Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

SUY NGHĨ VỀ BẢN CHẤT DÂN TỘC CỦA HỒ CHÍ MINH KHI XEM PHIM TÀI LIỆU " CUỘC GẶP GỠ LỊCH SỬ"


Nguyễn Ngọc Hùng  

Đây là tên bộ phim tài liệu mới chiếu trên VTV1 cách nay vài ngày, chắc là để dạo đầu cho việc TBT Nguyễn Phú Trọng sắp thực hiện chuyến công du lịch sử đến Mỹ (từ 07- 10/7/2015).
Bộ phim trình bày chi tiết về việc HCM chủ động gây dựng quan hệ với Mỹ hồi đầu năm 1945.
Theo bộ phim này: Hồi đó, Mỹ mở mặt trận đánh Nhật ở nam Trung Quốc và Đông Dương. Máy bay Mỹ oanh tạc các mục tiêu của Nhật tại khu vực này. Một máy bay Mỹ bị bắn rơi và phi công nhảy dù xuống Cao Bằng. HCM đã nhanh chóng nắm bắt “cơ hội”. Ông chỉ thị đối xử tốt với viên phi công, hình như là 1 trung úy. Sau đó, HCM trực tiếp đưa viên phi công này đi bộ từ Cao Bằng sang Côn Minh để bàn giao cho phái bộ Mỹ đóng trụ sở tại đó. Cùng đi với HCM có ông Đàm Quang Trung.
HCM đã gặp viên chỉ huy Mỹ tại Côn Minh và tự giới thiệu với phía Mỹ rằng Việt Minh đứng về phe đồng minh quốc tế chống Phát xít Nhật tại VN.
 Hoa kỳ và Việt Nam đã từng là đồng minh ...Đã từng có trang sử đẹp như thế  ( Lời Thuyết minh trong phim )
Sứ mệnh của HCM đã thành công, dẫn đến việc cơ quan tình báo chiến lược Mỹ (OSS) cho một toán gián điệp nhảy dù xuống Cao Bằng để hợp tác với Việt Minh. Nhóm tình báo này có mật danh là “Biệt đội Con Nai”, do 1 viên thiếu tá chỉ huy. Nhóm Con Nai trực tiếp hợp tác với HCM, Võ Nguyên Giáp, Đàm Quang Trung... tại Cao Bằng. Họ tổ chức huấn luyện một đơn vị gọi là “Đại đội Việt- Mỹ”. OSS cũng thả dù vũ khí, điện đài xuống cho đơn vị Việt- Mỹ này.
Nhờ quan hệ với OSS, HCM nắm bắt cập nhật thông tin diễn biến cuộc chiến Mỹ- Nhật và kịp thời biết việc Nhật đầu hàng đồng minh, để tổ chức Hội nghị Tân Trào, ra lời hiệu triệu tổng khởi nghĩa v.v...
Nhưng khi Quân Giải phóng VN tiến về Thái Nguyên để bắt đầu tổng khởi nghĩa, thì đội Con Nai được lệnh không đi theo Việt Minh. Họ chỉ về Hà Nội sau khi tổng khởi nghĩa đã thành công.
Khi soạn thảo Tuyên Ngôn Độc Lập tại ngôi nhà số 90 Hàng Ngang, HCM đã đưa cho viên thiếu tá chỉ huy đội Con Nai xem trước. Viên chỉ huy Mỹ này là người đã cung cấp cho HCM toàn văn bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ. Ông này ngạc nhiên khi thấy HCM đã trích dẫn Tuyên ngôn độc lập Mỹ trong Tuyên Ngôn Độc Lập của VN....
Bộ phim dẫn ra những hình ảnh tài liệu quý giá (chắc là do phía Mỹ cung cấp từ kho tư liệu của họ). Đó là:
-    Nhiều hình ảnh chụp chung giữa HCM, VNG... với nhóm Con Nai.
-    Hình ảnh nhóm Con Nai huấn luyện người Việt trong đại đội Việt- Mỹ.
-    Hình ảnh HCM ném lựu đạn cùng với các chiến sĩ VN khác dưới sự hướng dẫn của thành viên đội Con Nai.
-    Hình ảnh về một sân bay dã chiến mà Việt Minh đã “xây dựng” chỉ trong 3 ngày để máy bay Mỹ có thể đáp xuống khu vực do Việt Minh kiểm soát ở Cao Bằng.
Bộ phim nêu rõ tên tuổi, chức vụ, ảnh chân dung của các nhân vật Mỹ đã tiếp xúc HCM hồi đó. Có cả viên phi công đã được HCM đưa sang Côn Minh trao cho OSS, cả viên thiếu tá chỉ huy nhóm Con Nai. Một số nhân vật Mỹ nói trên sau này đã trở lại VN và họ đều ca ngợi phẩm chất HCM. Họ nuối tiếc vì một cơ hội thiết lập quan hệ Mỹ- Việt đã bị bỏ lỡ sau đó...
Bộ phim này là một minh chứng cho điều tôi cho là HCM chủ tâm không dựa vào LX và ĐCS TQ khi ấy (chưa giành được chính quyền tại TQ) để giành độc lập. HCM chủ tâm dựa vào Mỹ và đã kịp thời chớp cơ hội khi có viên phi công Mỹ nhảy dù xuống địa phận Cao Bằng.
Bác Hồ tập ném lựu đạn Mỹ trong chiến khu Việt Bắc trước Tổng khởi nghĩa 8/1945

