Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

MỘT CÁCH NHÌN KHÁC VỀ PUTIN và NƯỚC NGA NGÀY NAY.

MÕ LÀNG : Xung quanh vụ TT Nga Putin giận dỗi bỏ về sớm vì bị Phương tây công kích (chuyện Ukraina) ở Hội nghị thượng đỉnh G20 Australia đã làm sôi động báo giới quốc tế . Báo chính thống Nhà nước VN kiểm soát cũng đã có nói lướt qua, nhưng chủ yếu đưa tin theo tuyên bố của TT Nga với báo chí trước khi rời nước Úc " về nước sớm vì đường bay quá dài !!!". Báo mạng và Blog "lề dân" đa số xem vụ này ông Putin bị Phương Tây "hạ nhục"- Đặc biệt là thái độ đón tiếp hờ hững của Thủ tướng nước chủ nhà và phát ngôn gay gắt của Thủ tướng Vương quốc Anh. 2 bài báo dưới đây, 1 của nhà báo Nga và 1 của nhà báo Thụy Điển cho ta một cái nhìn "cận cảnh" để suy nghĩ nhân dịp TBT Đảng CSVN đang dẫn đầu 1 đoàn CB cao cấp của Đảng kiêm quan chức Nhà nước sang thăm Moscow , theo lời mời của TT Putin .

21-11-2014
Chẳng ai yêu Trung tá. 
Người ta trỏ cho Putin chỗ của ông ta trong lịch sử
  Vitaly Portnikov Lê Đỗ Huy (dịch)/VHNA

TT Putin và CT Kim Jong-In (2002)
 Câu chuyện Gấu bống thèm “chiếu manh” bên lề Thượng đỉnh ở Úc Đại lợi vẫn đang bàn tán trong làng báo quốc tế. Bình sự kiện này, báo Liga tiếng Nga cho rằng “Người trong bao” ở Kremli, tình ngay lý gian đã trở thành nạn nhân của đám cận thần do chính Ngài tạo ra[1].
Cuộc chiến ở Ukraina không hoàn trả Putin vị trí từng dành cho ông ta ở trung tâm bức hình các lãnh tụ của thế giới Tổng thống Nga V. Putin bay khỏi Australia trong hờn giận. Lý do phải rời Cuộc họp thượng đỉnh này: nào là, bay lâu quá, nào là, còn phải từ sân bay về nhà cho kịp (tất cả những ai từng ngắm đoàn xe công vụ tháp tùng ô tô Putin bay vèo vèo qua một Moscow bị tê liệt [trong ùn tắc] đều cảm nhận được sự mĩ miều của kiến giải này), và còn phải ngủ nướng nữa chứ, kẻo thứ hai đã phải đi làm (đây là lời của nhân vật có một lịch công tác kiểu lễ hội, chia ra, thời gian nào làm việc ở biệt thự ngoại ô Moskva, thời gian nào ở giữa khu nghỉ Sochi). Lời giải thích ấm ớ (сбивчивое) này cho thấy “ở nhà” (Moscow) người ta đã không gia công sẵn “bán thành phẩm” - dành (giải thích) cho trường hợp nhỡ đâu Putin phải vội vàng rời (Summit). Putin đã không dự định thực hiện một biểu dương uy thế về ngoại giao (демарш), khi đi sang Australia. Và (lên đường sang Summit) ông đã không trù liệu đượcđiều sau đó đã va phải.
Cần phải hiểu rằng, Putin sống trong con nhộng thông tin độc đáo, do chính ông kiến thiết. Các thuộc cấp của Putin không dám mạo muội kính chuyển cho Tổng thống những thông tin nào gây phiền muộn cho Người cầm quyền tự phụ (самовлюбленный– tự say đắm mình) này. Mỗi sự kiện chính trị quốc tế cần được nhanh chóng chuyển sang hệ ngôn ngữ Putin – một cách thông dụng, là ngôn ngữ của loài chim (hót). Chính tôi tứng va chạm với chuyện này vào thời kỳ đầu cầm quyền của Putin, khi những người tôi quen trong bộ máy nhà nước Nga cố gắng giải thích cho tổng thống – bằng văn bản – về tính thiết yếu của đối thọai với đại diện của một trong những kênh thông tin đại chúng hàng đầu của phương Tây. Để làm cho Putin hiểu và nhất trí, thậm chí phải viện đến một vị lão làng của báo chí xô viết. Chỉ có bậc lão thành này, với sự từng trải về (ban lãnh đạo) Liên Xô, có đủ khả năng diễn đạt mọi nhẽ, một cách phải đạo và dễ chịu, cho Ông chủ điện Kremli. Để rồi ngày tháng thoi đưa, đến nay quanh Putin chỉ còn lại những ai “phải đạo” và dễ chịu.

