Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

VAI TRÒ CỦA LIÊN XÔ TRONG CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT-TRUNG 2/1979


BĐH- Xin cung cấp 2 tài liệu ( sưu tầm trên mạng) về vai trò của LX ngày ấy trong cuộc chiến tranh Biên giới do TQ phát động chống VN tháng 2/1979.

Bài 1: Tài liệu từ Phương Tây .
 Vào ngày thứ ba cuộc chiến biên giới Việt – Trung (1979), một đoàn cố vấn quân sự cao cấp của Liên Xô do Đại tướng Obaturov dẫn đầu đã đến Hà Nội.
Sau khi tìm hiểu tình hình và nghiên cứu chiến trường, họ kết luận lực lượng Việt Nam thiếu sự điều phối và không đủ sức ngăn cản bước tiến của quân Trung Quốc. Họ đề nghị các nhà lãnh đạo Việt Nam cấp tốc điều các sư đoàn chủ lực từ Cambodia về, đồng thời họ cũng yêu cầu Matxcơva viện trợ quân sự khẩn cấp cho Việt Nam. Ngoài ra, 29 sư đoàn quân Liên Xô với sự hỗ trợ của không quân đã di chuyển đến biên giới Xô – Trung thuộc khu vực Mãn Châu nhằm kìm chân Trung Quốc từ phía Nam. Trên biển Đông, 30 tàu chiến Liên Xô tiến vào, đề phòng hành động của hạm đội Nam Hải. Tuy vậy, trên thực tế, không quân và hải quân đều không được Việt Nam và Trung Quốc sử dụng trong cuộc chiến này. Bộ Tổng tham mưu Trung Quốc không đồng ý sử dụng không quân trong khi nhiều chỉ huy chiến trường yêu cầu chi viện. Có lẽ, do yếu tố Liên Xô, Trung Quốc phải hạn chế cả về không gian, thời gian và quy mô cuộc tấn công.
Đại tướng G.I.Obaturov tại Việt Nam.
Các cố vấn Liên Xô ra mặt trận, lên tuyến đầu biên giới nơi chiến sự đang diễn ra ác liệt. Mặc dù họ rơi vào trận pháo kích mạnh của quân Trung Quốc, may mắn không ai bị thương nhưng sáu cố vấn Liên Xô đã hy sinh tại Đà Nẵng trong một tai nạn máy bay vào đầu tháng Ba năm đó.
Hiển nhiên, sự có mặt của Đoàn cố vấn quân sự Liên Xô là một hành động thực thi Hiệp định hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô vừa ký kết trước đó – ngày 3.11.1978.
Đây là một trong những thỏa thuận quan trọng nhất của Hiệp định:
“Trong trường hợp một trong hai bên bị tiến công, hoặc bị đe dọa tiến công thì hai bên ký hiệp ước sẽ lập tức trao đổi ý kiến với nhau nhằm loại trừ mối đe dọa đó, và áp dụng những biện pháp thích đáng có hiệu lực để bảo đảm hòa bình và an ninh của hai nước”.
Không có gì khó khăn để chúng ta nhận thấy, thỏa thuận nêu trên chính là một sự “bảo đảm” của Liên Xô cho Việt Nam mà trực tiếp là đề phòng, ngăn chặn và đánh bại một cuộc tấn công bất ngờ từ Trung Quốc đối với Việt Nam. Rõ ràng, không thể có chuyện ngược lại, vì chắc chắn Việt Nam không thể “áp dụng những biện pháp thích đáng” nhằm loại trừ mối đe dọa đối với Liên Xô nếu điều đó xẩy ra.
Sau khi Trung Quốc hoàn tất việc rút quân, các cố vấn quân sự Liên Xô vẫn còn ở lại giúp Việt Nam lập kế hoạch phòng thủ biên giới phía Bắc, huấn luyện quân sự và nhiều lĩnh vực khác. Theo Hiệp định hữu nghị và hợp tác, Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam nhiều trang bị kỹ thuật hiện đại, góp phần bảo vệ đất nước.