Tôi vẫn cho rằng: HCM, có quá trình tiếp xúc, làm việc, nghiên cứu ở cả LX và TQ trong nhiều năm, từ 1924 đến 1941. Ông quá hiểu thực chất thứ cộng sản của Stalin là thế nào. Ông đương nhiên biết rõ những sự kiện kinh hoàng ở LX trong những năm cuối thập niên 30 của thê kỷ trước, khi Stalin thanh trừng hàng loạt lãnh đạo cao cấp trong đảng và quân đội Xô Viết. HCM cũng hiểu rõ chất phong kiến và nông dân của lãnh đạo ĐCS TQ. Với kinh nghiệm của mình trải qua ở cả Mỹ và Tây Âu, HCM thấy rõ nên đi  theo con đường nào để giải phóng VN khỏi Nhật- Pháp và đưa đất nước phát triển tiến lên.
Vì sao HCM không lấy những luận điểm của Tuyên ngôn CS hay những ngôn từ của LX và ĐCS TQ đưa vào Tuyên Ngôn Độc Lập, mà lại trích Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và của Cách mạng Pháp? Rõ ràng HCM nhận thấy chất văn minh, tính thời đại của nền dân chủ ở Mỹ và Pháp.
Vì sao HCM chọn danh xưng “Dân Chủ Cộng Hòa”? Không thiếu gì các danh xưng để đặt tên nước khi ấy. Nhưng HCM đã chọn “Dân chủ Cộng hòa” là tên của hai đảng lớn nhất thay nhau cầm quyền tại Mỹ. HCM là con người sâu sắc, uyên thâm; không thể ngẫu nhiên chon danh xưng Dân Chủ Cộng Hòa cho nước VN mới do ông làm chủ tịch.
(Tương tự như việc ông chọn “Hồ Chí Minh” làm tên của mình trên cương vị lãnh tụ cách mạng VN. Tôi đồng tình với phân tích cho rằng ông đã chọn “Hồ Chí Minh” để khẳng định “chính mi là họ Hồ”!).
07/7/2015
NGUYỄN NGỌC HÙNG
----------------------------------------------
Có thể xem lại bộ phim tài liệu này TẠI ĐÂY

