WB và VN công bố báo cáo VN 2035. Ảnh: TBKT SG
(TBKTSG Online)
– “Không thực hiện cải cách, Việt Nam sẽ không thể khai thác được cơ
hội, cũng không thể vượt qua thách thức, và nguy cơ tụt hậu xa hơn, rơi
vào bẫy thu nhập trung bình sẽ khó có thể tránh khỏi”.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh khẳng định như trên tại Lễ công bố “Báo cáo Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ”
do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim
chủ trì, với sự tham dự của nhiều thành viên chính phủ, các quan chức
cao cấp nhất của Ngân hàng Thế giới, các đại sứ và hàng trăm khách mời
trong nước và quốc tế sáng 23-2 tại Hà Nội.
Ông khẳng định: “Chúng tôi tin rằng những thế hệ người Việt Nam hiện
nay và tương lai chắc chắn có đủ ý chí, bản lĩnh và năng lực để thực
hiện thành công công cuộc đổi mới”.
Ôn lại quá khứ, ông Vinh cho biết, từ năm 1986 đến nay, thu nhập bình
quân đầu người đã tăng gần 4 lần, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ trên 50% xuống
còn dưới 5%… “Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn là một nước nghèo, chúng ta
chưa bằng lòng, thỏa mãn với những gì đạt được nhất là khi chúng ta nhìn
lại mình trong tương quan với các nước bên cạnh có cùng điều kiện như
chúng ta”, ông nói.
Theo bộ trưởng, đầu thế kỷ thứ 19 (1820) Việt Nam đã có vị thế rất
đáng nể trong khu vực về dân số cũng như quy mô về kinh tế, lớn hơn cả
Phippines và Myanmar cộng lại, gấp hơn 1,5 lần so với Thái Lan. Thu nhập
bình quân đầu người của Việt Nam khi đó xấp xỉ mức trung bình của thế
giới.
Tuy nhiên, đến nay (2014) thu nhập bình quân đầu người của nước ta
chỉ bằng hơn 1/5 mức trung bình của thế giới (2.052/12.000 đô la Mỹ),
chỉ bằng hơn 1/3 thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan (5.977 đô la
Mỹ) và hơn 1/5 thu nhập bình quân đầu người của Malaysia (11.307 đô la
Mỹ).
Ông nói: “Mọi sự so sánh đều là khập khiễng vì trong lịch sử Việt Nam
đã phải trải qua rất nhiều cuộc kháng chiến chống xâm lược và thống
nhất đất nước, nhưng chúng ta cũng đã có 40 năm sống trong hòa bình, 30
năm đổi mới. Đây là quãng thời gian dài tương đương với thời gian để các
quốc gia lân cận như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… đưa đất nước mình từ
những đất nước nông nghiệp nghèo nàn trở thành các quốc gia có kinh tế
phát triển”.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim, người ký với Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng xây dựng Báo cáo Việt Nam 2035 hồi giữa năm 2014, cho
biết tài liệu này là rất quan trọng với Việt Nam và Ngân hàng Thế giới.
Nhắc lại từng là quốc gia nghèo nhất trên thế giới hồi đầu thập kỷ
80, mà Việt Nam vươn lên thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp hiện
nay trong vòng vài thập kỷ, ông Kim nói: “Việt Nam không muốn ngủ quên
trên thành công trong quá khứ, mà muốn vươn lên qua việc xây dựng báo
cáo này”.
Ông Kim khẳng định, báo cáo vạch ra con đường để Việt Nam giải quyết
những thách thức đang gặp phải, như phải chú trọng tới cơ chế thị
trường, chú trọng tới phát triển nguồn nhân lực, sử dụng cam kết quốc tế
cho cải cách cơ cấu.
Ông nhắc lại Hàn Quốc những năm 50, khi ông sinh ra, từng được coi là
một trường hợp “vô vọng” không thể phát triển, thạm chí không được vay
ODA ưu đãi. Nhưng trong vòng vài thập kỷ, Hàn Quốc đã phát triển thần kỳ
để có ngày nay.
