Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

THÁI ĐỘ CỦA NGA TRONG VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

Trong cuộc trả lời phỏng vấn chung của truyền thông Trung Quốc, Nhật Bản và Mông Cổ tại Moskva ngày hôm qua (12/4/2016), Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã kêu gọi các nước bên ngoài ngừng can thiệp vào các cuộc đàm phán giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa những quốc gia liên quan. Ông Lavrov cho biết, bất kỳ tranh chấp nào ở Biển Đông cũng nên được giải quyết thông qua đối ngoại và những nỗ lực nhằm quốc tế hóa vấn đề Biển Đông phải được dừng lại. “Chúng tôi tin rằng tất cả các quốc gia liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông phải tuân theo các nguyên tắc không sử dụng vũ lực và tiếp tục tìm kiếm giải pháp chính trị, ngoại giao mà các bên đều chấp nhận được” – Ngoại trưởng Nga nói.Ông cũng kêu gọi các quốc gia bên ngoài ngừng can thiệp vào các cuộc đàm phán giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa những nước liên quan.“Tôi tin rằng chúng (những nỗ lực nhằm quốc tế hóa vấn đề Biển Đông) là hoàn toàn phản tác dụng. Chỉ có giải pháp đàm phán mà Trung Quốc và ASEAN đang theo đuổi mới có thể mang lại kết quả mong muốn, cụ thể là các thỏa thuận mà đôi bên cùng có thể chấp nhận được” - ông Lavrov nhấn mạnh.Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga cũng nói thêm rằng, Moskva tích cực ủng hộ một giải pháp chính trị cho vấn đề Biển Đông giữa Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.Phát biểu của ông Lavrov đưa ra trong bối cảnhvấn đề Biển Đôngvà các hành động theo đuổi yêu sách chủ quyền ngày một quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế.Gần đây nhất, các Ngoại trưởng nhóm G7 sau cuộc họp tại thành phố Hiroshima của Nhật Bản hôm 11/4 đã ra tuyên bố cho biết họ “phản đối mạnh mẽ đối với bất kỳ hành động khiêu khích đơn phương hay ép buộc, hăm dọa nào, vốn có thể thay đổi nguyên trạng hoặc làm gia tăng căng thẳng” ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Ngoài ra, trong một sự liên hệ rõ ràng tới vụ Philippines kiện Trung Quốc về “đường 9 đoạn”, nhóm G7 cũng kêu gọi các quốc gia tôn trọng luật biển quốc tế và thực thi bất kỳ phán quyết nào mang tính ràng buộc do tòa án đưa ra.Trước tuyên bố của G7, phản ứng của Trung Quốc - như thường lệ - là “rất bất bình” bởi Bắc Kinh từ xưa đến nay vẫn luôn phản đối và né tránh quốc tế hóavấn đề Biển Đông. Thậm chí Bắc Kinh còn cảnh báo và hăm dọa bất cứ nước nào ngoài khu vực “có ý kiến” về vấn đề này.Bản thân Nga hiện nay cũng đang vướng vào cuộc tranh chấp lãnh thổ dai dẳng với Nhật Bản ở quần đảo Kurill. Cũng trong cuộc họp báo hôm qua, trước đề nghị bình luận về những cáo buộc Nga gia tăng hiện diện quân sự trong những tháng gần đây ở quần đảo Kurill, Ngoại trưởng Sergei Lavrov tuyên bố:  “Quần đảo Kurill là vùng biên giới phía Đông của Liên bang Nga. Chúng tôi đặc biệt chú ý đến sự phát triển bình thường của các vùng lãnh thổ của Nga, quan tâm đến nhu cầu của các công dân Nga sinh sống ở đó… Kế hoạch phòng thủ và tăng cường cơ sở hạ tầng quân sự ở khu vực biên giới là hành động tự nhiên của bất kỳ quốc gia nào. Đây là những vùng đất biên giới Viễn Đông của Nga và Nga phải cung cấp an ninh ở đó. Chúng tôi sẽ áp dụng tất cả sự chú ý cần thiết cho công việc này”. 
Hồng Thủy

3 nhận xét:

  1. Nguyễn Ngọc Hùng18:20 19/4/16

    Nga "há miệng mắc quai" về chuyện Biển Đông vì hai lẽ: Thứ nhất, chính Nga cũng bị thế giới lên án vụ sáp nhập Crime. Thứ hai: Nga phải bám TQ để đỡ bị cô lập và giảm bớt áp lực trừng phạt do phương Tây áp đặt sau vụ Crime và Ucraina.
    Tôi đã nhiều lần cho rằng Nga thời hậu Xô Viết không phải là Liên Xô. Nước Nga của Putin không đáng được hưởng lòng yêu mến mà nhiều người VN đã dành cho Liên Xô trước đây.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi tán thành nhiệt liệt " thời hậu Xô Viết không phải là Liên Xô. Nước Nga của Putin không đáng được hưởng lòng yêu mến mà nhiều người VN đã dành cho Liên Xô trước đây.

    Trả lờiXóa
  3. Nước Nga của Putin không đáng được hưởng lòng yêu mến mà nhiều người VN đã dành cho Liên Xô trước đây.

    Trả lờiXóa