Đại tướng Obaturov, Trưởng đoàn cố vấn quân sự đầu tiên của Liên Xô tại Việt Nam là người giỏi toàn diện cả về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật và kỹ thuật quân sự. Ông ta có thể tự mình lái xe tăng và hiểu rõ tính năng các loại súng. Sau này, ông là Giám đốc Học viện quân sự Phrunde rồi sang Cuba làm Trưởng đoàn cố vấn quân sự Liên Xô.
Thông thường, các cố vấn bao giờ cũng độc đoán, áp đặt, chỉ muốn người ta nghe mình. Cố vấn Trung Quốc, cố vấn Liên Xô tại Việt Nam hay cố vấn Việt Nam tại Cambodia đều mang đặc điểm đó. Sự khác nhau là ở vấn đề mức độ.
Về chiến lược phòng thủ của Việt Nam, tướng Obaturov đề nghị là “phòng ngự tích cực”, bố trí lực lượng thành hai tuyến, mỗi tuyến có ba dải phòng ngự cấp sư đoàn, tiền duyên phòng ngự cách biên giới khoảng mười một cây số, ngoài tầm pháo của Trung Quốc từ bên kia biên giới bắn sang.
Có lẽ các cố vấn quân sự Liên Xô không quên bài học năm 1941 – thời điểm Đức tấn công Liên Xô. Bấy giờ, nhiều khu vực phòng thủ của quân đội Liên Xô nằm khá gần biên giới, được chính Xtalin phê chuẩn. Song, Zhukov, lúc này là Tổng tham mưu trưởng cho rằng, những tuyến phòng thủ này do chiều sâu không lớn lắm, không thể cầm cự lâu dài vì pháo binh Đức có thể bắn vào khắp trận địa Liên Xô. Vì thế, cần phải xây dựng trận địa phòng thủ lùi sâu hơn nữa. Tiếc rằng, quan điểm đúng đắn của Zhukov đã không được coi trọng đúng mức. Lịch sử đã ghi nhận, chỉ mấy ngày đầu chiến tranh, Liên Xô đã mất hơn 1.200 máy bay.
Trở lại vấn đề phòng thủ biên giới Việt – Trung. Các tướng lĩnh Việt Nam vừa mới ra khỏi mấy cuộc chiến tranh, dày dạn kinh nghiệm, luôn kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa kỹ thuật hiện đại và truyền thống chiến tranh nhân dân. Họ muốn bố trí quân đội, tuy vẫn phân chia tuyến một, tuyến hai nhưng tổ chức phòng thủ các sư đoàn ở các vùng trọng điểm, chủ yếu ngăn chặn Trung Quốc trên các trục đường chính từ bên kia biên giới sang. Xen kẽ giữa các khu vực phòng thủ của các sư đoàn chủ lực là lực lượng địa phương, dân quân du kích bảo vệ cạnh sườn, đề phòng Trung Quốc đánh vu hồi các khu vực phòng thủ sư đoàn. Phía trước tiền duyên phòng ngự tùy theo địa hình, tổ chức thành các “dải tác chiến phía trước” bằng lực lượng địa phương, dân quân du kích, chốt giữ các cao điểm khống chế và chủ động đánh ngăn chặn, phục kích, tập kích, tiêu hao đối phương trước khi chúng vào tiền duyên phòng ngự. Nói chung, Việt Nam bố trí lực lượng mạnh giữ vững các khu vực trọng yếu nhưng vẫn để lực lượng dự bị lớn để phản công.
Cho nên, đôi khi giữa các cố vấn Liên Xô và các tướng lĩnh Việt Nam xẩy ra tranh cãi gay gắt. Chẳng hạn, việc bố trí 12 sư đoàn ở dải một biên giới, các cố vấn Liên Xô nhiều lần đề nghị mỗi sư đoàn có một tiểu đoàn xe tăng hoặc pháo tự hành, một tiểu đoàn ô tô vận tải. Nhưng Tổng tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn không đồng ý, ông phân tích nhiều về lợi hại và sau đó kiên quyết đề nghị để số xe tăng, ô tô đó làm lực lượng dự bị. Tướng Obaturov nói một cách giận dữ: “Nếu các đồng chí không đồng ý bố trí các tiểu đoàn xe tăng và các tiểu đoàn ô tô cho các sư đoàn dải một biên giới thì tôi không có lý do gì đề nghị Bộ Tổng tham mưu Liên Xô viện trợ thêm xe tăng và ô tô cho các đồng chí…”. Thế là, để có thể nhận được viện trợ về xe tăng và ô tô của Liên Xô, Lê Trọng Tấn đành đồng ý với Obaturov nhưng với chủ ý là sẽ bố trí cho 12 sư đoàn đó một thời gian, sau đó rút dần về làm lực lượng dự bị. Tất nhiên, một số tướng lĩnh Việt Nam cho rằng như vậy là Việt Nam chịu sự áp đặt của cố vấn Liên Xô. Bố trí xe tăng và pháo lên tiền duyên phòng ngự như thế, nếu Trung Quốc tấn công thì “bị nướng hết”!