Tương tự, cách đây 25 năm khi tỷ lệ đói nghèo trên 50% thì nhiều người cũng nghĩ Việt Nam cũng vô vọng giống Hàn Quốc, ông nói.
Ông nói: “(Lãnh đạo) phải thấy được những con đường, những thách thức
phía trước để đưa ra các quyết định. Đây là thời điểm để xác định tương
lai. Chúng tôi sẽ dõi theo Việt Nam, và hi vọng Việt Nam sẽ có những
bước tiến dũng cảm để đạt được tương lai đó”.
------------------------------
Sau khi 1 trang mạng đăng tải thông tin này đã có nhiều người comment.
Sau đây là 1 số ý kiến nhận xét .
Cua Times. Tin trên có một đoạn “Chủ tịch WB, người ký với
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
xây dựng Báo cáo Việt Nam 2035 hồi giữa năm 2014…”. Lẽ ra lần này, TT
Dũng phải có mặt để chính thức ra mắt báo cáo có tầm quan trọng tới hai
thập kỷ. Không hiểu vì lý do gì mà TT Dũng không tới lại cử phó tướng Vũ
Đức Đam.
Giới thạo tin cho hay, một còm sỹ của hang Cua cũng tham gia soạn thảo báo cáo trên. Thật vinh dự và tự hào thay cho … chúng ta
:)
“Trong báo cáo Doing Bussiness 2016 vừa được WB công bố, doanh nghiệp VN phải dành gần 40% lợi nhuận để nộp thuế, chưa kể phí và các khoản chi phí “không tên” khác…”
Bà Nguyễn Minh Thảo – phó ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương – cho biết theo báo cáo 2016 của WB, tỉ trọng thuế/lợi nhuận của doanh nghiệp VN đã giảm nhẹ so với báo cáo năm 2015 nhưng vẫn đứng ở mức khá cao, lên tới 39,4% lợi nhuận để nộp thuế. Và theo cách tính của WB, các khoản được xem là thuế bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… “Đó là chưa kể thuế VAT đã không được WB tính vào”
“Cũng theo bà Thảo, dù tỉ trọng thuế trên lợi nhuận mà doanh nghiệp VN phải nộp thấp hơn một số nước như Mỹ, Trung Quốc… nhưng cao hơn rất nhiều nước trong khu vực. Cụ thể, tỉ lệ này tại Singapore là 18,4%, Thái Lan cũng chỉ khoảng 27,5%, Campuchia 21%, Indonesia 29,7%… “Hàn Quốc là nước phát triển và có cách tính thuế phức tạp nhưng tổng thu thuế cũng chỉ chiếm 33% lợi nhuận của doanh nghiệp”
http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20160226/lam-duoc-10-dong-thue-an-4-dong/1057399.html
——————————-
“Cũng liên quan đến “Báo cáo Việt Nam 2035”, hôm 25/2, Thời báo Kinh tế Sài Gòndẫn lời chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, một thành viên tham gia soạn thảo: Thông điệp quan trọng nhất, xuyên suốt khắp báo cáo đó là phải cải cách thể chế nếu không muốn bị lạc hậu. Đó là lý do báo cáo có một chương dành riêng nói về cải cách thể chế và các chương còn lại ít nhiều đều có đề cập đến vấn đề này.
Cách duy nhất là tăng năng suất lao động
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhấn mạnh trong buổi nói chuyện với các phóng viên tại TPHCM hôm nay rằng muốn đạt được mức thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình – cao của thế giới là hơn 7.000 đô la Mỹ/người/ năm (15.000 – 18.000 đô la Mỹ tính theo sức mua tương đương) vào năm 2035, Việt Nam không còn cách nào khác là phải tăng năng suất lao động.
Bà Phạm Chi Lan nói rằng, nếu đến 2035, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đạt được mức hơn 7.000 đô la Mỹ như kỳ vọng mà Báo cáo Việt Nam 2035 đề ra thì cũng chỉ mới bằng thu nhập bình quân của người dân Malaysia vào năm 2010.
