Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015

SỰ THẬT VỀ CÔNG TRỈNH KHOA HỌC CHỐNG SỐT RÉT GIÚP BỘ ĐỘ VN CỦA BÀ ĐỒ U U .

Calathau có ý kiến :
Bà Đồ U U
Giải Nobel về Y học năm nay trao cho 3 nhà Khoa học, trong đó có 1 phụ nữ TQ, đó là bà "Lang" Đồ U U ( Dịch sang âm Hán-Việt). Báo lề phải nước ta lấy làm " hân hạnh lây" nên ca ngợi rần rần. Tỷ như báo Tiền Phong ca :  “Đảm nhận trách vụ tìm ra thuốc chống sốt rét trong một dự án bí mật liên quan chiến tranh Việt Nam, nhà khoa học nữ Trung Quốc Đồ U U tự mình thử các loại thuốc đến mức rụng hết răng. Hôm qua, bà U U cùng hai nhà khoa học Ireland và Nhật Bản thắng giải Nobel Y học 2015”. Họ đã nghe bà "Đồ Ngu Ngu " này báo cáo rất ly kỳ, rằng bà từng bí mật nhận lệnh trực tiếp của ông Mao, phải nghiên cứu thuốc trị bệnh sốt rét để cứu bộ đội VN. Đó cũng chính là đề nghị khẩn thiết của cụ Hồ đề xuất với cụ Mao v.v.  và v.v...Người Việt có câu"Gái có công thì chồng không phụ". Vậy thực hư ra sao? Xin nhường cho anh Đặng Nhật Minh ( anh trai bạn Đặng Nguyệt Ánh K5)- "người trong nhà" giải thích :

Chuyện cần nói rõ về công chống sốt rét ở miền Bắc nửa thế kỷ trước
 Đăng Nhật Minh
Dân trí Ngày 7/10/2015

Tôi có đọc trên báo mạng của BBC tin: Bà Đồ U U (tên do BBC dịch ra tiếng Việt) và "thuốc chữa bộ đội VN". Là con trai của Giáo sư Đặng Văn Ngữ, nguyên Giám đốc Viện Sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng, đương nhiên tôi rất quan tâm đến tin này.

 GS Đặng Văn Ngữ và con trai Đặng Nhật Minh (ảnh tư liệu)

Tin đó được BBC ngày 6/10/2015 đưa nguyên văn như sau:
Là giáo sư Học viện Y học Cổ truyền Trung Quốc, bà Đồ U U, 84 tuổi, là người thứ ba nhận giải Nobel Y học năm nay, cùng nhà khoa học William Campbell, người Cộng hòa Ireland và giáo sư Satoshi Omura từ Nhật Bản.
Hai ông Campell và Omura cùng chia giải thưởng cho khám phá về liệu pháp mới chống lại chứng nhiễm trùng gây ra bởi loài ký sinh trùng giun tròn.
Còn bà Đồ U U tìm ra một loại thuốc giúp làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong nơi các bệnh nhân sốt rét.
Trên thực tế, bà không phát minh ra thuốc mà "tìm ra vị thuốc có 1.600 năm tuổi" ở Trung Quốc sau khi tham khảo hàng nghìn tài liệu y học dân gian và cổ truyền Trung Quốc. Bà Đồ U U không được nhiều người biết đến. Tên tuổi của bà được giữ bí mật tại Trung Quốc vì hồi năm 1969, bà Đồ U U tham gia Dự án 523 do chính quyền Mao Trạch Đông lập ra.
Mục tiêu của dự án này là giúp tìm ra thuốc chống sốt rét giết chết hàng nghìn bộ đội "đồng minh Bắc Việt" trong thời chiến tranh, theo báo Anh, tờ Telegraph.
Vào thập niên 1960, ký sinh trùng sốt rét bắt đầu chống lại được các loại thuốc như chloroquine.
Còn theo bài trên báo The Guardian, dự án của ông Mao được lập ra ngày 23/05/1967 để giúp bộ đội Bắc Việt nhưng hai năm sau bà Đồ mới tham gia.
Bà đến đảo Hải Nam để tìm thuốc mới chống sốt rét.
Nhưng cuối cùng vị thuốc bà tìm ra lại trong một cuốn sách nghề y của Cát Hồng (283–343) thời nhà Tấn ở Trung Quốc. Báo The Guardian cũng viết cho đến thời điểm đó "binh lính Bắc Việt, đồng minh cộng sản của Trung Quốc, chết vì sốt rét nhiều hơn vì bom đạn Mỹ".
Tại Trung Quốc bà Đồ U U không được nhiều người biết đến cho đến khi tin về giải Nobel được loan ra.
Theo BBC Tiếng Trung, truyền thông Trung Quốc nay trích lời bà Đồ U U nói chất artemisinin đã có trong thuốc Bắc của Trung Quốc "là món quà cho thế giới".
Báo chí nước này nhân tin bà Đồ được giải Nobel đã nói đây là loại thuốc chống sốt rét "đã cứu hàng triệu sinh mạng".

