

BĐH- Có lẽ Nguyệt Ánh là thành viên yếu sức khỏe nhất trong đoàn Hành hương nhưng về nhiệt tình thì cụ không thua kém ai ! Nguyệt Ánh cũng là người sớm nhất đưa ghi chép của mình lên mạng Blog cá nhân để mọi người cùng đọc. Nhưng vốn là nhà khoa học, cụ đã bổ sung thêm nhiều chi tiết và đây là bản viết cụ đã hoàn thiên và post lên Blog của mình .Mọi người có thể sang Nhà Nguyệt Ánh đọc bản gốc và xem nhiều hình ảnh minh họa sinh động TAI DÂY
Cuộc Hành Hương lên Phương Bắc để thắp hương cho các Liệt sỹ đã ky sinh trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc 35 năm trước ( kéo dài 30 ngày bắt đầu từ 17-2-1979).
Cuộc Hành Hương đã được tổ chức một cách tuyệt vời và kết quả đạt được thật mỹ mãn, hơn cả sự mong đợi của mọi người.Nguyên nhân của thắng lợi này có thể kể ra rất nhiều, trước tiên là nhờ vong linh của các Liệt sỹ đã phù hộ cho chúng ta sau nữa  là vì  :
  1. Tổng Tư Lệnh là cụ Trần Xuân Hoài, một nhà Khoa học rất cao siêu, sống ở nước ngoài nhiều hơn trong nước. Thế mà cụ đã soạn ra được một bản kế hoạch hết sức cụ thể, khoa học và chính xác. Để phát huy dân chủ, cụ còn triệu tập hội nghị trù bị để mọi người góp ý và quán triệt.
  2.   Hợp đồng được ký kết và thực hiện bởi Công Ty Lữ hành Hoa Phượng, một CT có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức Du lịch. Đặc biệt, người đứng đầu CT đồng thời trực tiếp làm Hướng dẫn viên là ông Tiến, theo tôi là một người có tài.Ông Tiến có kiến thức sâu và rộng cả về Lich sử, Địa lý. Có trí nhớ rất tốt, đi đến đâu kể đến đấy mà tuyệt đối chính xác : Tên người, thời gian, địa điểm. Hát hay như Ca sỹ và thuộc rất nhiều thơ để minh họa.
  3.  Đoàn Du lịch gồm nhiều thành phần gộp lại, nhiều nhất là K5-LSQL, có nhiều người chưa hề gặp nhau, tuổi tác cũng chênh lệch nhiều, trẻ nhất là em Hà 46, già nhât là cụ Phiến đã gần 80. Nhưng đây là một tập thể hết sức Đoàn kết, rất cởi mở, chan hòa. Ai cũng muốn làm cho bạn bè vui bằng những lời tâm sự chân thật của mình hoặc chia sẻ với bạn bè nhưng tài liệu hay mà mình sưu tầm được. Đặc biệt anh Ngô Chí Hưng còn tặng cho mỗi chúng tôi một quyển truyện do anh sáng tác.
  4.  Riêng cá nhân tôi xin được nói lời cảm ơn với tất cả các bạn. Chân tôi đau lên xuống xe hay khi phải đi bộ xa đều phải có người dìu. Nếu không có sự giúp đỡ của mọi người tôi không thể hoàn thành chuyến đi này được.
                      Cuối cùng, nếu muốn nói về nhược điểm hay điều đáng tiếc của chuyến Hành hương này thì tôi xin nói đến việc số lượng người tham gia vào đoàn hơi ít. Tổ chức tốt như vậy, công phu như vậy mà chỉ có 15 người tham gia thì hơi phí. Hôm họp trù bị thấy không khí sôi động lám, nhiều người phát biểu rất hào hứng, tôi nghĩ đoàn cũng phải có trên 20 người. Đáng tiếc là nhiều người bận không đi được. Tôi tiếc nhất là 3 cô bạn là bác sỹ đã không đi làm tôi rất buồn
                 
Xin viết tiếp theo yêu cầu của cụ Lê Tiến Hoàn
Tóm tắt Nhật ký hành trình:

Xuất phát từ Hà Nội- Nhà cụ Xuân Hoài, 75b Trần Hưng Đạo lúc 6g30. Xe chạy trên đường cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên được 99Km thì dừng lại ăn sáng ở ngã ba Bờ Đậu. Tiếp theo, theo Quốc lộ số 3 qua mỏ than Phấn Mễ, mỏ than Trại Cau đến phố Đu. Đây là nơi Đại Đoàn Quân Tiên Phong ra đời. Tiếp đến là Khu Gang Thép Thái Nguyên. Nơi cụ Khoa Phi đã cống hiến toàn bộ tuổi Thanh niên tràn đầy nhiệt huyết của mình cho sự nghiệp công nghiệp hóa nước nhà, 35 năm và 6 tháng là thời gian cụ làm việc ở đây. Xe đi tiếp đến thị xã Bắc Kan lúc 10g45. Nơi đây cụ Nguyễn Văn Tố  bị gặc Pháp bắn chết. Chiến dịch Bắc Kan ta tiêu diết 5 nghìn quân Pháp.
Ở đây Bác Hồ làm bài thơ :
            Không có việc gì khó
            Chỉ sợ lòng không bền
            Đào núi và lấp biển
            Quyết chí ắt làm nên
Bài thơ sau đó đã được nhạc sỹ Hoàng Hà ( Cao Hy Vọng ) phổ nhạc.
Xe chạy tiếp trên con đường mà Bác Hồ đã đi chiến dịch Biên Giới.
Xe đến khu Di tích lịch sử Nà Tu lúc 11g30. ( Thôn Nà Tu, xã Cẩm Ràng ). Tiếp đến là Thị Trấn Phủ Thông, rẽ trái thì đến Hồ Ba Bể, nhưng xe chạy thẳng đến Đồn Phủ Thông, qua Đèo Giàng rồi lên Đèo Gió lúc 12g35. Giữa trưa mà trên đèo sương mù bao phủ lại luôn phải tránh xe Containe nên xe đi khá chậm. Đây là quê của nhà văn Hồ Zếnh. Anh Tiến đã kể cho chúng tôi nghe nhiều chuyện  về nhà Văn này. Xe qua cầu Lương Sơn, nơi giặc Pháp đã giết ông Phùng Chí Kiên. Tướng Kiên và Tướng Giáp là Tướng văn và Tướng Võ mà Bác Hồ đã trao tặng.
14 g 15 xe qua đèo Kheo Khang  thuộc thị trấn Ngân Sơn, tiếp đến là đèo Cao Bắc ( Bren) rồi qua đèo Tài Hồ Sình, qua bên kia đã là đất Cao Bằng. Đến Bằng Khẩu lúc 14g30. Qua chợ Bằng Khẩu Rẽ trái là Khe Phác Nà Ngần, nhưng chúng tôi đi thẳng, đây là một vùng giồng rất nhiều thuốc lá, nhà nào cũng có một lò gạch to để sấy thuốc lá. Qua đèo Cao Bắc lúc 14g56 rồi đèo Tèo Hồ Xìn lúc 15g23. Ở đây có khúc sông nơi mà không biết bằng cách nào bọn Tầu đã đưa thuyền chở 20 vạn quân vào đây, thuyên giặc treo cờ đen ( đen là Ô) vì vậy dân mình gọi bọn gặc này là TẦU Ô .
Thăm đền Nùng Chí Cao rồi xe chạy về Khách Sạn Hoa Lan ở Cao Bằng lúc 17g.
Chúng tôi nhận phòng, lên nghỉ ngơi khoảng 1 giờ rồi đi ăn tối. Khách sạn bình dân, chỉ 2 sao thôi, nhưng cũng sạch sẽ gọn gang. Phòng có đủ nhưng 3 chúng tôi ( Ngân, Ánh Hà ) chỉ nhận một phòng để còn buôn dưa lê. Tuy vậy tôi vẫn uống 2 viên thuốc ngủ và ngủ được một giấc ngon lành để có sức cho ngày mai tiếp tục cuộc hành trình.
Ngày 28-2, ngày thứ 2 của cuộc Hành Hương cũng khởi hành lúc 6g sáng. Xe rời khách sạn, chạy dọc theo chiều dài bức tường Thành Nhà Nguyễn. đây là Quốc lộ 4A nối Cao Bằng với Lạng Sơn. Chúng tôi đến Đèo Bông Lau lúc 8g30. Trận đánh đồn Bông Lau năm 1949 ta đã tiêu hủy 200 xe cơ giới của giặc Pháp. Đến Thất Khê lúc 9 giờ. Đèo Khách thuộc huyện Văn Lãng là quê của ông Hoàng Văn Thụ.
Đến Lũng Vài  ( Trong câu thơ của Tố Hữu Phổ Thông đèo Khách,An Châu, Lũng Vài ) rồi đến đèo Bó Củng ở đây chúng tôi vào viếng Nghĩa trang Liệt sỹ. 9g30 thì đến Ghép, đi tiếp để đến Thị trấn Nà Sầm huyện Văn Lãng.
Đến cửa khẩu Tân Thanh lúc 10g. Xe vào chợ và dừng lai đây 20 phút  để mọi người đi mua sắm.
Đến cầu Khánh Khê lúc 11g. Đây là một địa danh lịch sử hết sức bi thương. Đây là lần đầu tiên tôi được nghe kể nhiều và nói rõ như vậy về sự tàn khốc của cuộc chiến tranh Biên gới chống bọn giặc Tầu. Hôm đó là ngày 17-2-1979. Bọn gặc đã vượt qua biên giới 60km mà ta vẫn không tin là chúng sang để đánh ta. Chỉ có dân quân và bộ đội địa phương ra ứng chiến. Một chiến sỹ ta thấy rõ thằng Chính ủy trong đoàn quân bởi cách ăn mặc khác thường bèn tìm cách chặt đầu hắn và đem bêu trên cầu. Điều này khiến bọn giặc điên tiết lên và khi Tiểu đoàn 4 thuộc sư đoàn 337 được điều từ Phú Thọ lên để tiếp cứu thì đã bị chúng triệt hạ đến người lính cuối cùng.
Chúng tôi đến Ải Chi Lăng lúc 4g kém 9. Rời Ải Chi Lăng xe đưa chúng tôi về Hà Nội. Khi nhìn thấy cột cây số chỉ còn cánh Hà Nội 100 cây số, cũng là lúc trên xe bắt đầu chương trình “ Lưu luyến chia tay “. Bắt đầu là  Tổng Tư Lệnh với bài tổng quan rất đầy đủ về chuyến đi, lời cảm ơn với CT Du lịch với mọi thành viên đã có đóng góp cho đoàn ( Như anh Khoa Phi về kinh phí bổ xung để chúng ta được đi trên chiếc xe to rộng, thoáng mát thế này và em Hà trong vai trò kế toán, thủ quỹ). Tiếp theo là rất nhiều phát biểu cảm tưởng của cá nhân : Cụ Phiến, Phạm Phu, Trung Hải…
Em Thu Giang đã hát tặng đoàn bài dân ca quan họ “ Người ơi Người ở đừng về “. Tôi xin nói thêm là trong suốt chuyến đi này. Thu Giang giữ vai trò Ủy viên Văn nghệ của đoàn. Lên xe là phát cho mỗi người một tập in sẵn các bài hát của Quế Lâm rồi thỉnh thoảng lên giọng cho mọi người cùng hát hay hát cho mọi người cùng nghe.