Ảnh bên trái : Putin loay hoay tìm chỗ đứng chụp hình lưu niệm trong hội nhị G20 năm nay tại Úc. Ảnh: Reutew

 Putin và đồng đội, dĩ nhiên nghĩ rằng, việc “thu hồi Krym” (отжатиеКрыма) – theo họ, Krym đâu có bị chiếm đóng (vì Krym theo họ, “mặc nhiên” là của Nga - ND), cũng như cuộc chiến ở vùng Donbass (chữ tiếng Nga thế kỷ trước chỉ vùng Donesk và Lugansk), đâu có mang lại sự lừng danh cho ổng (Putin) cả ở phương Tây và trên thế giới nói chung. Nhưng Putin đâu thèm quan tâm đến sự trọng vọng như thế ở ngoài bốn bức tường điện Kremli. Cái Putin cần là người ta kính nể ông, điều cần chuyển ngữ sang ngôn từ “chim” (hót) thành “sợ” (ông). Những gì ông dự tính sẽ gặp được ở Australia là biểu lộ của căm hận và sợ hãi.
Ông đã va phải sự khinh bỉ, lảng tránh, và phá đám (ở nghị trường, hội nghị - obstruction). Tôi không nghĩ, rằng nếu sứ quán Nga ở Australia và Bộ ngoại giao Nga nói thật được với Putin là ổng sẽ sống ở khách sạn nào, và sẽ đứng vào đâu trong tấm ảnh tập thể (lãnh đạo G20), thì Putin vẫn sẽ lên đường đi Ausralia. Chính vì thế mà Putin buộc phải đích thân diện kiến với những chuyện này. Và ổng bắt đầu suy ngẫm. Vấn đề không hẳn là Putin đã (bị đẩy) ra ngoài rìa, cho dù trước lúc đó đinh ninh là mình là trung tâm. Vấn đề chính là ở trung tâm thường xuyên xuất hiện, ngoài tổng thống Mỹ, là chủ tịch Trung cộng – nhân vật mà cho tới trước Thượng đỉnh này (ở Australia) Putin từng xem như một đồng minh.
Cuộc gặp Thượng đỉnh (APEC 2014) ở Bắc Kinh, thực ra còn giật cục hơn là cuộc gặp G -20 ở Brisbane này. Ở Bắc Kinh chỉ cần so sánh chương trình nghị sự của Obam và Putin, là thấy rõ Trung quốc rồi sẽ đi với ai. Obama đến thủ đô Trung quốc với tư thế đại diện nền văn minh vừa chiến thắng trong cuộc đua, và đang thừa thắng xốc tới[2]. Còn Putin là đại diện cho nền văn minh khác đã thua thì chớ, lại không có khả năng rút ra những kết luận về thất bại của mình. Thực ra thì cũng có rút ra kết luận, nhưng nó sai: cần phải bán dầu bán hơi đốt, kiếm màu căng bụng, rồi lại bán dầu bán hơi đốt. Thêm vài đó là dọa nạt cả làng. Chính vì thế, ngoài hơi đốt ra, Putin chẳng còn gì để đề cập với Tập Cận Bình, và ngay trong chuyện này (bán khí) ông ta (Putin) cũng chỉ là người cạnh tranh bất thành với tổng thống Turmenia Berdukhamedov, người thực ra đang bán gaz ở Trung quốc rồi.
Còn Obama thì có thể đề xuất một tương lai với chủ tịch Tập– làm gì có ai nữa trên thế giới chào được món hàng như thế?
Và sau Bắc Kinh, ở Australia, Putin, đúng theo nghĩa đen, bị rơi vào tay các chàng trai Anglo – Sacxons, những người có thói quen tỏ thái độ ghê tởm đối với dối trá và đê tiện. Thủ tướng Anh quốc, thủ tướng Gia Nã đại, thủ tướng Úc Đại lợi – tất cả họ đều là những vị thừa kế của Đại hiến chương (Magna Carta – thế kỷ 13), văn bản chỉ chỗ dành cho nhưng kẻ nào rắp tâm lạm dụng quyền lực hoặc định đấu đá với thế giới của tự do dân chủ. Ta sẽ đặt câu hỏi vì sao Putin lại nghĩ là họ có thể cư xử khác đi, nhất là trên sân nhà mình, trên sân của Khối thịnh vượng chung Anh. Chắc là ông ấy chẳng nghĩ. Ông chỉ tin vào sự sợ hãi của họ, và ông đã nhầm.
Ai khẳng định rằng bây giờ Putin thổi bùng chiến tranh với Ukraina, đã quá vội đưa ra kết luận. Cuộc chiến ấy đâu giải quyết được bài toán chính của Putin – là đưa ông ta từ góc khuất về trung tâm (của các lãnh tụ thế giới). Ông vẫn chưa biết là bài toán này đối với ông hiện không có lời giải. Và ông sẽ cố tìm lời giải này – nỗ lực sẽ dẫn tới các hậu quả bất ngờ và trái nghịch đối với nỗi thất vọng ở Australia của ông.
Theo VHNA
____________                                                                                                             
[1]Nguồn http://www.liga.net/opinion/210268_polkovnika-nikto-ne-lyubit-putinu-ukazali-mesto-v-istorii.htm
Nhan đề Chẳng ai yêu Trung tá(Полковниканиктонелюбит) là nhan đề của bài báo nổi tiếng của chính khách đối lập Konstantin Borovoy, viết trên tờ Echo Moscow vào đầu cuộc khủng hoảng Krym. http://echo.msk.ru/blog/k_borovoi/1304124-echo/
[2]Chắc tác giả Vitaly Pornikov ngụ ý Điều khoản Magnitsky act dẫn tới “vô sản hóa” nhiều quan chức “cổ cánh” ở Moscow, thổi bùng lên tâm lý chống phương Tây, sự kiện Krym, Đông Ukraina và những tuyên bố giận dữ về hạt nhân và đỏi hỏi “kính trọng” từ Kremli... đẩy kinh tê Nga lấn sâu vào cuộc khủng hoảng “các đòn trừng phạt của phương Tây”.
---------------------------------------------