Sau khi đọc được tin này trên BBC tôi liền gặp bác sỹ Nguyễn Tiến Bửu, Trưởng đoàn chống sốt rét đi vào chiến trường Trị - Thiên năm 1967 cùng với GS Đặng Văn Ngữ để nghiên cứu vaccin chống sốt rét cho bộ đội.  Bác sỹ Bửu rất ngạc nhiên về cái tin liên quan đến thuốc của bà Đồ U U đã cứu chữa cho bộ đội Việt nam.
Là người làm việc tại Viện Sốt rét liên tục từ năm 1957 đến năm 1992 trước khi nghỉ hưu, BS Bửu chưa từng được nghe về dự án 523 do Trung Quốc lập ra để tìm thuốc chống sốt rét cứu bộ đội Việt Nam trong chiến tranh như báo The Guardian và tờ Telegraph của Anh đưa tin.
 
GS Đặng Văn Ngữ (giữa) cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lần Chủ tịch thăm trường Đại học Y- Dược và Bộ môn Ký sinh trùng ngày 14/11/1955. (Ảnh tư liệu)

Bác sỹ cho biết cụ thể tình hình chống sốt rét tại Miền Bắc Việt Nam trong những năm đó như sau:
Từ năm 1957 đến năm 1962 Viện Sốt rét Ký sinh trùng và côn trùng đưới sự chỉ đạo của GS Viện trưởng Đặng Văn Ngữ đã tiến hành khảo sát, điều tra toàn diện bệnh sốt rét trên toàn Miền Bắc Việt Nam. Cuối năm 1962 Chính phủ Việt Nam đã thông qua một Chương trình Tiêu diệt bệnh sốt rét trên toàn miền Bắc trong 3 năm. Chủ tịch Ủy ban Tiêu diệt sốt rét TƯ là Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và người chỉ đạo trực tiếp Chương trình là GS Viện trưởng Đặng Văn Ngữ.
Tất cả các tỉnh thành đến các huyện xã đều có các Ủy ban tiêu diệt sốt rét của địa phương. Chương trình này nhận được sự viện trợ của Chính phủ Liên xô trước đây. Kết thúc chương trình, cuối năm 1964, bệnh sốt rét đã bị đẩy lùi xuống còn 20% - một thành quả rất khả quan nếu biết rằng trước đó có những vùng nông thôn, miền núi, tỷ lệ sốt rét chiếm tới 90 - 100% dân số.
Những năm 60 của thế kỷ trước, cùng với cuộc chiến lan rộng trên toàn lãnh thổ Việt Nam, sự giao lưu qua lại giữa hai miền Nam Bắc trên dãy Trường Sơn khiến bệnh sốt rét có nguy cơ lan từ miền Nam ra Miền Bắc, đe dọa những thành quả tiêu diệt sốt rét đã đạt được.
Tháng 3 năm 1967, Giáo sư Đặng Văn Ngữ cùng các cộng sự gồm 12 y bác sỹ đã lên đường vào chiến khu Trị - Thiên Huế để nghiên cứu tại chỗ một loại vaccin chống sốt rét cho bộ đội, lập một vành đai miễn dịch cách ly hai miền Nam Bắc Việt Nam.
