Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015

BA BÀI HỌC VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG CỦA HOA KỲ

 ( Tham khảo )
BS Hồ Hải

Sau 6 năm đảng Dân Chủ năm quyền điều hành quốc gia, Hoa Kỳ đã vượt qua khủng hoảng một cách thần kỳ, khi nền kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh hơn dự kiến, với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2003. Nó đã thúc đẩy mức độ khả quan về tạo ra công ăn việc làm. Nhận lãnh một nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp khoảng 10% từ tay của đảng Cộng Hòa, nay chỉ còn 5,6%. Nhận lãnh một cuộc đại suy thoái và phá sản hàng loạt tổ chức tài chính lớn như Lehman Brothers vào năm 2008, để hôm nay Tổng Thống Obama có bài phát biểu kiêu hãnh: "Bóng tối khủng hoảng đã qua" hôm 21/01/2015.

Nhìn lại 6 năm nước Mỹ vượt qua đại suy thoái lớn nhất kể từ 1933 đến nay chúng ta có 3 bài học cần đúc kết về Hoa Kỳ suốt trong quá trình hình thành và phát triển của cường quốc này, để chúng ta có hướng đi, mà phải bắt tay vào làm việc với một chương mới - như lời ông Obama nói: "A brighter future is ours to write. Let's begin this new chapter -- together -- and let's start the work right now."

Bài học thứ nhất: một nền chính trị và văn hóa dễ chuyển đổi

Với một nền chính trị đa nguyên tản quyền, trao quyền sở hữu cá nhân đến gần như tuyệt đối dưới sự điều hành của tam quyền phân lập. Nó đã giúp cho thể chế của Hoa Kỳ nhanh thay đổi để đáp ứng với tình hình mới.

Với một nền văn hóa đa dạng của hầu hết các chủng tộc trên thế giới - mà tôi đã viết: Hoa Kỳ là cái sọt rác tinh hoa của toàn cầu. Cho nên nền chính trị đa nguyên tản quyền và tôn trọng sự khác biệt đã giúp cho sự hòa hợp, hòa giải lối sống, phong tục, tập quán khác nhau dưới một nền luật pháp tam quyền phân lập, để thúc đẩy sức mạnh cá nhân của mỗi con người đến tối ưu.

Đảng Cộng Hòa chú trọng đối ngoại, giao quyền cai quản nội địa đến từng tiểu bang. Ngược lại, đảng Dân Chủ chú trọng đối nội, nắm quyền điều hành quốc gia đến từng tiểu bang, đối ngoại là nhằm củng cố kinh tế và sức mạnh của Hoa Kỳ, khi cần.

Nếu 8 năm trước đó, chính quyền của ông Bush con đã chú tâm đến những cuộc chiến chống khủng bố và ở Trung Đông bằng quyền lực cứng; giảm thuế cho giới giàu có để tăng đầu tư đưa đến đóng băng bất động sản và đại suy thoái kinh tế. Ngược lại, 6 năm qua ông Obama đã chú trọng đến giáo dục, y tế, tăng thuế nhà giàu và trung lưu, và chăm lo thúc đẩy kinh tế trong nước Mỹ. Vấn đề đối ngoại chú trọng đến lợi ích kinh tế và quyền lực mềm của Hoa Kỳ, bằng những xoay trục, rút dần quân ở Trung Đông; kêu gọi sự hợp tác với phương Tây và toàn cầu chống khủng bố.

Mỗi chính sách đều có mặt lợi, và mặt hại. Song áp dụng chính sách của mỗi đảng phái nhuần nhuyễn và uyển chuyển đúng thời kỳ lại làm cho nước Mỹ dễ thay đổi, nhằm phù hợp với tình hình mới là "nghệ thuật của sự có thể" mà chỉ Hoa Kỳ mới có. Ngay cả các quốc gia tiên tiến ở phương Tây - cựu lục địa - cũng không thể có được sự đa dạng, phong phú và dễ chuyển đổi như Hoa Kỳ.

Bài học thứ Hai: Tài nguyên vô tận và vô giá của một quốc gia là con người

Với việc tiên phong giao quyền tự trị đại học từ thế kỷ XIX đến nay, và với chính sách chăm lo giáo dục, y tế để tái tạo sức lao động và thúc đẩy hết tiềm năng vô tận của con người, chính quyền Hoa Kỳ luôn cho ra đời những sáng tạo đi trước thời đại.

Với thể chế tư hữu đến mọi người dân, Hoa Kỳ là nơi tạo mọi điều kiện tốt nhất cho công dân Hoa Kỳ phát triển đến tối ưu nhất có thể. Ở Hoa Kỳ, một anh thợ hớt tóc, hay một công nhân phụ hồ cũng có thể sống bằng sự cần cù của mình có đời sống không thua tầng lớp trung lưu làm việc cho chính phủ, hoặc trường đại học.

