Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

TBT Nguyễn Phú Trong và TT OBAMA trong phòng Bầu dục Tòa Bạch Ốc

Trưa 7 tháng 7, giờ Washington, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Phó tổng thống Joe Biden tiếp đón Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc

Tổng thống Obama phát biểu sau cuộc gặp Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam:
“Tôi nghĩ rằng cuộc gặp gỡ này là chỉ dấu cho thấy sự tiến bộ vượt bậc đã diễn ra trong mối quan hệ giữa hai nước chúng ta trong hai mươi năm qua.”
“Tôi muốn chào đón Tổng Bí thư Trọng đến Phòng Bầu dục cho chuyến thăm đầu tiên của ông tới Hoa Kỳ trong dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.”
“Rõ ràng đã có một lịch sử khó khăn giữa hai nước chúng ta trong thế kỷ 20 và vẫn tiếp tục có những khác biệt đáng kể trong triết lý chính trị và hệ thống chính trị giữa hai nước chúng ta, nhưng tôi nghĩ rằng nhờ nỗ lực của các nhà lãnh đạo ở cả hai đảng ở Mỹ, và cũng như của các nhà lãnh đạo ở Việt Nam trong nhiều năm qua, những gì chúng ta đã chứng kiến là sự xuất hiện một mối quan hệ mang tính xây dựng dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, làm lợi cho nhân dân hai nước.”
“Chỉ riêng trong hai năm qua, chúng tôi đã đạt được những tiến bộ to lớn trong việc làm sâu sắc hơn sự hợp tác trong những lĩnh vực khoa học, giáo dục, biến đổi khí hậu, công nghệ, y tế công cũng như những vấn đề an ninh.”

“Đây là một cơ hội tuyệt vời cho chúng tôi làm sâu sắc thêm các cuộc thảo luận của hai nước quanh viễn kiến của chúng tôi cho một mối quan hệ đối tác toàn diện.”
“Chúng tôi đã thảo luận về TPP và tiềm năng to lớn của một thỏa thuận thương mại tiêu chuẩn cao mà sẽ nâng cao những tiêu chuẩn lao động, những tiêu chuẩn về môi trường, và có tiềm năng tạo nên tăng trưởng việc làm và sự thịnh vượng to lớn cho cả người Việt Nam và người Mỹ.”
“Chúng tôi đã thảo luận về tầm quan trọng của việc giải quyết những tranh chấp hàng hải ở Biển Đông và khắp châu Á-Thái Bình Dương theo luật pháp quốc tế để đảm bảo sự thịnh vượng và tự do hàng hải, vốn đã tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế to lớn diễn ra trong khu vực, tiếp tục trong nhiều thập kỷ tới. Chúng tôi đã thảo luận về việc tiếp tục làm sâu sắc hơn những trao đổi giữa người dân với người dân, như Tổng Bí thư Trọng đã nói, “Chúng tôi có người Mỹ gốc Việt và những người yêu nước cũ gốc Việt ở đây nhiều hơn bất kỳ nước nào trên thế giới, họ đã có những đóng góp hết sức to lớn cho đất nước của chúng tôi. Chúng tôi muốn tiếp tục làm sâu sắc thêm những trao đổi này, kể cả thông qua Đại học Fulbright sắp được mở và vừa được phê duyệt.”
“Chúng tôi cũng thảo luận về tầm quan trọng của việc chúng tôi hợp tác về những vấn đề toàn cầu, đặc biệt là biến đổi khí hậu, có thể có tác động sâu sắc tới cả hai nước chúng ta, an ninh y tế toàn cầu, đối phó với đại dịch tiềm năng, gìn giữ hòa bình toàn cầu. Ở tất cả những lĩnh vực này, Việt Nam cho thấy họ là một đối tác rất có tính xây dựng. Vẫn còn có những khác biệt trong mối quan hệ song phương và chúng tôi đã thảo luận thẳng thắn một số khác biệt quanh vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo, nhưng điều mà tôi tin tưởng là cuộc đối thoại ngoại giao và những bước thiết thực mà chúng tôi đang cùng nhau thực hiện sẽ có lợi cho cả hai nước, và rằng những căng thẳng có thể được giải quyết theo một cung cách hữu hiệu, không chỉ thông qua song phương mà còn thông qua hợp tác trong những tổ chức đa phương, như ASEAN và Diễn đàn Đông Á.”
“Chúng tôi có thể tiếp tục có những bước tiến đáng kể.”
“Một lần nữa tôi muốn cảm ơn Tổng Bí thư Trọng về chuyến thăm của ông. Tôi hy vọng rằng ông cảm nhận được sự nồng ấm và sự hiếu khách mà người dân Mỹ dành cho tất cả người dân Việt Nam. Và tôi chắc chắn mong được đến thăm đất nước xinh đẹp của quý vị một lúc nào đó trong tương lai.”