Hướng nghiên cứu vaccin này là bắt muỗi sốt rét, mổ lấy tuyến nước bọt của muỗi rồi qua một quá trình nghiên cứu tiếp theo để cho ra một loại vaccin tiêm ngay tại chỗ cho các chiến sỹ từ Nam ra Bắc cũng như từ Bắc vào Nam.
Công việc nghiên cứu chưa thành thì tháng 4 năm 1967, GS Đặng Văn Ngữ đã hy sinh trong một trận bom B52 tại miền Tây huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Một tuần sau khi giáo sư mất, căn phòng làm việc của Giáo sư tại Viện Sốt rét ở Mễ Trì - Hà Nội cũng bị bom Mỹ đánh sập cùng các tài liệu nghiên cứu của ông. Công việc nghiên cứu vaccin chống sốt rét ngừng lại sau cái chết của GS.
Đoàn nghiên cứu vaccin chống sốt rét được lệnh trở ra Miền Bắc. Bộ Y tế cũng không có chủ trương tiếp tục công trình dang dở này. Công việc chống sốt rét cho bộ đội chủ yếu vẫn tiếp tục như cũ là phòng chống muỗi và sử dụng các thuốc Tây dược như Cloroquine, Quinine, Paludrine, Quinaquine…
Về chuyện thuốc Artemisinin của bà Đồ U U cứu chữa cho bộ đội Việt Nam, bác sỹ Bửu khẳng định là không có. BS Bửu nói: "Nếu bên dược có nhập Artemisinin của Trung Quốc về để điều trị cho bộ đội và nhân dân thì Viện Sốt rét phải là nơi được thông báo đầu tiên để kiểm định trước khi đem ra dùng". Nhưng theo bác sỹ Bửu điều đó đã không xảy ra.
Đến năm 1980 thì ta cũng đã sản xuất được Artemisinin từ cây Thanh hao hoa vàng mọc ở biên giới phía Bắc Việt Nam giống như thứ thuốc mà bà Đồ U U  vừa nhận được giải Nobel về Y học năm 2015.
Đó là tất cả những gì tôi biết được về công cuộc chống sốt rét ở nước ta trong những năm 60, 70 thế kỷ trước và những công việc mà cha tôi đã làm trước khi ông hy sinh.
Ngày 11/10/2015, tôi nhận được một bức thư của GS Vũ Đức Vượng, một người bạn thân gửi từ San Fransisco với nội dung như sau:

Anh Minh thân mến!
Đọc báo, thấy tin bà bác sỹ TQ được giải Nobel làm tôi nhớ đến ông cụ anh cũng vào rừng nghiên cứu vaccin cho bộ đội cụ Hồ ngày nào. Tôi suy nghĩ nhiều về cái tin này... Hôm nay lại thấy một bài nữa, và lần này bà Đồ U U cho biết là đã khởi sự công trình nghiên cứu thuốc chống sốt rét này từ năm 1969.
Anh biết rõ về công việc của bác Ngữ hơn ai hết, và chắc có sẵn tư liệu, nên tôi muốn mời anh viết cho một bài để làm sáng tỏ vấn đề này.
Không những để thế giới hiểu hơn về sự nghiệp bác Ngữ, cũng như làm sáng tỏ liên hệ Việt-Trung gần nửa thế kỷ qua, và nhất là để những thế hệ về sau biết được sự thật của câu chuyện này.

