Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Tư lệnh " mặt trận" GD-ĐT ...

CÓ VẺ NHƯ NGƯỜI TA ĐÃ XẾP NHẦM CHỖ CHO ÔNG

Published on August 21, 2015   ·   No Comments PHAMVULUAN-BOTRUONG

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận:
“Bước vào trận đánh, từ tướng lĩnh đến binh lính phải quyết tâm, tin vào chiến thắng, sẵn sàng trả giá. Tôi coi thực hiện để án đổi mới giáo dục lần này là một trận đánh lớn”.
(“Tôi coi đổi mới giáo dục lần này là trận đánh lớn”, VNExpress ngày 30.9.2013)

Thậm chí cụ thể hơn:
“Trả lời câu hỏi “nội dung nào mà ông tâm đắc trong đề án đổi mới giáo dục” để đảm bảo “mục tiêu di động” của thị trường việc làm, Bộ trưởng GD-ĐT đã ví von “giải pháp đổi mới thi cử” sẽ như trận đánh Buôn Mê Thuột của giáo dục trong “chiến dịch” đổi mới giáo dục”.
(“Kỳ vọng sau nút bấm “trận đánh lớn giáo dục”, Dân Trí ngày 27.2.2015).
“Bộ trưởng nói:
“Chúng ta phải có lòng tin vào đội ngũ. Nếu chính sách của chúng ta chỉ nhằm đi ngăn chặn những người chống phá thì không giải quyết được vấn đề… Giống như khi ra trận, chúng ta là những tư lệnh, chúng ta phải tin rằng các chiến sĩ ngoài kia đang chĩa súng vào địch, chứ đừng lo họ đang chĩa súng vào mình…”
(“Bộ trưởng Giáo dục: “Đừng lo súng chĩa vào mình”, VietnamNet ngày 15.8.2014)

Nhìn trong tiểu sử, vị Bộ trưởng này hình như chưa bao giờ cầm súng ra chiến trường nhưng không hiểu sao rất khoái có những ví von kiểu này?
Làm giáo dục mà có lối tư duy theo kiểu đi đánh giặc thế này chả trách gì học sinh chỉ có từ chết đến bị thương!
Hay có vẻ như người ta đã xếp nhầm chỗ cho ông?
-------------------------------------------
PB Song Chi

4 nhận xét:

  1. ( Trưởng thôn Khoai Lang- NV Nguyễn Quang Vinh , bình )- .Đã tới lúc dư luận và truyền thông không quan tâm gì nữa tới đánh giá lúc nào cũng lạc quan, lúc nào cũng "thắng lợi" của Bộ giáo dục về cái gọi là " trận đánh lớn" do Bộ trưởng Luận khởi xướng. Họ khởi xướng "trận đánh lớn" mà "kẻ thù" đáng ra phải là sự trì trệ, bảo thủ, chậm tiến của giáo dục, nhưng qua đợt thi tuyển này, thì hóa ra, "kẻ thù" trong "trận đánh lớn" của các ông Bộ giáo dục lại nhắm chính vào thí sinh, phụ huynh với biết bao sự khổ ải, biết bao nước mắt, biết bao sự bi hài mà có lẽ không một nước nào trên thế giới lại để xảy ra những điều như vậy, những điều rất phản giáo dục, cao hơn, nó làm bộc lộ điểm yếu kém căn bản nhất của những người quản lý giáo dục chính là bất cần dư luận, bất cần thực tiễn, vẽ vời ra những cải cách, đề án rất "cách mạng" nhưng thực sự đang làm rối tinh rối mù con đường hành tiến của ngành giáo dục, gây sự phẫn uất của dư luận. Chưa ai thấy những nhà quản lý giáo dục hiện nay đổi mới, đóng góp được gì cho giáo dục nước nhà, chỉ thấy nhiều khê, tốn kém, rối rắm, bế tắc trong sự "hân hoan cao ngạo" của họ. Rất nực cười.

    Trả lờiXóa
  2. Có chọn đâu mà xếp nhầm chỗ. Đó là tiền vầ quyền nó xếp chỗ đấy, chẳng phải chỉ có Bộ này mà là cả bộ máy từ cao xuống thấp đều như thế cả. Trí tuệ và lương tâm không có chỗ đứng ở nơi này, phải trùm chăn hoăc chạy trốn hết rồi !

    Trả lờiXóa
  3. Nhời bình của cụ Trần Gia chí lý lắm. Tác hại của lối GD hiện nay dưới thời ông L sẽ còn kéo dài nhiều năm nữa , bởi nó đẻ ra những lứa thanh niên Việt chaỵ theo bằng cấp,trọng hư danh, không trọng thực tài. XH cứ thế ..tụt dần xuống đến đáy thiên hạ. Chưa thấy lối ra cho cả bộ máy này ở lỗ mô!

    Trả lờiXóa
  4. Bài thơ 'Thương mẹ lắm chiều nay con biết điểm...'
    Hơn 12 năm dạy học, cô Nguyệt Hà không giấu nổi xúc động khi thấy hình ảnh phụ huynh và thí sinh rơi nước mắt trong ngày xét tuyển cuối cùng.
    Audio: Cô Nguyệt Hà chia sẻ về cảm xúc khi viết bài thơ
    Nội dung bài thơ:
    Thương mẹ lắm chiều nay con biết điểm
    tưởng đỗ rồi lại hoá trượt mẹ ơi
    những điểm số chơi vơi
    cứ như trò chơi xoay vần con tạo
    trước giờ hoàng đạo
    con vẫn mỉm cười reo tiếng gọi mẹ ơi
    hãy thảnh thơi
    đừng nghĩ nhiều mẹ nhé
    con đỗ rồi
    điểm dừng ở đây thôi
    nhưng chao ôi...
    chiều nay 20 tháng 8
    cả hội trường đang sâu lắng
    bỗng ào lên tiếng khóc, nụ cười
    khi loa vang vang chốt giờ chứng khoán
    những giọt nước mắt ai oán
    cùng gương mặt bàng hoàng chua xót quá mẹ ơi...
    cuộc đời con lần đầu tiên "ra khơi"
    sao quá đắng cay và nhiều đen đủi quá
    con ngước lên thấy lệ rơi đẫm má
    gương mặt người in dấu vết chân chim....

    Trao đổi với Zing.vn, cô Nguyễn Nguyệt Hà - giáo viên Ngữ văn ở Hà Nội - cho biết, theo dõi tình hình xét tuyển của học trò trong 20 ngày vừa qua thấy thí sinh và gia đình vất vả hơn nhiều so với những năm trước.

    Trả lờiXóa