Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Việt Nam, ồn ào chuyện xây tượng đài nghìn tỷ !

Thủ tướng: Dự án khu tượng đài tại Sơn La không nằm trong quy hoạch đã duyệt

Dân trí - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Tùng cho biết, dự án xây dựng quảng trường Sơn La khác hoàn toàn với Quy hoạch danh sách các địa phương được ưu tiên xây dựng, tu bổ tượng đài Bác Hồ. Mẫu tượng đài “Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc” cũng chưa được báo cáo Ban Bí thư. 

Có thể tham khảo thêm các tin bài dưới đây :
 >> Thủ tướng yêu cầu Sơn La báo cáo việc xây tượng đài "nghìn tỷ"
 >> Tỉnh Sơn La: Tượng đài chỉ 200 tỷ đồng!
 >> Chủ tịch tỉnh Sơn La lý giải nguồn tiền xây dựng tượng đài "nghìn tỷ"

tuong-dai-1-44b93
Nhiều địa phương đã có tượng đài Bác Hồ với nhân dân địa phương - trong hình là tượng đài Bác Hồ với các dân tộc tại Tuyên Quang.
Ngày 6/8/2015, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 6176/VPCP-KTN do Phó  chủ nhiệm Văn phòng Nguyễn Văn Tùng ký, thông báo ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc xây dựng Tượng đài “Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc” tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo, UBND tỉnh Sơn La chỉ được tiến hành khởi công xây dựng Tượng đài “Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc” khi bảo đảm các điều kiện cần thiết theo quy định, trong đó có việc phải báo cáo Ban Bí thư phê duyệt mẫu tượng đài và xác định rõ nguồn vốn.
Thủ tướng cũng yêu cầu UBND tỉnh Sơn La phải lập dự án xây dựng Tượng đài “Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc” theo đúng chỉ đạo của Ban Bí thư và quy định pháp luật.
Trường hợp Tượng đài “Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc” được gắn liền với các hạng mục công trình công cộng khác trong một Dự án thì cần tách bạch thành một hạng mục riêng để thẩm định, phê duyệt theo quy định.
Việc quy hoạch, xây dựng các hạng mục công trình công cộng thuộc thẩm quyền của tỉnh cũng phải được tính toán kỹ lưỡng, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương trên tinh thần tiết kiệm, thiết thực.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Tùng cho biết thêm, Quy hoạch Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh mà Thủ tướng phê duyệt thực chất là danh sách các địa phương được ưu tiên xây dựng, tu bổ, nâng cấp Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi có ý kiến đồng ý của Ban Bí thư.
Quy hoạch này hoàn toàn khác so với các quy hoạch xây dựng như quy hoạch xây dựng khu Quảng trường hay Trung tâm hành chính... ở tỉnh Sơn La.
Liên quan tới thông tin UBND tỉnh Sơn La dự kiến khởi công công trình vào ngày 11/10/2015 tới đây, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Tùng cho biết, chắc chắn không thể được vì hiện nay mẫu tượng còn chưa được báo cáo Ban Bí thư để lựa chọn, chưa có Dự án nên càng chưa rõ nguồn vốn được bố trí như thế nào. Trong khi đó, theo quy định thì công trình chỉ có thể được khởi công nếu đã có dự án được phê duyệt, có giấy phép xây dựng, có thiết kế bản vẽ thi công được duyệt, bố trí đủ vốn theo tiến độ….
P.Thảo

7 nhận xét:

  1. Buồn (cười ) lắm các cụ ạ ! Sơn La là tỉnh nghèo miền núi cao ở Tây Bắc đất nước, dân số khoảng 1,1 triệu người, tổng số hộ nghèo là gần 71.000 hộ. Kinh phí 1.400 tỷ theo một số ước tính tương đương thu nhập một tháng của 1 triệu người dân Sơn La, tức ngót nghét toàn tỉnh. Số tiền này có thể xây hàng trăm trường học và trạm xá cho địa phương. Thế mà Quan lớn PGĐ Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch Sơn La Trần Bảo Quyến tuyên bố rất "điếm" rằng : “Đã là tình cảm của nhân dân Tây Bắc với Bác thì không thể cân đong đo đếm được. Do đó, cá nhân nào nói lãng phí là chưa đúng”.. Cụ DoDongart nghe xong văng đúng 04 từ ĐCMN !

