Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

Toàn cảnh 5 ứng viên tổng thống Đảng Dân chủ tranh luận (Bài 2)

Năm ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ, trong đó có cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, đã bước vào cuộc tranh luận đầu tiên trên truyền hình. 

Toan canh 5 ung vien tong thong Dang Dan chu tranh luan

Toan canh 5 ung vien tong thong Dang Dan chu tranh luan-Hinh-2

 Các ứng viên tổng thống hát quốc ca trước khi bắt đầu cuộc tranh luận. Từ trái sang: Cựu Thượng nghị sĩ Jim Webb, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, cựu Thống đốc Maryland Martin O’Malley và cựu Thống đốc đảo Rhode Lincoln Chafee. 

 Toan canh 5 ung vien tong thong Dang Dan chu tranh luan-Hinh-4

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (phải) bắt tay Thượng nghị sĩ Bernie Sanders trong buổi tranh luận. 

 Toan canh 5 ung vien tong thong Dang Dan chu tranh luan-Hinh-5

Bà Hillary Clinton phát biểu trong cuộc tranh luận đầu tiên trên truyền hình trong chiến dịch tranh cử năm 2016. 

Bà Clinton củng cố vị thế

Cả 5 ứng viên - bà Clinton, thượng nghị sĩ Bernie Sanders, cựu Thống đốc bang Maryland Martin O’Malley, cựu thượng nghị sĩ Jim Webb và cựu thượng nghị sĩ Lincoln Chafee - cố gắng thể hiện bản thân trước cử tri toàn quốc khi đối đáp về nhiều vấn đề, trong đó có kiểm soát súng, tình trạng nhập cư, thương mại quốc tế… Họ cũng dành thời gian nói về đường lối đối với Nga, tình hình ở Syria và quan điểm sử dụng sức mạnh quân sự của Mỹ. Đáng chú ý, theo báo Vzglyad, không người nào nhắc đến Nga khi nêu tên các mối đe dọa chủ yếu của Mỹ - như Iran, Trung Quốc và môi trường sinh thái.
Nhìn chung, cuộc tranh luận kéo dài hơn 2 giờ đã nêu bật những khác biệt về phong cách hơn là về chính sách giữa 5 gương mặt trên. Trái với phe Cộng hòa nặng về những màn chỉ trích cá nhân và chia rẽ quan điểm, các ứng viên Dân chủ nhất trí đối với gần như mọi vấn đề tranh luận và tìm cách “giữ sự kịch tính ở mức tối thiểu” - như nhận xét của báo The New York Times.
Riêng bà Clinton tỏa sáng nhờ biết cách tạo ra những thời khắc đáng nhớ có lợi cho bản thân nhờ kinh nghiệm từ việc tham gia 25 cuộc tranh luận trong lần chạy đua vào Nhà Trắng năm 2008. Cựu đệ nhất phu nhân không hề lúng túng trước các mũi dùi chĩa vào chiến dịch vận động tranh cử của bà, kể cả vụ lùm sùm sử dụng hộp thư điện tử cá nhân khi còn làm ngoại trưởng.
Bà Clinton còn ghi điểm nhiều hơn nữa khi thượng nghị sĩ Sanders, đối thủ đáng gờm nhất trong nội bộ đảng, công khai ủng hộ bà: “Tôi nghĩ bà cựu ngoại trưởng đúng đắn và nhân dân Mỹ đã phát ngán vì phải nghe chuyện thư điện tử của bà. Chúng ta hãy nói về những vấn đề mà nước Mỹ đang phải đối mặt”. Những tràng pháo tay tán thưởng rền vang từ cử tọa thay lời ủng hộ. Ông O’Malley cũng đứng về phía bà Clinton khi tuyên bố cuộc tranh cãi thư điện tử khiến mọi người sao nhãng các vấn đề quan trọng hơn.
Ngay sau cuộc tranh luận, tỉ phú Donald Trump, ứng viên hàng đầu của Đảng Cộng hòa, nhận xét đây dường như là một cuộc diễn tập và được viết kịch bản sẵn. “Xin lỗi, không có ai là ngôi sao trên sân khấu tối nay” - ông mỉa mai. Đáp lại, ông Debbie Wasserman Schultz, chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ, đánh giá đầy hàm ý: “Vị tổng thống kế tiếp của nước Mỹ đã có mặt trên sân khấu. Chúng ta đã có một cuộc tranh luận thực sự”. Trong khi đó, cựu Tổng thống Bill Clinton không tiếc lời khen vợ trên Twitter: “Hôm nay, bà ấy đã cho thấy tại sao bà ấy xứng đáng làm tổng thống”.
Bà Clinton hiện vẫn dẫn đầu danh sách ứng cử viên Đảng Dân chủ xét về tỉ lệ ủng hộ trên toàn quốc nhưng bà đang thua ông Sanders ở bang New Hampshire và chỉ dẫn trước sít sao ở bang Iowa. Đây là 2 bang rất quan trọng trong cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Dân chủ.

Theo cuộc khảo sát mới đây của CNN, ứng cử viên Clinton giành được tỷ lệ ủng hộ cao nhất, với gần 50%, tiếp sau là ông Sanders (32%).

3 nhận xét:

  1. Họ làm chính trị mà gương mặt tươi như hoa...Ngưỡng mộ!

    Trả lờiXóa
  2. Tôi xin bỏ một lá "phiếu quốc tế" cho bà Bill Clinton. 5 ứng viên TT của đảng DC đã công khai tranh luận trước công chúng mà không ai phải đọc bài viết sẵn từ đầu đến cuối như ở ta. Đáng chú ý,trong số đó có ông B. Sanders ,một người theo xu hướng XHCN- nghĩa là sẽ đưa nước Mỹ" tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc" lên CNXH. Hóa ra,ở HK, người ta không sợ tư duy đa chiều , không ngại "các thế lực phản động", không lo "mất đảng" mất chế độ nhỉ?

    Trả lờiXóa
  3. Giá mà bên ta, mấy ông Cốp Lờ Đờ đang ngấm ngầm tranh chức mà ra tranh cử công khai
    (như 5 vị Đảng DC ở Hoa Kỳ) thì hay thiệt. Các Cụ nhỉ. Chí ít là cũng để cụ Kivi và bà con còn biết, ai cầm giấy để đánh vần bài "đit - cua" viết sẵn, ai chém gió...để "bình lọan"... chơi và ... Chấm hết.

    Trả lờiXóa