Bị quốc tế xúm vào mắng mỏ !
Quá chán khi phải nghe toàn những lời chỉ trích ??? |
Một trận mưa đả kích mà Vladimir Putin là mục tiêu suốt 24 tiếng đồng hồ
qua khiến Tổng thống Nga bỏ về nước sớm, không tham dự bữa ăn trưa làm
việc chính thức. Chiếc máy bay của ông thậm chí cất cánh trước khi công
bố thông báo chung cuộc của hội nghị thượng đỉnh G20 họp tại Brisbane,
Úc hôm 16/11/2014.
Chương trình của Tổng thống Nga « đã được rút ngắn » - một nguồn tin ẩn danh trong phái đoàn Nga cho biết, nói rằng bữa tiệc này « chỉ là một thứ giải trí ».
Chương trình của Tổng thống Nga « đã được rút ngắn » - một nguồn tin ẩn danh trong phái đoàn Nga cho biết, nói rằng bữa tiệc này « chỉ là một thứ giải trí ».
Bị loại khỏi nhóm cường quốc G8 vào mùa xuân vừa rồi, Putin tái ngộ với những người đồng nhiệm trong không khí hầu như chiến tranh lạnh. Ông được hầu hết các nguyên thủ phương Tây đón tiếp tại hội nghị G20 một cách hết sức lạnh lùng. Họ chỉ trích Putin vì vai trò của Matxcơva trong cuộc khủng hoảng Ukraina, hiện vẫn đang nóng bỏng.
Sau cái bắt tay xã giao, có vẻ như ông Abbott không còn quan tâm mấy đến Putin.
Thủ tướng Úc Tony Abbott ngay từ hôm thứ Sáu 14/11 đã bốp chát nói rằng Tổng thống Nga muốn dựng dậy « hào quang đã mất của chủ nghĩa Sa hoàng hay Liên Xô cũ ». Ông tố cáo « sự hiếu chiến » của Putin, qua việc phát hiện bốn chiến hạm Nga tại vùng biển quốc tế ngoài khơi Queensland.
Ngay khi G20 vừa khai mạc, báo chí Úc đã chào đón vị khách Nga một cách cứng rắn. Tờ Courrier Mail chạy tựa « Ice cold war ». Ảnh bìa tờ báo mô tả Vladimir Putin dưới dạng một con gấu, đấu boxe với kangourou Tony Abbott.
Ảnh bìa tờ Courrier Mail
Suốt hai ngày cuối tuần, các nguyên thủ phương Tây thay phiên nhau đả kích Putin. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm thứ Bảy 15/11 đã « phản đối việc Nga tấn công Ukraina, đây là mối đe dọa cho thế giới ». David Cameron, Thủ tướng Anh tiếp lời khi mô tả Nga là « một nước lớn đi tấn công các nước nhỏ hơn ở châu Âu ». Thủ tướng Canada Stephen Harper thẳng thừng: « Tôi chỉ có một điều duy nhất để nói với ông : Hãy ra khỏi Ukraina ! ». Còn Thủ tướng Đức Angela Merkel loan báo Liên hiệp châu Âu muốn đưa ra các biện pháp trừng phạt tài chính mới đối với nhiều nhân vật Nga.
Cuộc gặp với Tổng thống Pháp Hollande, tạm coi là ít sóng gió nhất.
Trong dàn hợp xướng chỉ trích này, Tổng thống Pháp François Hollande bỗng trở thành người ít thô bạo nhất đối với Vladimir Putin. Hai nguyên thủ gặp gỡ bên lề hội nghị, tại khách sạn Hilton ở Brisbane, nói chuyện hơn một tiếng đồng hồ về cuộc khủng hoảng Ukraina. Trong lời mở đầu, khi nói về quan hệ hai nước cho đến nay, ông Putin cho là « rất tốt », còn ông Hollande chỉ nói là « tốt ». Nhưng trong ngoại giao, sự biểu đạt bằng cử chỉ và cái bắt tay cũng nói lên nhiều thứ như là ngôn từ. Rõ ràng là quan hệ Pháp-Nga không phải đang được sưởi ấm.