Một vài hình ảnh lịch sử do phía Mỹ còn lưu giữ


Tướng Giáp chụp ảnh vớiThiếu tá Archimedes Patti và toán OSS

Ngày 26/8/1945 tại Hà Nội. Ho Chi Minh cử một phái đoàn do Vo Nguyen Giap dẫn đầu nghênh đón nhóm công tác của OSS đến Hà Nội. Trong khi giàn nhạc trổi lên quốc thiều Mỹ, Giap cùng phái đoàn đứng nghiêm chào cờ Mỹ với tác giả (Trưởng đoàn OSS tại Hà Nội - Archimedes Patti) và toán OSS



9 nhận xét:

  1. Bài hay. Em lấy sang Báo liếp nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Ngọc Hùng05:40 9/7/15

      Cám ơn TranKienQuoc.

      Xóa
  2. Nguyễn Ngọc Hùng05:43 9/7/15

    Mõ Làng giỏi thật! Có ngay hình ảnh và cả link phim tài liệu kèm theo minh họa cho bài viết của NNH. Đúng là "nguyên" VTV có khác!!!
    Đa tạ!

    Trả lờiXóa
  3. NNH là dân Ql ,khi sang Lư Sơn học lớp 1.
    Cách nhìn nhận,phân tích các hiện tượng xã hội của VN , các vân đề Quốc tế của con người này rấy đáng nể. Những gì được nêu lên trong bài việt này.một lần nữa khẳng định cụ Hồ làm cách mạng vì dân tộc. Thiết nghĩ bài viết này là một trong muôn vàn gơi ý cho những người lãnh đạo cao nhất của đất nước ta -Hay từ bỏ cái gì lỗi thời.Hảy định hướng cho sự phát triển cho dân tộc Việt Nam. Làm được việc đó chính là nối tiếp tư tưởng của cụ Hồ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Ngọc Hùng11:28 9/7/15

      Cám ơn Bạn Trần Kháng Chiến. Chúc Hội trưởng LSQL phía Nam luôn khỏe và nhiệt tình tổ chức các cuộc gặp mặt của Hội. Sắp tới 25/8 rồi đấy.
      NNH

      Xóa
  4. Anh Calathau vao Facebook Kư nguyen Van sẽ có ảnh của Thiếu ta Patty , trưởng nhóm "Con Nai" tham gia Hội thảo về Chủ tịch Hố Chí Minh vào 1990 tại Hà Nội,Các ảnh đó có gia trị bổ xung hình ảnh cho bài của NNH.

    Trả lờiXóa
  5. Xung quanh vấn đề này, Aachimdes L.A.Patti đã viết thành 1 cuốn sách nhan đề " Tại sao Việt Nam ?" (Dịch giả Lê Trọng Nghĩa ) với 4 phần lớn : Washington, Côn Minh, Hà Nội, Hậu quả. Suốt nửa thế kỷ tác giả cứ dằn vặt với câu hỏi " Tãi sao Việt Nam" - Theo tôi hiểu ý nghĩa của cuốn sách này là Tại sao Việt Nam vốn như vậy mà lại mà lãi đến nỗi này. Trong cuốn sách có hai có hai phần nhỏ mà chỉ đọc đầu đề thôi cũng đã thấy cay đắng là " ... Nếu Trung quốc thất bại" và " Điều mà washington không biết ". Các cụ có thể đọc toàn văn cuốn sách này tại : (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=2619).