Sáng kiến tìm ra dầu đá phiến đã được manh nha từ 20 năm trước, hôm nay nó đã biến Hoa Kỳ từ một quốc gia phụ thuộc về năng lượng, do tiêu thụ năng lượng 20% toàn cầu, trở thành quốc gia sản xuất dầu mỏ số 1 thế giới, độc lập với thế giới về năng lượng. Nó đã giúp giá dầu thế giới trong khủng hoảng kinh tế có lúc lên đến 140 đô la 1 thùng, chỉ trong 6 tháng qua giá dầu chỉ còn khoảng 47 đô la 1 thùng. Chưa hết, chế ra một sản phẩm là nguồn năng lượng nhiệt hạch như mặt trời đang là hiện thực, để con người giảm sự lệ thuộc dầu hỏa, khi trữ lượng dầu thế giới đang cạn dần.

Cái văn hóa dễ chuyển đổi làm cho người dân Hoa Kỳ dễ dàng gạt bỏ cái cũ đã lỗi thời, dù đang có thu nhập bền vững, để làm ra cái mới có lợi nhuận cao hơn. Những thế hệ phần mềm Microsoft thi nhau ra đời; những Iphone và Ipad các thế hệ nối tiếp nhau ra đời; những xe hơi sử dụng pin như Tesla Motors ra đời; một thời kỳ mới với phân sinh học cải thiện môi trường, v.v... đã minh chứng nguồn tài nguyên vô tận là con người đã được chính trị và văn hóa giáo dục Hoa Kỳ khai thác triệt để.

Từ 71 năm qua, khi thế giới cánh hữu trao quyền điều hành thế giới, nhiệm vụ rất nặng nề, nhưng tất cả những nhiệm vụ ấy đều được giải quyết tốt là nhờ vào một thể chế chính trị kinh tế Hoa Kỳ biết khai thác sức mạnh của con người trên mọi lĩnh vực.

Bài học thứ ba: Chọn nhân tài để lãnh đạo quốc gia

Hoa Kỳ không thiếu tài nguyên thiên nhiên ân sủng, nhưng họ không như các quốc gia khác như Nga, Trung Hoa, Việt Nam, Nigeria, Venezuela, v.v... chỉ biết chủ yếu dựa vào bán tài nguyên thiên nhiên để phát triển, mà thậm chí họ còn mua thêm sản phẩm như dầu từ các quốc gia khác để dự trữ và tiêu thụ. Sức mạnh của Hoa Kỳ là sức mạnh của sự thịnh vượng do Andrew Carnegie đưa ra vào năm 1889, như một thánh kinh phúc âm cho từng con người sống trên trái đất này - sức sáng tạo và tính nhân bản của con người.

Hoa Kỳ không thiếu nhân tài, vì Hoa Kỳ là cái sọt rác của tinh hoa thế giới quy tụ về. Hoa Kỳ cũng đã trải qua bao đau đớn kéo dài hơn 100 năm thời kỳ phân biệt chủng tộc, chiếm hữu nô lệ. Nhưng Hoa Kỳ cũng là quốc gia tiên phong xóa bỏ chế độ chiếm hữu nô lệ, và cũng là quốc gia đầu tiên của thế giới tiên tiến chọn lãnh đạo quốc gia là người da màu, vì tài năng, và vì quốc gia dân tộc. Họ đã không nhầm khi chọn Obama, vị tổng thống da màu đầu tiên của Hoa Kỳ, để ước mơ của Martin Lutherking trở thành hiện thực.

Không ai giỏi tất cả mọi lĩnh vực ở thế giới mà kiến thức loài người mỗi ngày, mỗi giờ luôn có phát minh như thời chúng ta đang sống. Nhưng một nhà lãnh đạo tài giỏi là biết quy tụ con người tài năng quanh mình, và biết dùng người giỏi hơn mình, để biến nguy nan thành cơ hội cho phát triển.. Vì trong nguy cơ luôn tiềm tàng cơ hội tốt. Obama đã làm được điều này, ông xứng đáng với giải Nobel Hòa Bình đã được trao năm 2009, không chỉ vì ông thuyết phục được nhân dân Mỹ hãy chọn người da màu làm lãnh đạo thế giới nói chung và Hoa Kỳ nói riêng, mà ông còn là một lạnh đạo tài năng đưa Hoa Kỳ ra khỏi vũng lầy đại suy thoái.

Kết
Không phải ngẫu nhiên mà một quốc gia như Hoa Kỳ sau khi ra đời chỉ 168 năm - 1776 đến 1944 - đã trở thành cường quốc số 1 thế giới. Ba bài học quý giá này không chỉ giúp Hoa Kỳ vượt lên trên tất cả các quốc gia khác trên thế giới, mà còn là 3 yếu tố luôn đi theo Hoa Kỳ trong lúc nguy nan, họ biết biến thành cơ hội.