Và muốn đạt được vậy thì năng suất lao động phải tăng để đóng góp 92% trong tăng trưởng kinh tế. “Nếu năng suất lao động không tăng thì sẽ chắc chắn sẽ không thể có mức thu nhập bình quân kể trên”, bà Lan khẳng định.
Lý do, theo chuyên gia Phạm Chi Lan, nằm ở chỗ, các yếu tố khác đẩy kinh tế tăng trưởng là vốn, số lượng lao động… như bao năm qua, đến nay đều đã hết. Bà Lan nói: “Các khoản viện trợ ODA không còn, lao động không thể tăng thêm vì dân số Việt Nam đang già hóa. Do đó, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam không có cách nào đạt được nếu không tăng năng suất lao động”.
Cộng với sức ép đó, theo chuyên gia Phạm Chi Lan, còn có bối cảnh hội nhập, cạnh tranh sau khi Việt Nam mở cửa thị trường sau khi những hiệp định thương mại được ký kết.”
Không có gì nhiều để thêm. Tôi cũng không muốn dẫn tinh toán của các chuyên gia khác. Chỉ có hai điểm muốn lưu ý.
Thứ nhất để bảo đảm tăng năng suất lao động (NSLĐ) như dự kiến tạo tăng trưởng bền vững khỏang 7%/năm thì trong bất cứ trường hợp nào cũng phải đãm bảo được sân chơi công bằng, minh bạch cho mọi thành phần (nhà nước, tư nhân, DN nước ngoài,..) tham gia thị trường. Bảo đảm quyền sở hữu tư nhân văn minh.
Chỉ có như vậy các doanh nghiệp tư nhân mới sắn sàng đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ để tăng NSLĐ.
Thưa hai, bà Lan cho biết “Còn nếu không cải cách THỂ CHẾ, dự báo thu nhập bình quân năm 2035 đạt tối đa 4.500 đôla, hoặc 12.000 đôla tính theo sức mua tương đương”.
Theo tôi nếu không cải cách thể chế chưa chắc đã đạt đước thu nhập bình quân TB $4500/người. Lý do sẽ không chống tham nhũng hiệu quả được. Nghĩa là không thết lập được hàng rào thuế quan, hàng rào kỹ thuật với hàng hóa từ TQ. Không phát huy được lợi thế khi vào TPP. Mà ngược lại.
Ngoài ra, giả sử thâm chí nếu đạt được $4500/người thì tính theo sức mua tương đương chưa chắc được $12.000.
Lý do lương TB ở TQ tăng khá nhanh. Hiện nay khoảng gần $700 (VN là khoảng $200). Cùng với chính sách chuyển hướng về thị trường nội địa thay cho xuất khẩu lương TB ở TQ sắp tới sẽ còn tăng gia tốc so với VN.
Chẳng hạn lương gió viên TQ tăng 15-18%/năm.
Nghĩa là hàng hóa TQ sẽ đắt đỏ hơn và dẫn theo hàng hóa VN cũng tăng giá nếu để tham nhũng như hiện nay. Vì tham những tạo ra hiệu ứng BÌNH THÔNG NHAU giữa VN và TQ.
Tóm lại nếu không chống được tham những hiệu quả thì Báo cáo VN 2035 là viển vông. Để chống tham những hiệu quả phải thay đổi thể chế.
Như bác trình bày: “không chống được tham nhũng (TN) hiệu quả thì Báo cáo VN 2035 là viển vông”. Tôi đã đọc báo cáo ngay từ khi có các bác chỉ dẫn đường link. Bản báo cáo với 168 trang, và đã comment “không có gì để nói”. Ấn tượng của tôi là : Đây là một compilation những điều đã được nói, được viết, được công bố đâu đó cả rồi. Đóng góp mới là chỉ ra những điều nổi cộm nhất. Với cách viết thể giả định (Nếu như… thì năm 2035 VN sẽ…) tất cả đều đúng, đều trúng. Vấn đề nằm ở chỗ có tổ chức thực hiện được không và vấp ngay chuyện TN; vì TN sẽ làm cho việc thực hiện không thể tiến hành được.