Chủ nhật 16/11, những tuyên bố thù địch đối với Tổng thống Nga vẫn tiếp diễn. Sau cuộc họp tay ba, Mỹ-Úc-Nhật cùng khẳng định « kiên quyết phản đối vụ Nga sáp nhập Crimée, và hành động gây mất ổn định ở miền Đông Ukraina ». Ngoại trưởng Úc Julie Bishop tổng kết : « Tôi nghĩ rằng Tổng thống Putin đã phải chịu đựng khá nhiều áp lực tại Brisbane từ phía một số vị nguyên thủ ».
Putin ra sân bay về nước trước khi G20 bế mạc.
Chiếc chuyên cơ của ông Vladimir Putin cất cánh vào khoảng 14g15 (4g15GMT). Mỉm cười trên đường băng trước khi bước lên chiếc Iliouchine dành riêng cho Tổng thống, vị khách Nga – để chứng tỏ sự tự chủ, không muốn mang bộ mặt ủ ê - thậm chí còn chấp nhận chụp ảnh chung bên cạnh các nhân viên an ninh.
Trong một cuộc họp báo, Putin còn hào phóng hoan nghênh không khí hội nghị và các cuộc thảo luận « mang tính xây dựng », cho dù một số quan điểm của Nga « không trùng khớp » với các nước khác trong G20. Lời mai mỉa cuối cùng : Putin cảm ơn Thủ tướng Úc về sự đón tiếp của ông !
Tony Abbott, chủ nhà kém ngoại giao của G20
Thủ tướng Úc Tony Abbott, người
tiếp đón các nhà lãnh đạo G20 trong hai ngày thứ Bảy 15 và Chủ nhật
16/11, không luôn sử dụng các công thức ngoại giao đầu môi chót lưỡi.
Vladimir Putin đã học được bài học hồi giữa tháng 10. Còn ở G20, « sẽ có nhiều cuộc đối thoại gay gắt với Nga, nhưng cuộc nói chuyện giữa tôi với ông Putin sẽ gay gắt nhất ! » - vị Thủ tướng phe bảo thủ đã cảnh báo trước như thế.
Ông Abbott còn nói thêm : « Tôi sẽ shirtfront ông Putin ». Từ shirtfront là tiếng lóng mượn từ bóng đá Úc, mô tả một sự đối đầu thô bạo, đặc biệt là húc vai vào ngực đối thủ. Như vậy là ông Vladimir Putin, đai đen judo, đã được cảnh cáo.
Trung tâm của những bất đồng : vụ máy bay MH17 của Malaysia Airlines bị rơi hôm 17/7 tại miền Đông Ukraina. Tony Abbott cho Nga là người chịu trách nhiệm về cái chết của 298 hành khách, trong số đó có 38 người Úc.
Mời các bạn xem đánh giá khách quan hơn về Putin (trích một đoạn thôi)
Trả lờiXóaCrimea và trật tự pháp lý quốc tế
Đăng ngày 16/11/2014 by The Observer (Báo Người Quan Sát này có uy tín bậc nhất trên Thế giới)
Crimea đã thuộc về Nga. Tại thời điểm này, cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 3 năm 2014 và việc Nga sáp nhập Crimea sau đó đã là các sự kiện lịch sử, ngay cả khi biên giới lãnh thổ và tương lai chính trị của Ukraine vẫn còn đang bị tranh chấp. Dù vậy, khi sự chú ý của thế giới đã chuyển từ Sevastopol sang Kiev và nhiều cuộc khủng hoảng gần đây tại những nơi khác, một sự cân bằng chủ chốt giữa hai trong số những nguyên tắc cơ bản nhất của trật tự pháp lý và chính trị quốc tế thời kỳ hậu Thế chiến thứ hai vẫn đang bị đe dọa.