    Trả lờiXóa
  2. Tỉnh nghèo nhất mà lao vao dự án 1400 tỷ ! Cán bộ lãnh đạo tỉnh này có bị dở hơi không?

    Trả lờiXóa
  3. Không chỉ có vậy, Trả lời phóng viên ngày 5/8, Cục trưởng Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) Vi Kiến Thành cho biết, đề án Quy hoạch hệ thống tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030 đang được xin ý kiến cấp trên.

    Theo đó có 14 công trình được đề xuất xây dựng gồm: Tượng đài Bác Hồ với thanh niên xung phong ở tỉnh Bắc Kạn; tượng đài Bác Hồ với nông dân ở Thái Bình; tượng Nguyễn Tất Thành và cụ Nguyễn Sinh Sắc tại Bình Định...

    14 địa phương được đề xuất ưu tiên xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030 gồm: Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bình Định, Đà Nẵng, Điện Biên, Hải Phòng, Hải Dương, Kiên Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.

    "Đây là 14 tượng đài được ban xây dựng đề án duyệt từ 58 đề xuất xây tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh của các địa phương"

    Trả lờiXóa
  4. Thật khổ cho Bác Hồ ! Chết rồi cũng chưa mồ yên mả đẹp . Chết rồi vẫn còn bị con cháu mất dậy ăn bám vào hình hài . Không phải ư ? Hàng trăm tượng Bác đã được dựng lên, tiếp tới hàng trăm tượng nữa. Cái sau hoành tráng hơn cái trước . Địa phương xây tượng. Các ngành các giới xây tượng ( Bác với Bộ đội, Công An, Công nhân , Nông dân, trí thức , thanh niên, thiếu nhi, phụ nữ . Có khi còn đúc tượng Bác với ông nọ bà kia lãnh tụ CS thế giới chưa biết chứng ! ). Ta chê cười nhạo báng Bắc TT sinh sản vô tính tượng cha con ông cháu nhà họ KIM. VN nào có khác ! Ai "ăn bám" vào hình hài Bác ? Trên cao là Ban bệ xét duyệt xin/cho dự án xây tượng. Rồi bọn quan lại đỏ địa phương, các nhà vẽ vời nặn tượng, các thợ ngõa đào móng, đắp bệ, xây tượng cùng chia chác...cuối cùng là các ký giả bốc thơm trên mặt báo chí lấy tiền nhuận bút nhuận ảnh và lại quả của đại phương. Tôi hình dung đến 1 lúc nào đó đi tới đâu, ngõ ngách xó xỉnh nào cùng tràn lan tượng Bác từ to như quả núi đến bé như ống đựng tăm : ông cụ mặc đại cán, chỉ tay về phía trước , cứng nhắc đến nhàm chán ! Không thể và không cho phép bọn chúng bôi nhọ hình ảnh Bác Hồ. Tất cả các bức tượng tiền trăm ngàn tỷ đã có và đang dự định làm, sẽ không bao giờ lột tả được tác phong, phẩm hạnh của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh . Đẹp nhất, giống nhất vẫn chỉ có 1 Bác Hồ trong trái tim mỗi người VN yêu nước ! Trong trái tim tôi và trong trái tim các bạn . Xin lỗi, tôi nói có phải không các cụ bạn ?