Tham nhũng (TN) không mới. Người đầu tiên nguy cơ mất nước do TN không phải ông TBT NPT, cũng không phải ông 3X hứa khi mới nhậm chức TT mà là ông VVK từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Kể từ đó đã 25 năm rồi nên TN không phải là điều mới mẻ gì. Thậm chí nó trở thành bình thường, trở thành thói quen, trở thành luật bất thành văn cho mọi quan hệ hay giao dịch trong xã hội, trở thành bắt buộc (must)… Như vậy, cái chốt (cho thành công của Báo cáo VN 2035) nằm ở chống TN. 25 năm qua (5 khóa đại hội) đủ để chúng ta biết (với những gương mặt quen thuộc) có chống được không khi gần đây nhất (cuối 2015) Hà Nội và TP HCM đều báo cáo là không có TN (trong khi về mặt kinh tế muốn có 1 đồng lãi cần phải bỏ ra 1,2 đ tiền bôi trơn). Dấu hiệu nào? ai? cái gì? sẽ là garantie cho việc chống TN thành công?
Bác đã viết: “Để chống TN hiệu quả phải thay đổi thể chế”. Không thể không đồng ý và xin bổ sung (cho rõ hơn) phải có cạnh tranh công khai mới chống được TN.
Chúc sức khỏe!
Ngọc Lan
Thứ Tư, 24/2/2016, 10:06 (GMT+7)
Cho dù Nhà máy lọc dầu Dung Quất nhận nhiều ưu đãi nhưng Tập đoàn Dầu khí vẫn đau đầu vì bù lỗ từ cho Dung Quất từ lợi nhuận thu được qua các dự án khác.
(TBKTSG Online)- Kể từ khi đi vào vận hành thương mại (2-2009) đến nay là tròn 7 năm, Nhà máy lọc dầu Dung Quất – dự án lọc hóa dầu đầu tiên của Việt Nam – luôn bị đặt câu hỏi: hiệu quả kinh tế của dự án thế nào? Bởi trong suốt thời gian qua, việc giải quyết các ưu đãi luôn mang tính sống còn cho dự án.
Đối với một dự án lọc dầu, thông thường thì giá dầu thô (nguyên liệu) và giá xăng dầu (sản phẩm) là các yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế. Do vậy người dân không hiểu được tại sao giá dầu thô trên thế giới giảm mạnh, khiến giá xăng dầu thành phẩm cũng giảm theo thì tại dự án Dung Quất, sản phẩm được sản xuất ra từ nguồn dầu thô trong nước (mỏ Bạch Hổ) lại không cạnh tranh được với giá xăng dầu nhập khẩu.
Vấn đề là ở chỗ, ngay từ khi được phê duyệt và đi vào vận hành thương mại (từ tháng 2/2009), dự án lọc dầu Dung Quất đã không vận hành theo cơ chế thị trường.
Từ năm 2009 đến nay Nhà máy lọc dầu Dung Quất nhận được hàng loạt ưu đãi rất lớn: thời gian khấu hao dự án là 20 năm (dài hơn thời gian 15 năm nêu trong Báo cáo nghiên cứu khả thi), được hưởng mức giá trị ưu đãi tính trong giá bán đối với xăng, dầu là 7%, LPG là 5% và sản phẩm hóa dầu là 3%.
Ngoài ra, dự án còn được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong thời gian 30 năm, thấp hơn nhiều so với mức thuế mà các doanh nghiệp trong khu kinh tế Dung Quất được hưởng, miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 9 năm tiếp theo.
Như vậy có nghĩa là nếu thị trường có lên, có xuống, doanh nghiệp dầu khí nào lỗ thì lỗ chứ với chừng ấy ưu đãi, Dung Quất vẫn có khả năng cân đối tài chính.