Xe vẫn bon bon chạy về Hà Nội, muốn chậm lại cũng không được. Đúng 7 g tối xe về đến điểm xuất phát, nhà cụ Xuân Hoài. Mọi người đều khỏe mạnh vui vẻ, bắt tay nhau một cái thật chặt rồi mỗi người một kiểu phương tiện ai về nhà nấy để trở về cuộc sống bình thường. Nhưng những gì đã được trải nghiệm trong những ngày đã qua sẽ là những kỷ niệm còn được nhớ mãi.
 ------------------------------------
Khi đăng lại chúng tôi đã sửa 1 vài chi tiết theo góp ý của cụ Trung Hải và được sự đồng ý của tác giả.Cũng có ý kiến khác như về Nhà thơ Hồ Dzếnh ( theo cụ Nguyên Hân) , các cụ có thể viết vào ô dành cho " Đăng nhận xét" . Xin thay mặt tác giả cảm ơn các cụ !


4 nhận xét:

  1. Cụ Nguyệt Ánh sức khoẻ là yếu nhất trong Đoàn, bởi vốn bình thường cũng phải tự điều trị, dùng thuốc hàng ngày, thêm chân yếu. Thời tiết của chuyến đi cũng chưa phải là tốt như đoạn BắcKạn- Cao Bằng có thể nói xe chạy trong mưa mù, đến các nơi (Đèo Bông lau, Khánh Khê) đường trơn... thế nhưng cụ không bỏ sót chỗ nào và trên xe luôn ghi chép, rất đáng khâm phục tính kiên trì, quyết tâm của cụ nữ sức khoẻ bất cập mà ý chí và nghị lực có thừa ! Cụ Ánh đã "đi đến nơi về đến chốn" đúng như mong muốn .Đó cũng chính là một THÀNH CÔNG lớn của Đoàn. Cụ Bích Ngân đã có bấm máy ghi một vài hình ảnh rấ sinh động về cụ Ng.Ánh được cụ P.Phu (gấu Bắc cực) hay cụ Kh.Phi (chiến sĩ gang thép Thái nguyên) chăm sóc hỗ trợ bước chân cụ Ánh.

    Trả lờiXóa
  2. Bộ nhớ và tính cách cẩn thận, chu đáo và kỹ năng tác chiến cà nhân của Ánh thật đáng khen !
    Ví sao ? - Vì "MỖI NGÀY TÔI CHỌN MỘT NIỀM VUI" !

    Trả lờiXóa
  3. Thật xúc động và ấn tượng về chuyến đi thành công ngoài mong đợi của các Cụ, Nguyệt Ánh là "Ánh trăng" trong sáng đáng khâm phục, là tấm gương cho chúng tôi noi theo.

    Trả lờiXóa
  4. Một bài viết cô đọng nhưng rất ấn tượng, bằng những chi tiết chọn lọc và hình ảnh minh họa ở blog LSQL và blog cá nhân, cụ NA đã truyền cho người đọc những cảm xúc của Đoàn khi đến với các địa danh, các di tích. Đặc biệt là khi đọc chúng ta rất cảm kích trước những tấm gương hy sinh của những chiến sỹ đã ngã xuống để bảo vệ biên cương tổ quốc và cũng thật đau lòng vì sự im lặng của nhà nước trong nhiều năm qua.

    Trả lờiXóa