    Trả lờiXóa
  5. Các cụ làng ta phân tích cực chuẩn. Tôi xin có vài lời bàn thêm. Đây lại là một vụ xìcăngđan nữa mang dáng dấp vụ cây xanh HN!. Nghĩa là người ta cứ ngồi trong nhà lạnh sang trọng nguy nga để ngày đêm bàn mưu tính kế đẻ ra các dự án... kiếm tiền dân nghèo sao cho dễ ăn nhất rồi lẳng lặng triển khai nếu không bị dư luận phát hiện. Đến khi bị lôi ra ánh sáng, họ liền trơ tráo đổ lỗi cho dư luận, trang mạng xã hội, thế lực phản động v.v và tìm mọi cách chối tội. Thử hỏi, nếu người dân không lên tiếng phản đối thì 1400 tỷ ấy sẽ ra sao? baao nhiêu vào công trình, bao nhiêu sẽ vào túi các quan?
    Hơn nữa, hiện nay nền kinh tế nước ta nhập siêu nặng nề, xuất khẩu đại đa số do các DN FDI hưởng lợi, nền sản xuất nội sinh chỉ chiếm khoảng 1/3 GDP, nguy cơ bội chi lớn dần, phải vay nóng để bù đắp thiếu hụt, cuộc sống của một bộ phận nhân dân nhất là nông dân hết sức cùng cực. Ấy vậy nhưng cứ xây trụ sở Tỉnh ủy, huyện ủy,Ủy Ban, Cơ quan nọ ban kia như cung Vua phủ Chúa, cứ mít tinh, lễ lạt,kỷ niệm hoành tráng tốn kém, mất quá nhiều thời gian vào chuyện hội họp,hội thảo, khánh thành, khởi công, chi tiền vô tội vạ vào việc xây đình chùa, tượng đài hoành tráng khắp nơi v.v.Thử hỏi sao không tụt hậu? Nếu so sánh với Bắc Triều thì tôi cho cũng chưa hẳn hợp lý. Vì sao? vì họ xây nhiều tượng thật nhưng họ dám chịu khổ, giỏi giang, tập trung lực lượng để có bom nguyên tử, có tên lửa vượt đại châu khiến cả Mỹ cả Tầu đều phải kinh. VN chưa có gì để khỏi bị đám họ Bành coi khinh, lúc nào cũng đe đánh đòn dạy cho bài học vâng lời. Cú thế. Mấy ông ở ngôi cao nghĩ sao...

    Trả lờiXóa
  6. Nhời bình của Calathau khá Bao quát gần ổ chuôtj (các cỡ), ngoài ra tôi còn tán đồng ý của Ngô bảo Châu càng Bác, thuơng dân ( chả riêng miền núi) và căm giânj bọn có quyền ký tá chia chác( anh Châu bảo lũ bệnh thần kinh , quá nhẹ).
    nhời ngắn chỉ 4 chử của Đ Đ hay như của cụ Yên Đổ.

    Trả lờiXóa
  7. Nguyễn Ngọc Hùng16:55 7/8/15

    Cả Làng Ta đều hiểu bọn chúng chỉ bịa chuyện "kính yêu lãnh tụ" để chi tiền ngân sách và "ăn phần trăm" từ rút ruột công trình! Tượng Bác Hồ càng "to" thì càng chứng tỏ "rất yêu lãnh tụ", mà giá trị của phần trăm (%) lại càng lớn! Cho nên phân tích này nọ đều trở nên ... thừa!
    Vấn đề là tại sao "lãnh đạo Đảng và Nhà nước" vẫn cứ phê duyệt những dự án kiểu này? Tôi cứ trả lời luôn: Bởi ai cũng có phần cả! Hoặc là: Tôi "ăn" chỗ này, phải để anh "ăn" chỗ kia!
    Cái "bệnh" rút ruột ngân sách này trầm kha lắm rồi. Hết thuốc chữa rồi! Chỉ chờ đến ngày đất nước này vỡ nợ mà thôi!

    Trả lờiXóa