Chia sẻ:
Tổng thống Obama nói ông và ông Trọng đã có các cuộc thảo luận thẳng thắn về các vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo. Ông cũng bày tỏ sự tin tưởng rằng hai nước có thể tiếp tục cải thiện mối quan hệ song phương.
Tổng thống Barack Obama nói rằng dù còn các khác biệt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam về “học thuyết chính trị”, hai nước đang làm sâu sắc mối quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực y tế, khí hậu và các vấn đề khác.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng ngỏ lời thăm hỏi người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở Mỹ, đồng thời bày tỏ mong muốn sớm được gặp lại ông Obama. Ông một lần nữa mời ông Obama và phu nhân sang thăm Việt Nam.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói hai bên “cũng trao đổi về những vấn đề vướng mắc như đàm phán và ký kết TPP, nhân quyền và các diễn biến mới trên biển Đông”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói hai bên đồng ý thúc đẩy mối quan hệ toàn diện trong nhiều lĩnh vực, trong đó có quốc phòng và an ninh.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ sẽ đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói ông và Tổng thống Obama đã có cuộc trao đổi thẳng thắn. Và ông cũng nói thêm rằng, 20 năm trước, không nhiều người có thể tưởng tượng được rằng khó có thể tưởng tượng là một Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam lại có dịp gặp Tổng thống Mỹ.
Tổng thống Barack Obama bày tỏ mong muốn tới thăm Việt Nam trong tương lai, nhưng không nói rõ là khi nào.
Tổng thống Obama và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bàn về vấn đề tranh chấp Biển Đông cũng như tầm quan trọng phải giải quyết vấn đề này theo luật pháp quốc tế.
-------------------------------------------------------------------
Hình chụp của phóng viên Reuters (Mỹ)cho thấy Tổng thống Barack Obama và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu Dục ở Toà Bạch Ốc.

6 nhận xét:

  1. Trả lời phỏng vấn của VOA sáng nay, Giáo sư Tương Lai, cựu thành viên nhóm tư vấn của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, nhận định:
    “Mỹ bất chấp các nghi lễ ngoại giao và Tổng thống Obama sẵn sàng tiếp ông Nguyễn Phú Trọng. Đó là một cử chỉ hết sức là thiện chí để thúc đẩy Việt Nam nhanh chóng nắm lấy cơ hội này nhằm thoát khỏi vòng kìm tỏa của Trung Quốc, đáp ứng nguyện vọng sâu xa và mãnh liệt của cả dân tộc. Nếu ông Nguyễn Phú Trọng làm được điều đó, thì chính ông ta sẽ phần nào lấy lại được những uy tín mà ông đã bị đánh mất do thái độ nhu nhược và hèn nhát trước Trung Quốc từ xưa tới nay”.

    Giáo sư Tương Lai nói thêm rằng nếu ông Trọng “bắt tay với những ai giúp Việt Nam chống lại áp lực của Trung Quốc thì sẽ được nhân dân ủng hộ, và sẽ trở thành một nhân vật thúc đẩy lịch sử”.

