---------------------
Thứ ba, 11/3/2014 | 08:02 GMT+7
Quyết định lịch sử trong trận hải chiến Gạc Ma 1988
“HQ
505 trúng đạn đã nghiêng, để tàu chìm thì chẳng những mất đảo mà chiến
sĩ cũng hy sinh hết. Tôi phát lệnh bằng mọi giá lao tàu lên đảo”, thuyền
trưởng HQ 505 Vũ Huy Lễ nhớ lại quyết định trọng đại nhất đời binh
nghiệp 26 năm trước.
Những ngày đầu tháng 3, ông Vũ Huy Lễ bận rộn hơn thường lệ. Vị đại tá,
thuyền trưởng đang tất bật cho cuộc gặp đồng đội cũ trên con tàu HQ 505
ở Hải Phòng. Sau đó ít ngày, ông sẽ đi Đà Nẵng gặp lại những đồng đội
khác từng có mặt trong trận hải chiến cách đây tròn 26 năm.
Nhắc đến trận chiến năm xưa, vị thuyền trưởng đã gần 70 tuổi bồi hồi
nhớ lại. Năm 1988, Trung Quốc đưa quân ra chiếm bãi đá Cô Lin, Len Đao
và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Ba đảo này chỉ cách nhau vài hải lý,
hợp thành một cụm đảo trong nhóm đảo Sinh Tồn (quần đảo Trường Sa).
Các bãi đá này không có quân đồn trú nên Hải quân Việt Nam phải đưa tàu
ra bảo vệ. Cuộc chiến chính thức nổ ra ngày 14/3/1988 và chỉ kéo dài
trong ít giờ buổi sáng trên cả 3 đảo.
26 năm sau trận hải chiến, những ký ức của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ vẫn còn nguyên vẹn. Ảnh: N.Hưng.
|
Theo thuyền trưởng Lễ, thực tế ngay trước khi diễn ra trận hải chiến
năm 1988, HQ 505 đang thực thi nhiệm vụ đưa bộ đội công binh và vật tư
công trình đến đảo Đá Lớn. Vừa hoàn thành công việc thì sáng 13/3/1988,
tàu nhận được lệnh đến đảo Cô Lin.
Xây đài tưởng niệm Gạc Ma
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam vừa phát động chương trình
"Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa" nhằm vận động các cá nhân, tổ chức
trong và ngoài nước ủng hộ nguồn lực xây đền tưởng niệm 64 chiến sĩ Hải
quân nhân dân Việt Nam hy sinh trong trận Gạc Ma (14/3/1988); Đồng thời
hỗ trợ gia đình của những người đã hy sinh trong hai trận chiến bảo vệ
Hoàng Sa (1974) và Gạc Ma thuộc Trường Sa (1988). Dự kiến, ngày 14/3, lễ phát động kêu gọi ủng hộ chương trình sẽ được tổ chức tại TP Đà Nẵng.
Vị trí xây đền dự kiến tại khoảnh đất từ sân bay Cam Ranh về Nha
Trang, Khánh Hòa. Đây là vị trí nhìn ra biển Đông, nhìn ra Gạc Ma.
|
Trên đường HQ 505 di chuyển, tàu Trung Quốc tìm cách ngăn chặn, khiêu khích. 18h cùng ngày, dù bị đối phương gây nhiễu làm mất liên lạc với sở chỉ huy song tàu vẫn đến đúng vị trí và hoàn thành nhiệm vụ cắm mốc chủ quyền trên đảo Cô Lin sáng sớm 14/3.
Đe dọa và khiêu khích không thành, hôm sau tàu Trung Quốc đã tấn công
vào bộ đội Việt Nam đang bảo vệ cờ trên các đảo và nã đạn vào các tàu HQ
505, 604, 605.
6h30 sáng, 3 tàu chiến Trung Quốc liên tục nã pháo vào HQ 505, đạn
trúng vào buồng máy, khu thông tin, đài chỉ huy, kho tàu bốc cháy. Gặp
gió mùa đông bắc thổi mạnh, máy bị hỏng nên tàu trôi xa khỏi đảo hơn một
hải lý. Pháo 85, 100 ly trên tàu Trung Quốc vẫn không ngừng nã
đạn khiến HQ 505 bốc cháy ngùn ngụt, thân tàu thủng, nước tràn vào các
khoang, dầu trôi ra lênh láng mặt biển. Hệ thống liên lạc bị hỏng, không
thể báo cáo tình hình với cấp trên.
