Vì sao Mỹ chọn Đá Subi và Vành Khăn để cử tàu chiến đến tuần tra vào thời điểm này? Mỹ dựa vào đâu để đưa chiến hạm USS Lassen vào khu vực 12 hải lý quanh khu vực Trung Quốc đang xây đảo nhân tạo phi pháp?
![]() |
Tổng thống Mỹ Obama ra lệnh cho USS Lassen tuần tra Trường Sa sau khi tiếp Chủ tịch Tập Cận Bình |
Ngày 26/10, khu trục hạm Mỹ USS Lassen đã tiến vào vùng 12 hải lý quanh những đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi lên trong quần đảo Trường Sa. Theo tiết lộ từ Nhà Trắng, Tổng thống Barack Obama đã bật đèn xanh cho hành động này ngay sau bữa ăn tối với Chủ tịch Tập Cận Bình vào ngày 24/9/2015 khi ông Tập ở thăm Mỹ.
Tối hôm đó, ông Obama mời Chủ tịch Tập
dự một bữa tiệc nhỏ, chỉ có mặt các nhân vật thân cận để nói chuyện kín
đáo, trước khi chính thức đãi quốc yến linh đình vào hôm sau. Trong bữa
ăn đó, Tổng thống Obama đã nhắc đến vấn đề các đảo nhân tạo do Trung Quốc dựng lên,
và yêu cầu vị khách Tập Cận Bình hãy ngưng công tác này và yêu cầu
không được quân sự hóa các hòn đảo mới đắp. Nguồn tin từ Nhà Trắng tiết
lộ thêm, ông Tập Cận Bình không đáp ứng mà chỉ tìm cách nói lảng sang
chuyện khác. Ngay khi ăn xong, ông Obama đã sai nhân viên thân cận gọi
điện thoại cho Ðô đốc Harry Harris, chỉ huy hạm đội Mỹ ở Thái Bình
Dương, cho phép Hải quân Mỹ đưa tàu chiến tới thực hiện điều mà ông
Harris đã yêu cầu từ 4 tháng trước.
Ngày 26/10 là thời điểm đang diễn ra Hội
nghị trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc để bàn về kế hoạch phát triển
kinh tế cho 5 năm tới lần thứ 13 giai đoạn 2016-2020.
26/10 cũng là ngày Mỹ và Trung Quốc
thông báo sửa thoả thuận quy định cách hành xử để giữ an toàn khi máy
bay quân sự của hai bên gặp nhau trên không ở Biển Đông.
Việc chọn lựa địa điểm tuần tra thể hiện
một sự khôn khéo của Mỹ. Đá Subi và Vành Khăn là hai bãi đá ngầm nửa
chìm nửa nổi, không có quy chế đảo theo quy định của UNCLOS.
Ðiều 121 UNCLOS (Công ước Quốc tế về
Luật Biển năm 1982) xác định rằng chỉ có các đảo tự nhiên có hoạt động
của con người và hoạt động kinh tế mới có lãnh hải 12 hải lý, nơi nước
có chủ quyền có thể đưa ra quy định kiểm soát sự sử dụng hải phận. Các
bãi đá ngầm, hay đảo nhân tạo xây dựng trên đó bằng bất cứ cách gì,
không được quyền có lãnh hải, chỉ có một khu vực an toàn 500 mét.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Mỹ John
Kirby nói trong cuộc họp báo hôm 27/10 rằng Mỹ “không cần phải tham vấn
bất cứ quốc gia nà khi thực hiện quyền tự do hàng hải trên các vùng biển
quốc tế”, đồng thời cũng “không thông báo trước với phía Trung Quốc vì
làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến thông điệp mà Mỹ muốn đưa ra”.
Nhiều cơ quan truyền thông quốc tế cho
rằng chiến hạm USS Lassen đi gần bãi đá (đã lập thành đảo nhân tạo) Subi
là dựa theo khái niệm “đi ngang vô hại” (innocent passage)
của luật pháp quốc tế, theo đó tàu bè được phép đi ngang lãnh hải của
một quốc gia với điều kiện tuân hành một số quy định giới hạn. UNCLOS
định nghĩa: “Sự đi ngang (passage) là vô hại (innocent) chừng nào không
phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia duyên hải”.
UNCLOS cũng xác định là một sự đi ngang như vậy phải được thực hiện phù
hợp với công ước này và với những luật lệ quốc tế khác.
![]() |
Khu trục hạm USS Lassen |
Tuy nhiên, thông báo của Hải quân Mỹ về hoạt động tuần tra của khu trục hạm USS Lassen không
đề cập gì đến “innocent passage”, bởi vì nếu nói như vậy có nghĩa là
thừa nhận lãnh hải của Đá Subi và Vành Khăn trong khi theo UNCLOS các
thực thể này không có lãnh hải. Hải Quân Mỹ nói rằng tàu USS Lassen làm
một “transit” (đi ngang hay quá cảnh) qua Trường Sa.
“Transit” là một khái niệm của luật biển
cho phép tàu biển hay máy bay được quyền tự do hải hành hay phi hành để
tiếp tục lộ trình mau chóng đi qua một eo biển để từ một vùng biển quốc
tế hoặc một vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) này qua một vùng khác. Luật
này được quy định ở Phần III của UNCLOS, không được tất cả mọi quốc gia
chấp nhận, nhưng Mỹ và đa số quốc gia công nhận. Luật “transit” cũng áp
dụng cho cả tàu ngầm, không cần phải nổi lên mặt biển mà có thể tiếp tục
lặn theo hải trình bình thường của nó. Sở dĩ có sự bất đồng ý kiến và
không chấp nhận của một số quốc gia là vì trong Phần III của UNCLOS có
quy định nới rộng lãnh hải từ 3 hải lý trước kia thành 12 hải lý, khiến
cho nhiều eo biển trở nên hoàn toàn thuộc về lãnh hải một quốc gia.
Sự xác định USS Lassen làm một transit
qua vùng biển Trường Sa chỉ là một cách diễn giải khôn khéo khác nhằm
tránh sự mất mặt cho Trung Quốc khi phải công khai phủ nhận lãnh hải của
Đá Subi và Vành Khăn, nhưng hành động thực tế vẫn là sự phủ nhận.
Tiết lộ cuối liên quan tới việc Mỹ chọn
tàu USS Lassen chứ không phải chiếc khác là vì nó có trang bị đầy đủ hơn
và cũng là một cách để biểu dương sức mạnh với Hải quân Trung Quốc. Do
đã dự trù sẽ không thể có sự đụng độ nào xảy ra, USS Lassen chỉ đi một
mình và có sự theo dõi yểm trợ trên không bởi một máy bay do thám biển
P-8 Poseidon.
Kế hạch tuần tra đã được tuyên bố từ
trước để chuẩn bị dư luận và tránh căng thẳng. Bởi vậy hành động này
không gây căng thẳng kéo dài mà sẽ buộc Trung Quốc phải tìm kiếm một
giải pháp lâu dài với Mỹ và các nước có lợi ích. Chuyến đi của tầu USS
Lassen, và các tàu chiến khác sau này, là nhằm chứng tỏ cho Bắc Kinh
biết việc đắp lên các hòn đảo nhân tạo là vi phạm luật biển quốc tế.
---------------------------------------
Nguồn Petro Times
---------------------------------------
Nguồn Petro Times