    Trả lờiXóa
  2. Bức ảnh Reuters chụp ông Obama và ông Trọng chuần bị bắt tay nhau trong phòng Bầu Dục đầu trang STT này , theo mình là ...ĐƯỢC ! Khách tỏ ra có tư thế : tự nhiên, cười mà không khúm núm. Chủ nhà với nét mặt thân thiện, chủ động xòe bàn tay ra bắt tay khách, mặc dù khách có vẻ như còn lượng lự ( Làm cao hay rụt rè ?).
    Về phát biều thì chủ nhà bộc bạch khá rõ ràng, đầy đủ các vấn đề mà 2 bên cũng như toàn thế giới quan tâm , theo dõi . Trong khi ông Trọng vẫn chỉ chung chung, giống như ông đã từng nói ở bất cứ đâu ! Cũng nên thông cảm với ông đồng chí TBT. Lần ông Khải sang thăm Mỹ, khách người ta nói vo cỏn ông nhà mình rút tờ giấy ra đọc, nhiều người chê trách ông. Nghe nói, sau này nghỉ hưu có người đen chuyện này ra hỏi vui ông. Ông Khải cười khì nói, đại ý : Có gì mà tao phải run ! Tranh luận tay đôi tao cũng chấp! Không sợ thằng nào hết , chỉ sợ các đông chí đi theo mình, dự thính, nghe được về báo cáo ...chi bộ Đảng !
    Lại nhớ hồi còn làm Bí thư Đà Nẵng, ông Bá Thanh nói chuyện với CB xung quanh chuyện bầu cử ở nước mình, ông so sánh tuyển cử của Mỹ và của ta, ông kết luận : OBAMA có sang Việt Nam cũng chả làm được việc gì !

    Trả lờiXóa
  3. Rất cám ơn ""MỎ LÀNG" đã rất kịp thời cung cấp những thông tin và hình ảnh mà hơn lúc nào hết mọi người đang rất quan tâm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các cụ có thể sang nhà Calathau để mở Clip xem và nghe trực tiếp lời 2 vị nguyên thủ này noi` chuyện trong phòng Bầu dục ( có phiên dịch và có nhận xét thú vị của Blogger Hiệu Minh từ nước ngoài ).

      Xóa
  4. Nguyễn Ngọc Hùng10:03 8/7/15

    Chả hiểu sao mình không quan tâm đến những thông tin loại này đăng trên báo chính thức, nhưng lại cứ đọc từ dầu đến cuối do Mõ Làng coppy lại?
    Xem các hình ảnh, về mặt tư thế, thì ông Trọng này có vẻ đĩnh đạc, đàng hoàng hơn hẳn mẫy vị trước đây từng có mặt tại Phòng Bầu Cục đối diện TT Mỹ. Cũng dễ hiểu thôi, bởi ông Trọng cả đời "mọt sách", đâu có bôn ba chiến trường như ông Khải, ông Triết, ông Dũng, ông Sang. Mặt khác, ông Trọng lại là người "đến sau" nên có điều kiện để rút kinh nghiệm rồi.
    Nội dung thì không có gì đặc biệt. GS Tương Lai hi vọng ông Trọng "làm đuợc một điều gì đó" nhân cơ hội này. Nhưng nếu vậy thì đã không là... ông Trọng.
    Về lời bộc bạch của ông PV Khải rằng ông ấy không run khi gặp TT Mỹ, nhưng lại sợ ... bị báo cáo trước chi bộ, thì buồn cười quá! 1 ủy viên BCT, thủ tướng chính phủ mà sợ cái thằng... chi bộ thì... miễn bình luận thêm!
    Có lẽ, điều đáng chú ý hơn chính là những phát biểu của không ít nhân vật "có tiếng nói trong lượng" nhận xét rằng quan hệ Việt- Mỹ tuy vẫn giữ mức độ "đối tác toàn diện", nhưng nội hàm không khác gì "đối tác chiến lược"; thậm chí còn thực tế hơn một số các quan hệ "đối tác chiến lược" khác.

    Trả lờiXóa
  5. Cá nhân tôi hầu như chỉ quan tâm tới một v/đ rất cốt lõi,rất bản chất trong cuộc gặp mặt có ý nghĩa lịch sử này: Ông Trọng và ban lãnh đạo đảng hiện nay có thực tâm vì đất nước để "tự chuyển biến ",tự phản tỉnh" thành những người tiên phong trong cuộc chuyển đổi cơ bản về nhận thức cũng như hành động có lợi cho dân tộc hay không. Hay lạ họ chỉ tranh thủ diễn trò với những thủ thuật rất tinh vi?
    Trả lời được câu hỏi đó sẽ làm sáng tỏ mọi điều và tự lượng định được mức độ hy vọng đến đau...

    Trả lờiXóa