Tuy nhiên, để cho Dung Quất có lãi tính đến hết năm 2015 (năm 2015 lãi gần 6.000 tỉ đồng) thì khoản lãi này phải xuất phát từ ưu đãi, từ cơ chế cấp bù thuế, cộng vào giá bán cho dự án mà từ trong các văn bản của Chính phủ là “cơ chế điều tiết nguồn thu”. Kể cả trong trường hợp thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu xuống thấp dưới 7% thì Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vẫn phải cấp bù số chênh lệch này.
Tính từ năm 2010 đến nay, Dung Quất có năm lỗ, năm lãi (đỉnh cao là năm 2013 lãi 3.000 tỉ đồng), theo Báo cáo của PVN năm 2015. Nhưng nếu tính chung từ năm 2010-2014, nhà máy vẫn lỗ trên 1.000 tỉ đồng. Còn nếu tính sòng phẳng, loại trừ trợ giá bằng thuế ra khỏi giá sản phẩm thì cũng từ năm 2010-2014, Dung Quất lỗ lên tới 27.600 tỉ đồng. Điều đó có nghĩa là PVN cấp bù chừng đó tiền cho Dung Quất. Và số tiền cấp bù cho Dung Quất được hạch toán vào lợi nhuận trước thuế của PVN.
Vì thế, nhiều khi PVN công bố lợi nhuận trước thuế hàng năm là vậy song thực chất khoản lợi nhuận đó không về ngân sách đầy đủ mà chỉ mang tính hạch toán sổ sách kế toán.
Như vậy, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào vận hành từ những năm giá dầu thế giới cao, cộng với hàng loạt ưu đãi mà còn thua lỗ thì khi giá thế giới giảm sâu, cơ chế ưu đãi vẫn tồn tại nhưng bị thị trường (ở đây là lộ trình thực hiện các FTA) “vô hiệu hóa”, việc thua lỗ thực tế còn lộ ra rõ hơn.
Ngay cả trong thời điểm giá bán tốt, Dung Quất là một dự án không được đánh giá cao về hiệu quả kinh tế. Với 13 năm đầu tư, bị chậm đưa vào sử dụng 9 năm so với tính toán ban đầu, Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đã không còn chính xác và các biến động thị trường khiến nó càng xa những tính toán ban đầu hơn.
Trong bài viết “Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả dự án lọc- hóa dầu của PetroVietnam” do nhóm tác giả Hoàng Thị Đào, Ngô Thị Mai Hạnh, Cù Thị Lan (Viện dầu khí Việt Nam công bố tháng 7-2014, có nêu nhận định: “ Dự án có hiệu quả thấp chủ yếu do nhà máy chậm đi vào vận hành”. Việc chậm vận hành đã đưa tổng vốn đầu tư dự án từ 2,5 tỉ đô la (2005) lên 3,05 tỉ đô la (2009).
Ngay tại thời điểm lập Báo cáo kết thúc dự án (10-2010) mà Chính phủ trình ra Quốc hội, các thông số tài chính liên quan đến dự án như tỉ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là 5,87% hay 7,66% như báo cáo ban đầu của Chính phủ cũng có nhiều điểm không chính xác và sau đó phải báo cáo lại với Quốc hội con số thấp hơn (5,87%). Giá trị quyết toán vốn đầu tư thực tế là bao nhiêu, đã được công bố chính thức sau 8 năm đi vào vận hành hay chưa và có thực là giảm được 8.000 tỉ đồng so với tổng mức đầu tư điều chỉnh đã được phê duyệt hay không, tổng thu nộp ngân sách không tính các khoản thu điều tiết thế nào, chi phí dự án đến nay ra sao… là những câu hỏi cần được làm rõ.