Cám ơn Giáo sư Vượng đã quan tâm đến một việc mà tôi cũng đang rất quan tâm. Tôi đã nhận lời với GS và đã gửi GS những dòng viết trên đây.
Nghiên cứu về sốt rét cũng như các bệnh về ký sinh trùng là công việc GS Đặng Văn Ngữ dành trọn cả cuộc đời. Đến cuối năm 1942, ông đã có 19 công trình nghiên cứu, trong đó có những công trình nổi tiếng thế giới.
Năm 1936, ông phát hiện loại sán Clonorchis sinensis có thể ký sinh ở tụy. Năm 1940, khi điều tra muỗi, ông phát hiện một loài muỗi chưa từng biết và đặt tên là “Muỗi A-nô-phen Bắc Kỳ” (Anopheles Tonkinensis). Nay khắp thế giới đều dùng cái tên này.
Từ công trình phân loại 22 loài muỗi A-nô-phen, ông tìm ra một mã khóa mà nay người ta vẫn thường dùng mỗi khi muốn xếp loại con muỗi vừa bắt được để nghiên cứu.
Điều tra về nấm ông phát hiện giống Piedraia hortai ở Việt Nam mà trước đó người ta nghĩ rằng chỉ có ở Châu Phi. Năm 1942 GS phát hiện một giống ký sinh trùng ở tụy trâu bò được ông đặt tên là Eritrema tonkinensis.
Khi điều tra giun chỉ cũng chính ông phát hiện thêm loài Brugia malayi ở nước ta bên cạnh loài Bancrofti đã biết từ trước, và không ngờ loài trên mới là loài chủ yếu gây bệnh ở nước ta.
Năm 1942 ông sáng tạo phương pháp đếm giun chỉ như đếm hồng cầu được nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài ứng dụng rộng rãi. Nhà Ký sinh trùng Langeron đặt tên là Phương pháp Đặng Văn Ngữ.
Trong Kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc ông đã thí nghiệm và sản xuất thành công nước lọc Penicillin và Streptomycin trong những điều kiện khó khăn của kháng chiến, cứu chữa rất có hiệu quả các vết thương, vết mổ bị nhiễm trùng cho bộ đội.
(theo cuốn Đặng Văn Ngữ - Một trí thức lớn, Một nhân cách lớn - Nhà xuất bản Y học Hà nội, xuất bản năm 2010).
Đặng Nhật Minh
Hà Nội, 12 tháng 10 năm 2015

__________________________________________
Đọc thêm báo lề phải VN "ca " bà Đồ U U TẠI ĐÂY

8 nhận xét:

  1. Khi nghe tin bà U U gì đó nhận giải Nobel về chống sốt rét, tôi vô cùng ngạc nhiên và nghĩ ngay đến giáo sư ĐẶNG VĂN NGỮ. Thật lòng tôi không biết gì về các công trình của giáo sư mà tôi rất biết GS từ hồi còn ở Việt Bắc qua GS Tạ Quang Bửu. GS Tạ Quang Bửu đã dùng nhiều từ rất phục tài năng của GS ĐVN. Thời kháng chiến ông ca ngợi nhờ có penicillin của giáo sư mà biết bao bộ đội ta bị thương được cứu sống. Đến khi lớn lên GS TQB lại nhắc cho tôi vê penicllin và hỏi tôi còn nhớ công trình này kg, tôi trả lời là nhớ rất rõ. Không ngờ ông hỏi để dẫn chuyện khác, nghĩa là ông ca ngợi GS ĐVN đã dũng cảm nghĩ ra phương pháp chống sốt rét cho bộ đội ta ở MN. Ông nói với tôi :" Con xem, một GS đã xung phong vào chiến trường để nghiên cứu chống sốt rét cho bộ đội. Đã thế ông còn dũng cảm CỞI TRẦN cho muỗi đốt để xem hiệu nghiệm của công trình nghiên cứu đến mức độ nào. Thật à con người dũng cảm ! Tất cả vì TQ thân yêu, vì GIỐNG NÒI. Một con người hiếm có "! Bây giờ cả 2 GS đã về với TỔ TIÊN, họ muốn bịa sao thì bja, hơn nữa qua bao nhiêu bom đạn còn đc bao nhiêu tài liệu chứng minh việc này ! Tôi chỉ biết có thế, nhưng không thể không nói ra những gì mình biết. Kính chào !