5 nhận xét:

  1. Ông lưu hải Châu, tướng không quân của TQ đã hết lời ca ngợi nền chính trị Hoa kì một cách công khai. Ông cũng chỉ ra những mặt yếu kém của văn hóa và con người ở xứ này. Không phải vì ông yêu nước Mỹ, coi thường TQ mà bởi vì ong muố TQ hãy noi gương học tập những cái ưu việt của Hoa kì, từ bỏ những yếu điểm cố hữu cuă mình. Có vậy mới thức hiện được " giấc mộng Trung hoa". Vậy mà, chua chát thay, TQ vẫn coi Mĩ là kẻ thù và họ không thể làm theo sự ưu việt của nền chính trị Hoa kì. Bài viết rất hay !

    Trả lờiXóa
  2. Việt nam soi vào các bài học đó hình như hơi yếu hoặc không thấy xuất hiện thì phải...Hay ta có bài học khác hơn các cụ nhỉ?

    Trả lờiXóa
  3. Hoa Kỳ đã thấy được một chân lý cốt lõi: Con người là tài nguyên vô giá, và với con người thì chủ nghĩa cá nhân là động lực phát triển và sẽ tồn tại vĩnh hằng với nhân loại. Một thời chúng ta cứ tưởng rằng sẽ xóa bỏ được chủ nghĩa cá nhân nhưng hóa ra những người lớn tiếng cổ xúy xóa bỏ CNCN lại là những người có hàng ngàn tỷ đồng hàng chục ngôi biệt thự. Có thể họ giầu hơn cả ông Onama.

    Trả lờiXóa
  4. kyvinhhung17:16 2/2/15

    Những người CSVN đều không thể và không dám thừa nhận sự thật : xây dựng CNXH về thực chất là tiến đến một mô hình xã hội như Hoa Kỳ hiện nay! Ở đó nhân phẩm và tự do của con người được tôn trọng, quyền và lợi ích cá nhân được đề cao dựa vào pháp luật, năng lực sáng tạo được giải phóng để phục vụ cộng đồngv.v. Giấc mơ về sự bình đẳng, công bằng,văn minh v.v. nhờ thiết chế Đảng độc tôn và Nhà nước chuyên chính cangf ngày càng xa vời và trở thành ảo tưởng vì thiếu động lực phát triển ( quyền và lợi ích của cá nhân con người như Cụ KG nhấn mạnh). Hơn nữa không thể có một xã hội tốt đẹp khi quyền lực không kiểm soát được trao vào tay một bộ máy quan liêu tham nhũng không thể sửa chữa.. Bởi lẽ tất cả những người CSVN đều thoát thai từ xã hội phong kiến thực dân chưa qua giai đoạn phát triển TBCN với đặc trưng cơ bản là thượng tôn pháp luật, nên chưa có những tố chất cần thiết của những nhà CM tiên phong thời đại mới. Về bản chất, họ là sản phẩm của nền sản xuất nhỏ, suy nghĩ ngắn, cá nhân cực đoan,chụp dựt lợi ích thích đứng trên pháp luật,mang nặng ý thức phong kiến thông qua cơ chế xin cho kiều vua ban xưa cũ v.v.
    Như vậy rõ ràng cái tên của thể chế không làm nên sự tốt đẹp,giống như chiếc áo choàng không làm nên thầy tu . Bên cạnh những hạn chế nhất định, mô hình Mỹ với những bài học của nó rất cần được nghiên cứu áp dụng ở VN nếu người ta thực lòng yêu nước và trong sạch...

    Trả lờiXóa
  5. Các cụ bình rất hay ! Cụ nào cũng thấy rõ vấn đề. Chúng ta là con cháu của các vị thuộc hàng công thần của chế độ này, không có lý gì chúng ta lại phản lại lý tưởng mà cha ông chú bác chúng ta từng suốt đời theo đuổi. Theo đuổi một cách trong sáng không mảy may vun vén cho con cái giòng tộc như các quan đương thời . Hy sinh tất cả tài sản, tình cảm gia đình . Tự nguyện xóa "cái Tôi" để hoà vào "cái Ta" CSCN ...Tôi cho rằng khá nhiều vị lãnh đạo cao cấp hiện nay không hiểu và không cảm nhận được như chúng ta , bởi họ không có những trải nghiệm nhiều cung bậc như lứa chúng ta - QLLS Dục tài học hiệu ! Phải vì thế không mà khi nghe học đọc, đọc bài họ viết thấy cứ cũ cũ, chả có gì mời , mà hơn nửa thế kỷ rồi, gần hết 1 đời người chứ đâu có í thời gian !!!

    Trả lờiXóa