“Lúc này HQ 505 đã nghiêng và có nguy cơ chìm. Để tàu chìm thì chẳng
những mất đảo mà toàn bộ chiến sĩ cũng hy sinh, chỉ còn cách đưa tàu lên
bãi cạn”, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ nhớ lại.
Ngay lập tức, ông hội ý với Ban chỉ huy tàu và yêu cầu phải sửa chữa
bằng được máy móc để đưa tàu lên đảo. Trong vòng 3-4 phút, phương án này
được thống nhất. Dù bị thương nhưng máy trưởng, đại úy Nguyễn Đại Thắng
vẫn xông xáo chỉ đạo anh em sửa máy bằng được.
“Tàu mất điện, lái hỏng, chúng tôi phải dùng một máy tiến, máy lùi để
tàu quay mũi hướng về phía đảo. Sau vài phút rồ hết công suất hai máy,
tàu lao lên bãi cạn. Đến khi nghe tiếng san hô cọ rào rào và 2/3 thân
tàu nằm trên bãi thì tôi biết quyết định ủn bãi đã thành công”, vị
thuyền trưởng kể.
Con tàu dài gần 100 mét, rộng 28 mét vừa yên vị trên bãi thì cũng là
lúc tàu chiến Trung Quốc tiếp tục nã đạn. Thuyền trưởng Lễ yêu cầu anh
em hủy tài liệu mật, sơ tán khỏi tàu nhằm hạn chế thương vong, đồng thời
chuyển vũ khí lên đảo chuẩn bị chiến đấu.
“Lúc đó dù lực lượng mỏng nhưng do đã án ngữ lối lên nên tôi tin là dù
địch có đổ bộ chúng tôi vẫn đánh được và hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ
đảo”, đại tá Lễ khẳng định.
Các thương binh và chiến sĩ trong trận Gạc Ma được đưa về đất liền. Ảnh tư liệu.
|
Nhân lúc tàu địch rút ra xa, bộ đội trên tàu HQ 505 tổ chức dập
lửa, dùng xuồng cao su sang đảo Gạc Ma cứu vớt công binh, bộ đội của tàu
HQ 604 bị chìm và đưa được 44 chiến sĩ trong đó có thương binh, tử sĩ
về an toàn.
Nhớ lại tình thế ngàn cân đó, thuyền trưởng Lễ cho rằng, đời binh
nghiệp có nhiều giây phút phải lựa chọn song quyết định lao tàu lên đảo
là quyết định trọng đại nhất của ông. HQ 505 sau đó hiên ngang trên đảo
Cô Lin, cờ tổ quốc tung bay trên tàu, dù nguy nan còn kéo dài hàng
tháng trời.
Chín cán bộ chiến sĩ bám trụ ở Cô Lin do thuyền trưởng Lễ chỉ huy luôn
trong trạng thái chiến đấu. Ngày nào đối phương cũng cho tàu chiến đến
đe dọa. “Có ngày chúng quấy nhiễu 3-4 lần, dùng loa réo tên tôi ra hàng.
Nhưng điều đó khiến tôi và anh em càng quyết tâm bảo vệ đảo”, ông kể.
Không chỉ căng thẳng về tinh thần, do thực phẩm cạn, tiếp tế khó khăn,
cứ đêm đến vài chiến sĩ phải đốt đuốc xuống bãi san hô bắt cá. Có hôm ăn
bị ngộ độc, nhiều người đau buốt xương khớp, 3-4 ngày mới khỏi.
Dù có thể rút về đảo Sinh Tồn nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe nhưng thuyền
trưởng Lễ đã bám trụ lại đảo Cô Lin cùng các chiến sĩ đến tháng 6/1988,
khi các hành động khiêu khích của hải quân Trung Quốc đã giảm và chủ
quyền trên đảo Cô Lin được giữ vững.
Đầu năm 1989, tàu HQ 505 và thuyền trưởng Vũ Huy Lễ được Nhà nước trao
tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Nhiều chiến sĩ khác
được thưởng huân chương chiến công các hạng. Đích thân Tổng bí thư Đỗ
Mười khi trao tặng danh hiệu đã khẳng định, tấm gương hy sinh, ý chí
kiên cường dũng cảm, tinh thần mưu trí sáng tạo, tình yêu thương đồng
đội của thuyền trưởng và tập thể cán bộ chiến sĩ tàu HQ 505 là niềm cổ
vũ lớn lao với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước trên quần
đảo Trường Sa.