    Trả lờiXóa
  2. Nguyễn Ngọc Hùng15:59 18/10/15

    Cám ơn những thông tin rất quý của các vị Làng Ta mà Calathau đã nhanh nhạy loa lên để mọi người cùng biết.
    Tôi nghĩ là Ủy ban Nobel họ làm việc chắc cũng khoa học và công minh, chứ không khuất tất đâu. Nhưng có điều là VN ta thường kém quảng bá cho mình. Mình làm hay, làm giỏi nhưng không ai biết. Cho nên, cũng có thể GS Đặng Văn Ngữ mới là người có công lớn nhất chống sốt rét cứu bộ đội VN trong chiến tranh chống Mỹ, nhưng TQ họ lại thông tin đầy đủ ra thế giới, nên ủy ban Nobel họ xét tặng cho cái bà UU này. Tôi nghĩ, ủy ban Nobel là một tổ chức độc lập. Họ tự quyết hoàn toàn việc trao giải thưởng cho ai. Chính quyền TQ không có vai trò gì trong chuyện này đâu.

    Trả lờiXóa
  3. Từ trước đến nay, giải Nobel luôn khiến tôi cảm phục bởi sự trong sáng vô tư, công minh của nó khi xét duyệt tặng thưởng cho những người xứng đáng được nhận; nhưng vụ tặng cho bà UU minh minh nào đó của TQ vừa qua thì tôi rất thất vọng.Ở đây có thể có mấy khả năng xảy ra. TQ lâu không được giải nên tìm cách hối lộ, khai man để sĩ diện hão với thế giới. Hoặc rất có thể có bàn tay của giới chính trị theo chủ nghĩa dân tộc dựng chuyện ơn huệ với VN để bôi xấu VN vô ơn. Tuy không tìm hiểu kỹ cái giải này nhưng tôi cho rằng chính Gs Đặng văn Ngữ của chúng ta mới xứng đáng nhận giải Nobel Y học dưạ trên mọi tiêu chí khắt khe nhất.. Việc phải làm ngay bây giờ là VN cần công bố những tư liệu khoa học, lịch sử chính xác về công lao đóng góp to lớn của GS ĐVN trong Y học nói chung, chống sốt rét nói riêng để thế giới biết; không nên im lặng khó hiểu để những phần tử cơ hội lợi dụng khoa học, đầu cơ giải thưởng nói xấu và coi thường chúng ta. Vậy ai sẽ làm việc này?

    Trả lờiXóa
  4. Theo thời gian thì BS Đăng văn Ngữ đã thành công trong nghiên cứu thuốc chống sốt rét cho bộ đội VN và hi sinh vào năm 1967...Trong khi đó bà UU gì đó mới BẮT ĐẦU tham gia nghiên cứu vào năm 1969...Có thể công trình của bà được sử dụng ở đâu đó, chứ không phải ở VN! ( Theo BS Bửu )
    Em nghĩ Bộ Y TẾ VN phải có hành động gì đó để thế giới hiểu cho đúng!