    Trả lờiXóa
  6. kyvinhhung21:19 9/7/15

    Lâu nay ,tôi vẫn giữ quan điểm : HCM là một nhà yêu nước, một người theo chủ nghĩa dân tộc tiến bộ, chứ không phải là "chiến sĩ CS vĩ đại" ,nhưng chưa đủ hiểu biết để chứng minh một cách thuyết phục. Nay đọc bài này của anh NNH,thấy sáng ra nhiều điều. Xin chia sẻ cùng các cụ
    1.HCM đã tiên đoán khá chính xác thời điểm phe đồng minh thắng trận và thời cơ khởi nghĩa dành chính quyền nên đã chủ động chuẩn bị bản tuyên ngôn độc lập bất hủ mang tư tưởng dân chủ Phương Tây chứ không tiếp nhận tư tưởng CS. Đó là sự lựa chọn thiên tài đi trước thời đại hàng thế kỷ.
    2. Tuy nhiên cuộc đời và sự nghiệp của Cụ Hồ lại là một bi kịch mang tính thời đại.Bởi lẽ vào giai đoạn
    lịch sử đó, thế giới bắt đầu bước vào cuộc đối đầu hai phe, HCM không thể đứng giữa mà buộc phải lựa chọn một chỗ dựa cho độc lập dân tộc- mục tiêu cao nhất của Người. Chính phía HK đã khước từ thiện chí của Cụ Hồ, rồi quyết định hỗ trợ Pháp quay lại VN. Không còn cách nào khác, HCM đành phải khoác tạm chiếc áo CS để cầu cứu LX, TQ khi bắt đầu cuộc kháng chiến .Sau đó, phong trào CS thế giới mạnh lên, ở trong nước, từ ĐH 3, phái LD thắng thế, đã gần như vô hiệu hóa Cụ, thậm chí có tin đồn rằng đã dàn xếp một tai nạn máy bay...Những sự kiện CCRĐ, nhân văn giai phẩm , TQ- LX đánh nhauv.v.khiến cho HCM càng chìm vào nỗi buồn cô đơn và bất lực vì lựa chọn con đường nào cũng không thấy ánh sáng độc lập thật sự cho dân tộc. Bởi vậy ngay từ năm 65, ông đã viết di chúc, coi như buông xuôi...
    3. Giờ đây, LX và hệ thống XHCN đã sụp đổ, TQ đang dần trở thành mối đe dọa chính đối với nền độc lập của VN, HK dường như đã rút được bài học từ sự kiện "nhóm con nai",vậy các nhà lãnh đạo đảng hiện nay liệu có thật sự học tập tinh thần yêu nước, tư tưởng dân tộc của HCM để tìm ra đường đi đúng đắn cho đất nước hay không? Đó chính là câu hỏi lớn mà nhân dân đang dành cho họ...

    Trả lờiXóa
  7. Một chi tiết rất đáng chú ý.Nhóm Con Nai do thiếu tá Patty chỉ huy đã có mặt bên lực lượng Việt Minh tại Việt Bắc.Sau khi về Hà Nội nhócm Con Nai cố tình không tham gia vào các hoạt động sự kiện, Cụ Hồ hiểu rằng trong giai đạn sau 9-1945 Mỹ coi lợi ích của Pháp cao hơn nguyện vọng độc lập của Việt Nam của Việt Minh. Cụ Hồ cử ông Võ Nguyên Giáp đến trụ sở của Đội Nai Đen,khi Patty ra cửa ,thấy rất đông quần chúng,mang cờ Mỷ đến cháo mừng những người Mỹ,máy ảnh của các Báo tại Hà Nội ghi được hình ảnh này. Patty theo thói quen lịch sự của người phương Tây đã cùng ông Giáp chào Quốc kỳ Mỹ. Sự kiện này làm cho Sanhtony , Đại diện chính phủ Pháp tại Hà Nội rất bất bình,Sau này Patty bị cấp trên khiển trách .Những chi tiết này ông Patty kể lại cho các cán bộ Ủy ban khoa học xả hội Việt Nam vào khoảng giữa những năm 80. Tôi thời gian dó công tác tại Ủy ban khoa học xã hội VN nên biết chi tiết này. Ông Patty có đến Việt Nam nhiều lần trước khi Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ vào 1995. Theo tôi hiện nay Mỹ cần có một Việt Nam thân thiện,mức độ nào đó hạn chế sự bành trướng của TQ tại khu vực. VN ta cần tranh thủ cơ hội này .

    Trả lờiXóa