Sau trận hải chiến ở cụm đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao, phía Việt Nam chìm 2 tàu vận tải, 64 chiến sĩ hy sinh, 9 người bị bắt làm tù binh. Trung Quốc chiếm giữ đảo Gạc Ma, Việt Nam giữ được những đảo còn lại. |
Nguyễn Hưng
Một bài phát biểu không văn bản của GS Tương Lai rất có HỒN !
Trả lờiXóaCó nhiều sự kiện mới được giải mã sau 40:
Trả lờiXóa- Tháng 3/1988, trước khi các tàu của chúng ta xuất phát ra ra Trường Sa chúng ta đã biết âm mưu của Trung Quốc, nhưng lãnh đạo NN đã có lệnh: “ Phải quán triệt không được nổ súng, bất kỳ giá nào cũng không được nổ súng.”
Về v/đ này tướng Lê Mã Lương chia sẻ:
Ngài Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hồi bấy giờ là ngài Lê Đức Anh đã ra cái lệnh như vậy
Còn Ông Nguyễn Khắc Mai thì chia sẻ :
Sau khi bị tàn sát, thi thể những người lính tay không súng ống ấy không phải đều được về nhà mà một số rất lớn đã trôi dạt khắp vùng biển quê hương bởi Bộ Quốc phòng Việt Nam không có một một cố gắng nào mang họ về đất liền như tất cả mọi quân đội khác trên thế giới phải làm.
Về việc này theo thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh :
Cho đến hôm nay 64 người anh hùng liệt sĩ ở Gạc Ma đấy nhiều người xác vẫn còn nằm dưới biển và ông Nông Đức Mạnh nguyên Tổng bí thư lại trả lời rằng thôi cứ để yên như thế! Đáng lẽ anh phải... tìm cách vớt và đưa thân xác của các liệt sĩ ấy về quê mẹ thì anh lại để im...
Ngày 14/6/2011, Văn Khố Quốc Gia (National Archives) của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho giải tỏa (declassified) 7000 trang hồ sơ về những vấn đề của Việt Nam và Đài Loan hơn 40 năm trước
Sau đó, National Security Archive ở George Washington University đưa ra thêm 28,000 trang hồ sơ, trong đó có những mẫu đối thoại đi vào chi tiết giữa hai Ngoại Trưởng Henry Kissinger (Hoa Kỳ) và Chu Ân Lai (thủ tướng Trung Cộng) càng làm cho nhiều người nhìn ra sự thật phũ phàng Hoa Kỳ đã bán đứng Việt Nam Cộng Hòa và Đài Loan để đổi lấy sự làm hòa và giao thương với Trung Cộng.
Tài liệu cũng cho thấy Trung Cộng đặt điều kiện giải quyết vấn đề Đài Loan đi đôi với giải quyết chiến tranh Việt Nam. Hoa Kỳ quyết định bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ phủi tay trong một thời gian vài thập niên bỏ ngõ Đông Nam Á và Biển Đông cho Trung Cộng tạo ảnh hưởng. Cũng vì chính sách này nên tháng Giêng năm 1974, Trung Cộng đưa hải quân đánh Hoàng Sa, Hải Quân VNCH chiến đấu và kêu gọi Đệ Thất Hạm Đội của Hải Quân Hoa Kỳ đang ở gần đó tiếp cứu nhân đạo thôi thì Đệ Thất Hạm Đội nhận đủ tín hiệu xin cấp cứu nhưng vẫn làm ngơ để mặc cho các thương binh VNCH chết đau thương và oan ức tại Biển Đông.
Cám ơn những người yêu nước đã Tổ chức lễ Tưởng niệm các chiến sỹ đã Hy Sinh để bảo về Đảo Gạc Ma của Tổ quốc.
Trả lờiXóaCảm ơn lời phát biểu thật là đanh thép của GS Tương lai!
Trả lờiXóaVui XUÂN MỚI không quên LỊCH SỬ...
Trả lờiXóaĐọc bài com của anh Kỳ em lại thấy tính THỰC DỤNG của Hoa Kỳ. Chớ quên!!!