Putin là tù binh của những huyền thoại của chính mình về Ukraine
Tờ Sverigesradio, Thụy Điển
Phạm Nguyên Trường dịch
Chuyên gia người Thụy Điển, ông Jan Leyunyelm, cựu trưởng phòng nghiên cứu nước Nga (FOI) trực thuộc Viện nghiên cứu quốc phòng của Thụy Điển, bình luận về kết quả Hội nghị thượng đỉnh G20 và việc ra về sớm của Tồng thống Nga Vladimir Putin.
Tình hình nguy hiểm khi một người như Putin, ở chức vụ như vậy lại bỏ về sớm vì ông ta cho rằng người ta đã cư xử không đúng với ông và không hiểu nước Nga. Điều đó làm mọi người lo lắng.
Trong thời gian Hội nghị Thượng đỉnh, Nga đã có thái độ thách thức khi đưa đến bờ biển Autralia bốn chiếc tàu chiến. Điều này đã không tạo thuận lợi cho một sự khởi đầu tích cực. Nước Nga đã thể hiện cho thế giới thấy sức mạnh quân sự và trước hết là tầm hoạt động của các đơn vị vũ trang của mình.
Và lí do cho việc ông Putin rời bỏ sớm cũng hơi kỳ quặc. Tất nhiên là đường đi khá dài, nhưng đường của đa số những người khác cũng không ngắn hơn. Dĩ nhiên là ông ta rời bỏ Hội nghị Thượng đỉnh vì cho rằng phải nghe quá nhiều lời chỉ trích… Có thể nói rằng ông ta là tù binh của những huyền thoại của chính mình về Ukraine, khi ông ta từ chối công nhận rằng quân nhân Nga đã hành động ở đấy.
Trong mấy năm gần đây, ban lãnh đạo cũng như – và trước hết là nhân dân Nga, đã dần dần bị lèo lái về mặt thông tin đến mức làm thay đổi cả thế giới quan của họ và tất cả những lời phê phán Nga đều bị coi là thái độ bài Nga hay là cố gắng của Mĩ nhằm làm mất ổn định tình hình đất nước.
Quan điểm của Putin – khẳng định “não trạng lô cốt” do chính ông ta tạo ra: Cả thế giới chống lại Nga. Tình hình kinh tế Nga hiện nay cho thấy rằng cần phải liên tục đưa ra thêm những bóng ma của chiến tranh và đe dọa của thế giới.
Nga được rất ít nước ủng hộ, điều này khẳng định một thành ngữ cũ: Nước Nga chẳng có bạn bè nào hết, chúng ta chỉ có lục quân và hải quân mà thôi.
 ------------------------------
Nguồn: Sverigesradio
Dịch từ bản tiếng Nga tại địa chỉ: http://inosmi.ru/world/20141118/224335199.html


2 nhận xét:

  1. PU TIN ĐÃ THẤY VẤN ĐỀ
    NÊN ÔNG VỘI VÃ BAY VỀ NƯỚC NGA!
    CÁI THỜI BÁ CHỦ ĐÃ QUA
    CON ĐƯỜNG HỢP TÁC MỚI LÀ HANH THÔNG.

    Trả lờiXóa
  2. Nguyễn Ngọc Hùng11:43 30/11/14

    Ngay sau khi Putin "chớp thời cơ" nuốt trọn Crưm của Ucraina, tôi đã viết trên FB của mình cho rằng thế giới xuất hiện "2 đế quốc mới" là Nga và TQ. 2 "đế quốc mới" này tái diễn hình thức xâm lược kiểu "đế quốc cũ" đã lỗi thời từ thế kỷ trước. Nga thì cướp Crưm của láng giềng Ucraina. TQ thì cướp Hoàng Sa của "láng giềng vừa là đồng chí vừa là anh em" VN.
    Đừng ai ngây ngô nghĩ rằng Nga là Liên Xô và Putin là "thần tượng" thời nay!
    Putin đang cầm quyền với não trạng KGB (quen mập mờ, nói một đằng làm một nẻo) và tâm địa của Sa Hoàng mới! Nhưng Putin sẽ thất bại trong một thế giới đã đổi thay. Buồn cho nước Nga!

    Trả lờiXóa