Cuộc vận động tranh cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 đã khởi động với cả hai đảng lớn nhất nước, Dân Chủ và Cộng Hòa đều bắt đầu tìm chọn ứng viên có nhiều cơ hội nhất cho đảng của họ.
Tuy còn hơn 400 ngày nữa mới tới kỳ bỏ phiếu, đây là là câu chuyện chiếm nhiều phần của nghị trình thời sự trên đài báo Hoa Kỳ và nhiều nước châu Âu.
Nguyễn Giang của BBC hỏi chuyện Giáo sư Trần Hữu Dũng, người trước khi nghỉ hưu đã làm việc tại Đại học Writght, Dayton, Ohio về bầu cử Mỹ ( xem video).
Tuy còn hơn 400 ngày nữa mới tới kỳ bỏ phiếu, đây là là câu chuyện chiếm nhiều phần của nghị trình thời sự trên đài báo Hoa Kỳ và nhiều nước châu Âu.
Nguyễn Giang của BBC hỏi chuyện Giáo sư Trần Hữu Dũng, người trước khi nghỉ hưu đã làm việc tại Đại học Writght, Dayton, Ohio về bầu cử Mỹ ( xem video).
BBC :Câu hỏi đầu tiên là ở Việt Nam, người ta quan tâm nhiều đến những nhân vật được nhiều người biết đến. Như Đảng Cộng Hòa thì có thượng nghị sĩ John McCain, đảng Dân Chủ thì có ông Barack Obama và bà Hilary Clinton. Bà Clinton còn đến Việt Nam nhiều nên được nhiều người Việt Nam mến mộ, từ cô Chelsea cho đến ông Bill Clinton trong gia đình Clinton. Vậy là người đã quan sát bầu cử Mỹ nhiều lần, theo Giáo sư, thì liệu bà Clinton có cơ hội không?
Giáo sư Trần Hữu Dũng: Tôi hiện giờ nghĩ là bà Clinton có cơ hội. Nếu về xác suất thì là hơn 50%. Ứng cử viên Đảng Cộng Hòa thường không mạnh, bà Clinton như vậy là còn yếu. Tôi nghĩ là tỉ lệ sẽ cao hơn. Nhưng mỗi ngày bà có những scandal mới, ví dụ như vừa rồi là scandal email. Nhược điểm của bà Clinton là có quá nhiều hành trang trong quá khứ, nên cũng không biết thế nào. Hôm kia có cuộc thăm dò ý kiến của các tiểu bang, bà Clinton lại còn thua George Bush, như vậy rất shock cho Đảng Dân Chủ. Nếu bây giờ tôi đánh cược tôi sẽ cược cho Clinton, nhưng sẽ rất dè dặt.
BBC:Vẫn tiếp tục về phe Dân Chủ thì liệu người Mỹ có muốn thêm một thành viên Đảng Dân Chủ nữa thắng cử không? Vì ông Obama đã được hai nhiệm kỳ. Đồng ý là các cải cách của ông Obama có được nhích lên, nhưng cũng vẫn có nhiều gánh nặng đúng không?
Giáo sư Trần Hữu Dũng: Đúng như vậy. Nhưng một so sánh dễ thấy là Reagan và Bush. Sau nhiệm kỳ của Reagan. Ông Bush lên, ông Reagan lại yếu đi nhưng dư hương của ông Reagan vẫn còn đó. Tương tự như trường hợp Clinton. Clinton có cơ hội nhưng tôi không chắc, còn tùy theo có scandal nào mới hay không.
BBC:Nói sang về Đảng Cộng Hòa thì hiện giờ có một nhân vật khá nổi trội đang được quan tâm ở hai bờ Đại Tây Dương là ông Donald Trump. Ông là người tạo ra hình ảnh gần như là chống lại chính trị Washington. Tại sao thỉnh thoảng Mỹ lại sinh ra những người như vậy?
Giáo sư Trần Hữu Dũng: Bây giờ ai cũng ứng cử được. Ông Trump có ưu điểm là ông quá giàu. Vì vậy vấn đề tiền bạc không thành vấn đề. Các ứng cử viên khác muốn ứng cử thì phải lo, còn ông Trump không phải lo, bao nhiêu cũng bỏ túi ra được. Ông không có áp lực, không ai hăm dọa ông được.
BBC:Báo Anh, tờ Financial Times, họ bình luận trước các hội luận trên truyền hình có sự tham gia của ông Trump, các ứng viên Cộng Hòa khác đều lo sợ khi ông hỏi đến mình thì phải ứng phó ra sao. Vì ông Trump không kiên nể ai, ông đặt cả câu hỏi về chiến tích của ông McCain ở Việt Nam. đây là tự do ngôn luận hay khiêu khích?
Giáo sư Trần Hữu Dũng: Tôi nghĩ là khiêu khích. Ở Mỹ thì tự do ngôn luận nên ai muốn nói gì thì nói. Nhưng tôi nghĩ ông Trump là người giàu, cũng có tài nào đó đó về kinh doanh, mình phải công nhận điều đó.
Hiện còn quá sớm để biết ai sẽ vào vòng chung kết của hai Đảng Dân chủ và Cộng Hòa năm 2016
BBC:Một số tờ báo châu Âu họ bình luận, so sánh ông Trump với Silvio Berlusconi của Ý, hay ông Nigel Farage của Đảng Độc Lập Anh Quốc, những người thuộc phái chống lại nhóm cầm quyền, một nhóm lợi ích chống lại một nhóm lợi ích khác. Đây có phải là yếu tố toàn cầu hay không?