    Trả lờiXóa
  5. Theo tôi biết, uỷ ban trao giải Nobel không hề nói đến chuyện bà Dồ U U nghiên cứu bệnh sốt rét cho Chiến tranh Việt Nam. Đó là chuyện mắm muối đưa chuyện của BBC và một số tờ báo ,dư luận không chính thức của tàu rồi được mấy trang lá cải của VNam hồ hởi lan truyền. Về khoa học, tìm ra được chất Artemecilin diệt sốt rét mạnh nhất mà không gây phản ứng phụ là một thành công lớn của khoa hoc, và chắc chắn là xuất phát từ TQ từ cuối 60 sang hết thập kỷ 70 thì hoàn thiện. Thời cuối 70 sang 70 Việt Nam cũng bắt chước nghiên cứu , và cả Bộ Y tế lẫn Viện Khoa học Việt Nam đều tranh công nhau. Cãi nhau đến tân cấp TƯ. Thời đó tôi còn chưa bị trị, nên thường ngồi các Hội Đồng (chuột) nhà nước để nghe tranh công chuyện này. Phải nói rõ là VNam chỉ bắt chước TQ để trồng thanh hao hoa vàng và chiết suất Artemisilin thôi. Và Việt Nam! chắc chắn chưa biết đến thuốc này khi BS Đặng văn Ngữ còn sống, cho nên cũng không thể nói rằng TQ tranh công của GS Đặng Văn Ngữ. Việc nào ra việc ấy, khoa học là khoa học, chính trị là chính trị. Những kẻ lợi dụng khoa học để làm chính trị ( Kỹ thuật chủ yếu của mọi loại chính trị là lừa đảo sao cho hợp pháp) chỉ mong sao những lớp người cao thượng như chúng ta cũng bị lôi cuốn vào trò lừa đảo chính trị bất tận. Tôi nghĩ uỷ ban Nobel về y học 99% là không tham gia lừa đảo chính trị, không lôi bà Đồ UU ,( một nhà khoa học âm thầm, không bằng cấp, không chức danh, ba lần trượt bầu vào Viện HL TQ, ) vào chuyện lừa đảo Việt Nam đâu. Ý kiến của tôi có thể không hợp thời lắm, xin cáo lỗi trước, nhưng đừng gán cho tội thân tàu.Tôi chỉ bênh vực khoa học chân chính, ai, ở đâu ..không quan trọng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Ngọc Hùng10:27 19/10/15

      Tôi hoàn toàn tán thành quan điểm của cụ Trần Gia Ninh.
      Tôi không rành chuyên khoa học. Chỉ "suy diễn" theo tư duy mà mình cho là lẽ phải, rằng Nobel không phụ thuộc vào các chính quyền và họ có hội đồng xét tuyển "đủ tài, đủ tâm" để trao giải Nobel. Có thể có người xứng đáng mà chưa được trao giải, chứ không có người nhận giải mà không xứng đáng.

      Xóa
  6. Tôi rất hoan nghênh và tỏ lòng cảm phục bạn T. G. Ninh đã thẳng thắn nói ra những điều bạn biết. Đây là tinh thần khách quan khoa học, nó cũng đòi hỏi một sự dũng cảm nữa. Nói thật không sợ mất lòng mà. Tôi cũng tâm đăc với ý kiến của N. N. Hùng rằng " có thể có người xứng đáng mà chưa được trao giải, chứ không có người nhận giải mà không xứng đáng. Tuy vậy cũng cần đóng khung trong các giải thưởng về khoa học chứ còn trong giải Nobel hòa bình thì có thể không hoàn toàn nhất trí bên này bên kia. Cuối cùng, nói đi cũng phải nói lại là Bác sĩ, Anh hùng Đăng Văn Ngữ đã có công rất lớn trong sự nghiệp chông sốt rẽt ở VN ta. Và do đó đã đóng góp lớn trong cuộc chiến tranh chống Mĩ của VN ta.

    Trả lờiXóa
  7. YoBit lets you to claim FREE CRYPTO-COINS from over 100 different crypto-currencies, you complete a captcha one time and claim as many as coins you can from the available offers.

    After you make about 20-30 claims, you complete the captcha and keep claiming.

    You can click claim as much as 50 times per one captcha.

    The coins will stored in your account, and you can convert them to Bitcoins or any other currency you want.

    Trả lờiXóa