Tại Crimea, Nga đã sử dụng luật quốc tế một cách khôn ngoan, trong đó lợi dụng được sự mâu thuẫn giữa nguyên tắc cơ bản nghiêm cấm chiếm đoạt lãnh thổ thông qua sử dụng vũ lực và một nguyên tắc cơ bản không kém là quyền tự quyết để từ đó chiếm đoạt Crimea. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tạo ra một sự cân bằng khác hẳn giữa hai nguyên tắc này so với sự cân bằng vốn chiếm ưu thế trong gần 70 năm qua. Cách tái diễn giải hai nguyên tắc trên của Nga rất có thể sẽ phá vỡ sự cân bằng mong manh giữa việc bảo vệ các quyền lợi cá nhân và việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia – yếu tố đã giúp cho trật tự thế giới hậu Thế chiến thứ hai đứng vững. Sự diễn giải này đặt ra những tiền lệ tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho những khu vực bất ổn, từ Iraq đến Syria, phá vỡ sự ổn định của hệ thống pháp luật quốc tế vào chính thời điểm hệ thống này đang cố thích nghi với một thế giới đa cực.
Bằng cách khẳng định những hành động của mình là hợp pháp, nhưng đồng thời cũng bẻ cong luật pháp theo những cách thức khôn khéo (và không mấy khôn khéo), Nga đã dùng chính một trong những cách thức mà Hoa Kỳ từng sử dụng. Trong gần 70 năm qua, và đặc biệt là từ đầu những năm 1990, Hoa Kỳ đã từng có thể lãnh đạo hệ thống luật quốc tế, thường là kết hợp cùng với châu Âu. Hoa Kỳ định nghĩa các quy định, xác định các trường hợp ngoại lệ của các quy định và thông thường cũng thi hành các quy định đó.[1]
Sự tái phân phối quyền lực trong hệ thống chính trị quốc tế ngày nay đã đặt dấu chấm hết cho liên minh xuyên Đại Tây Dương về luật quốc tế này.[2] Thay thế cho thời kỳ Mỹ chiếm ngôi vị bá quyền và lãnh đạo pháp luật như vậy là một hệ thống đa trung tâm đang trỗi dậy, trong đó một số lượng ngày càng tăng các quốc gia có thể và thực tế đã đóng vai trò lãnh đạo với từng vấn đề cụ thể trong một hệ thống pháp lý linh hoạt hơn rất nhiều.[3] Những quốc gia này bao gồm (nhưng không chỉ có) Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Trong vấn đề Crimea, Nga có lẽ là lần đầu tiên kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ đang tự khẳng định vị thế của mình như là một nước trung tâm mới cho một cách diễn giải cụ thể luật quốc tế, một hình thức diễn giải sẽ thách thức theo nhiều cách sự cân bằng có tầm quan trọng trung tâm của trật tự thế giới hậu Thế chiến thứ Hai và khả năng lãnh đạo trật tự đó của Hoa Kỳ.
Đoạn sau rất hay, nhưng dài quá 4000 từ nên không viết vào comment được. Sẽ post sau.
Dưới nhan đề " Hậu quả khó lường khi phương Tây “chọc giận” Nga tại G20", Báo mạng của NTD viết:
Trả lờiXóa"Trả lời trước báo chí sau hội nghị, ông Putin nói: “Tôi nghĩ rằng họ muốn đổ hết trách nhiệm lên Nga và muốn Nga phải trả giá. Chúng tôi không chấp nhận điều đó. Ukraine là một quốc gia độc lập, tự chủ và có chủ quyền...
Chiến tranh lạnh là phản ứng rõ rệt nhất những “tổn thương” của Nga trong quan hệ ngoại giao với phương Tây
Vũ khí hạt nhân - “sự bất ngờ” không ai muốn...
Theo VOV
tin SÉC: tổng thống SÉC ZEMAN chỉ vì "bênh" PUTIN mà trong ngày kỉ niệm CÁCH MẠNG NHUNG có mời 4 tổng thống SLOVAKIA,HUNG,BALAN và ĐỨC đến dự đã bị sinh viên và nhân dân ném trứng và cà chua.Trước mặt ông là một khẩu hiệu lớn "VẤT ZE MAN VÀO SỌT RÁC". ông còn mời PUTIN sang thăm Séc,chẳng biết PUTIN có nhận lời hay ko? ,Dù SÉC đã vào NATO,nhưng cái bóng của Nga vẫn còn to lắm!
Trả lờiXóa