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaComment của cụ TRTR đã bị xóa . Vào Blog muộn nên không kịp đọc để biết quan điểm của cụ . Nhưng đọc trả lời của cụ Cong Ky cũng có thể đoán biết cụ TR TR viết gì .Tổ tiên ta từ bao đời nay còn để lại lời dăn : Dò sông dò biển chứ không ai dò được lòng người ! . Chưa hết : Tin bợm mất bò/ Tin bạn mất vợ nằm co một mình ( Trích Ca dao, Tục Ngữ Việt Nam tác giả Mã Giang Lân ). Lịch sử càng lùi xa các vấn đề càng ngày càng sáng tỏ . Làm gì có cái gọi là Đồng minh,hay Quốc tế vô sản đổ máu cho nhau trong quan hệ quốc gia ! Vì thế cứ nên nhắc lại bài học cũ để mà cảnh giác . Nhưng dù sao Mõ thích những trao đổi như thế này. Và Mõ trân trọng quan điểm của cụ TRTR . Ít ra trong Làng ta đã thiết lập được" Thể chế Đa nguyên " và tôn trọng ý kiến của nhau dù trái chiều. Tức là ta có " Tự do ngôn luận" . Cuối cùng thì " Nói phải củ cải cũng nghe " . Calathau cũng chỉ là 1 thứ củ cải ( dù nó được trồng ở Tứ Xuyên bên Tầu, nhưng nói phải là Calathau nghe liền à ! ). Cảm ơn 2 cụ ! ( Vừa viết xong còm này, vào Blog lsql đã thấy còm của cụ Cong Kỳ cũng đã được/bị ...xóa !
Trả lờiXóaNhững bài học lịch sử đau đớn như vậy lẽ ra phải được đưa ra học tập, phê phán, rút kinh nghiệm cho thế hệ sau, thế mà họ cứ im re, đã không chịu nhận tội lỗi lại còn che dấu và vẫn tiếp tục đi ngược lại lợi ích của dân tộc . Tội này đáng gì nhỉ các cụ bô lão Làng ta ơi!
Trả lờiXóa(Tiếp)
Trả lờiXóaNhư Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một nhà ngoại giao kỳ cựu, am hiểu sâu sắc vấn đề Trung Quốc đánh giá quyết định không nổ súng của Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh:
"Tôi cho rằng lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh được đưa lên làm Bộ trưởng Quốc phòng mà làm cái việc như thế là một việc phản quốc. Ra lệnh không được bắn lại để cho Trung Quốc nó giết chiến sĩ của mình như là bia sống thì tôi cho đó là một hành động phản động, phản quốc".
Sự thật đã được khẳng định ! Ông LĐA cứng họng không cãi được. Cả BCT cũng không cứu được ông ta ! Nhưng họ cứ để cho chìm xuồng ! Nếu không đúng chắc chắn Tướng Nguyễn trọng Vĩnh sẽ bị khép tội vu khống, làm mất uy tín lãnh đạo cao nhất và tổ chức cao nhất là Đảng CSVN và NN VNXHCN !
XóaTôi hạ com. xuống vì nó được viết vội nên chưa nói rõ được ý mình. Nay viết lại cho rõ hơn , gọn hơn. Bình luận về com. của bạn CK cho bài viết về sự kiện Gạc ma, bạn ST nói đọc com này lại thấy Mĩ là thực dụng. Mình thấy trong sự kiện Gạc ma, TQ đã ngang nhiên tấn công chiếm đảo của mình, bắn giết dã man gần hêt chiến sĩ mình, chỉ huy của ta thì ra lệnh là trong bất kì tình huóng nào cũng không được nổ súng đánh trả ( vào quân TQ ). Kết quả đau lòng là đảo ta thì bị giặc tàu chiếm, quân ta thì bị giặc tàu giết chết gần hết. Thiết tưởng trong sự kiện này ta phải lên án quân TQ xâm lược và phê phán nghiêm khắc kẻ đã ra lệnh cho bộ đội không được đánh trả mới là hợp lí hợp tình chứ.Đằng này lại chửi Mĩ thực dụng(?). Hơn thế hiện nay ở ta, theo ý kiến của nhiều người, trong v/đ BVTQ đang có 2 luồng suy nghĩ. Một luồng thì coi Mĩ là nước duy nhất ta có thể dựa và cần dựa vào để chống lại âm mưu xâm lược nước ta của TQ. Một luồng khác thì muốn hòa hoãn với TQ. Trong tình hình như vậy mà com. chửi Mĩ thực dụng, trong khi không đả động gì đến TQ, đến kẻ ra lệnh không cho bộ đội ta chống trả thì chẳng hóa ra là tác giả của com. thuộc luồng suy nghĩ thứ 2 ? Hi vọng không phải là như vậy.
Trả lờiXóa