Tại thời điểm cách đây 6 năm (10-2010), khi quyết toán, Quốc hội và Chính phủ còn nợ lại người dân những câu hỏi về hiệu quả dự án này do thời điểm đó thời gian đi vào vận hành quá ngắn, mới chỉ vài tháng. Sau chừng ấy năm, với rất nhiều cơ chế ưu đãi và bao tiêu sản phẩm cho nhà máy, nếu nguy cơ nhà máy tạm dừng hoạt động vì lý do thua lỗ là sự thật thì câu hỏi về hiệu quả kinh tế dự án có được trả lời một cách đầy đủ?
Mời xem thêm:
Gazprom ngưng đàm phán dự án lọc dầu Dung Quất
Báo chí và chuyện Dung Quất dọa đóng cửa
……………………………………………………………………………….
*** Thêm nữa, theo Wiki: Ngày 5 tháng 4 năm 2012, khi Thanh tra Chính phủ công bố báo cáo về việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý sử dụng vốn, tài sản tại PetroVietnam tới năm 2010 với khá nhiều sai phạm về tài chính (con số lên đến hơn 18.000 tỷ đồng), một số tờ báo đã nêu câu hỏi về vấn đề trách nhiệm của người từng đứng đầu PetroVietnam mà cụ thể là ông Đinh La Thăng, người giữ chức Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Hội đồng quản trị và sau này là Chủ tịch Hội đồng thành viên PetroVietnam từ tháng 10 năm 2006 đến tháng 8 năm 2011.
Nếu đúng vậy thì “mệnh” và “vận” ông Thăng quá đẹp (chứ chưa chắc quá giỏi để tán tụng động viên!). Không rõ liên quan giữa ông này và Dung Quất?
Chưa kể hạn hán ngập mặn, chưa kể bô-xít, chưa kể ngư trường biển Đông sẽ mất, chưa kể nợ công….vậy thì BC 2035 có “viển vông”? Ông Bình NHNN ( hẳn là đối tượng đối tác chính với WB)nay là UV BCT chắc là hiểu vấn đề nên cũng không có mặt buổi ra mắt BC là có lý.
Còm tiếp cho vui, chuyện mấy ông trước từng là cánh tay cánh chân lãnh địa “kinh tế” của ông TT được đôn lên và đưa đi bí thơ này nọ oai oai, thiển nghĩ loạn bàn, cũng là một nước cờ rất cao của bác Trọng, bác Rứa. Mấy ổng đang được tán tụng, nhưng dễ 2 bác cười mỉm, nhân dân ơi là nhân dân ???
Mong các bác (đặc biệt là những người có liên quan đến báo cáo này) tính giúp kinh phí đã phải chi để sản xuất ra “Bản báo cáo Việt Nam 2035”. Ước lượng thôi.
Tôi xin hứa sẽ cảm ơn nhiều nhiều các bác bằng một Báo cáo đối ứng khác.
Nhiều nghiên cứu, dùng ngân sách nhà nước, thậm chí dùng ODA, hay vốn tư nhân, có chi phí tương đương hoặc hơn, mà không mang lại được một phần tác động như VN2035, em dám chắc như thế.
– Lương cho 3 chuyên gia quốc tế: 3ngX 15.000$/ng/tháng X 24 tháng = 1.080.000$
– Lương cho cá chuyên viên VN: 10ngX 2.000$/ng/tháng x 24 tháng = 480.000$
– Khảo sát , thu thập số liệu, tài liệu:.. …………………………………………………………. 200.000$
– Hội thảo xây dựng, duyệt đề cương, hội thảo nội dung từng phần 12 lần 400,000$
– In ấn, thiết bị văn phòng phẩm……………………………………………………………………. 80.000$
– các khoản không nhìn thấy phát sinh vv…………………………………………………………60.000$
– Tiền nhà, đi lại cho 3 chuyên gia , mỗi người khoảng 2.500$ trong 24 tháng.. 180.000$
Tổng khoảng 2.680.000 $. Chắc khoảng 3 Tr$. Có lẽ VN chịu 3-400.000$
Thế là nhiệt tình với bác THM lắm đấy nhé. Đúng nhờ sai chịu :D Chào.