Giáo sư Trần Hữu Dũng: Tôi nghĩ đó là lý do khiến ông Trump hiện nay được nhiều người thích. Vì ông nói lên những tiếng nói mà một số người dân Mỹ thật sự cảm thấy thích. Nói thật là ông là người hàng đầu về thăm dò ý kiến nhưng không nhiều. Nhưng nhiều người họ lại thích như vậy.
BBC: Một ý kiến nữa mà chúng ta cũng nên bàn, theo giáo sư, cái gọi là chính trị gia tộc (dysnastic politics) ở Hoa Kỳ, người ta nói nhiều đến ông George Bush, nếu ông thắng cử thì gia đình Bush có đến ba tổng thống, hoặc bà Clinton cũng nối tiếp ông Clinton. Người Mỹ hay nói họ rất dân chủ, rất tự do còn châu Á hay cha truyền con nối, nhưng sao lại có chuyện như vậy?
Giáo sư Trần Hữu Dũng: Nhưng cũng phải công nhận là gia tộc này, những người đó họ cũng đã thành công phần nào chứ. Bush từ trước cũng là thống đốc tiểu bang. Công bằng mà nói, bà Clinton cũng là một chính trị gia. Về cá nhân bà có rất nhiều kinh nghiệm.
Bà từng là thượng nghị sĩ, Bộ trưởng Ngoại giao. Nếu bà không thuộc họ Clinton tôi nghĩ bà cũng có thể là ứng cử viên sáng giá. Nhiều người cho rằng ông Clinton là một hành trang của bà, nhưng bà phải mang ông Clinton như một khối nặng trì bà xuống.
Lẽ nhiên bước đầu tiên khi bà không còn là Đệ nhất Phu nhân, mà trở thành thượng nghị sĩ ở New York thì nhờ ông Bill Clinton. Nhưng sự đi lên của bà Clinton cũng nhờ ông Clinton nhậm chức, ông có bạn bè, phe đảng, phụ tá rất đông. Không biết đó có phải là một dự tính trước của Clinton không nhưng đó là lợi thế của Clinton.
BBC:Một người khác cũng từng có mặt nhưng giờ không còn có mặt trong chính trường Hoa Kỳ là cô Monica Lewinsky. Khi cô này sang học ở Anh, cô được mời đến nói chuyện về vai trò của phụ nữ ở trường Kinh Tế LSE rất nổi tiếng ở Anh. Cô còn từng ra sách kể về 'kinh nghiệm' của cô với ông Clinton và tòa Bạch Ốc, có đoạn “chị em ơi hãy rút kinh nghiệm, hãy cẩn thận”. Cô ấy ở Mỹ còn ai nói đến không?
Giáo sư Trần Hữu Dũng: Không. Có một thời kỳ khoảng một hai tuần lễ, cô cũng được nói nhiều nhưng sau này thì không ai nghe nói đến nữa.
BBC: Câu hỏi cuối cùng đến giáo sư là cộng đồng người Việt, nhất là ở vùng California bờ Thái Bình Dương có những xu hướng bỏ phiếu khác nhau. Sang năm tới người ta sẽ biết những ai bỏ phiếu cho Cộng Hòa và Dân Chủ, người trẻ đi tham gia chính trường ở các tiểu bang. Thế những người trí thức như ông thuộc phái gì, ủng hộ cho ai?
Giáo sư Trần Hữu Dũng: Tôi không thể nói được. Tôi không biết nhiều trí thức Việt Nam và tôi nghĩ mỗi người có một ưa thích riêng nên tôi không dám nói chung.
BBC:Việc bỏ phiếu hay người ứng viên có liên quan hay tác động đến Việt Nam không đối với ông đó chỉ là chuyện của Hoa Kỳ?
Giáo sư Trần Hữu Dũng: Tôi nghĩ là người Việt Nam lúc nào cũng phải nghĩ đến các tác động đến Việt Nam. Bà Clinton được nhiều người ủng hộ là vì bà đã theo dõi và ủng hộ Việt Nam.
BBC: Ông McCain là phe Cộng Hòa, khác với Dân Chủ là họ có xu hướng không thích Cộng Sản hơn. Đấy có phải là lý do?
Giáo sư Trần Hữu Dũng: Bà Clinton có thể ủng hộ nhưng bà chú ý nhiều đến Việt Nam. Đó là điều tôi thích. Chính sách xoay trục cũng của bà. Tôi nghĩ nhiều người thích bà Clinton, sẽ bỏ phiếu cho bà nhưng đây chỉ là ý kiến cá nhân, tôi không dám nói những người khác.
Có một điều tôi muốn nói là tuy người dân người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ rất nhiều, nhưng ảnh hưởng của họ không lớn vì họ tập trung ở hai tiểu bang Texas và California. Texas luôn ủng hộ Đảng Cộng Hòa. Nên số phiếu ủng hộ người Việt Nam ở Texas không ăn thua. Ngược lại, người ở California luôn theo Đảng Dân Chủ. Dù số người Việt Nam nhiều nhưng bởi vì họ tập trung ở hai tiểu bang đó nên ảnh hường của họ không lớn đối với bầu cử tổng thống Mỹ.
BBC sẽ tiếp tục đăng tải các bài về cuộc vận động tranh cử tại Hoa Kỳ trong các bài tới.
Anh đừng Tủi...Ngày xưa các G/V dạy kinh tế chính trị Mác Lê còn được hưởng phụ cấp 30% cơ anh ạ! Chắc là có "độc hại!"
Trả lờiXóaMõ hiểu cô em comment cho stt " Mừng mừng tủi tủi ". Không sao em !
XóaCảm ơn cụ Mác cụ Lê
đẻ ra học thuyết (cho) ta bê về sài
Trăm năm còn mãi còn dài
Chủ nghĩa các cụ ta mài ta sơi !