Các cố vấn Liên Xô đã giúp quân đội Việt Nam nhiều lĩnh vực như lập kế hoạch viện trợ, tổ chức xây dựng lực lượng, đảm bảo hậu cần, huấn luyện quân sự… Đặc biệt, từ năm 1979 đến năm 1985, đã tổ chức hàng chục cuộc tập trận cấp quân đoàn và quân khu, các cuộc diễn tập cho các lực lượng toàn miền Bắc. Qua các cuộc tập trận do các cố vấn Liên Xô chỉ đạo, trình độ tham mưu, chỉ huy của các tướng lĩnh Việt Nam cũng được nâng cao. Tuy vậy, cũng có ý kiến là “học tập giáo điều, đánh theo cách đánh của Liên Xô” là không thích hợp với Việt Nam. Có người nói, “tôi tập thế này nhưng tôi không đánh thế này”?!
Thủ tướng Liên Xô Kosygin
Về vấn đề này, nhớ lại năm 1971, Võ Nguyên Giáp thăm Liên Xô, đề nghị Liên Xô có sự giúp đỡ đặc biệt để chống lại người Mỹ.
( Ảnh bên : Thủ tướng Liên Xô Kosygin:)
- Tôi xin hỏi đồng chí Giáp. Đồng chí nói Việt Nam đánh thắng Mỹ. Tôi muốn biết các đồng chí có bao nhiêu sư đoàn bộ binh cơ giới và Mỹ có bao nhiêu? Xe tăng, pháo hạng nặng, máy bay chiến đấu…, các đồng chí có bao nhiêu và Mỹ có bao nhiêu? Khả năng về phòng không, về tên lửa, về thông tin, rađa của các đồng chí như thế nào? Xin đồng chí nói qua cho tôi biết.
Đúng là ngôn ngữ câu hỏi của phái “dân sự” và trả lời của tướng Giáp càng nổi bật điều đó.
- Tôi hiểu câu hỏi của đồng chí. Đồng chí muốn biết về vấn đề so sánh lực lượng giữa chúng tôi với Mỹ. Theo học thuyết quân sự Xô-viết là như vậy. Học thuyết quân sự Xô-viết là hết sức ưu việt, đã chiến thắng phát xít Đức. Điều đó rất rõ ràng. Nhưng tôi xin nói nếu chúng tôi đánh theo cách đánh của các đồng chí thì chúng tôi không đứng nổi được hai tiếng đồng hồ. Chúng tôi đánh theo cách đánh khác, cách đánh của Việt Nam, và chúng tôi sẽ thắng”.
Từ năm 1987, Đoàn cố vấn Liên Xô rút dần về nước. Tiếp sau đó là những năm tháng đầy khó khăn đối với nhân dân Liên Xô và sự kiện bất ngờ nhất thế kỷ XX đã xẩy ra: Liên Xô sụp đổ. Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô hết hạn năm 2003 và không được gia hạn. Liên Xô đã biến mất. Các liên minh dựa trên ý thức hệ cũng không thể tồn tại trong thế giới ngày nay. Nước Nga không phải là Liên Xô và liệu Việt Nam có thể trông chờ gì từ nước Nga, câu hỏi còn bỏ ngỏ.
--------------------------------
Nguồn : S.T (Reds) TẠI ĐÂY
Bài 2 :
 Báo Trung Quốc: Vai trò của Liên Xô trong cuộc chiến biên giới Việt – Trung
Cập nhật lúc 16-02-2012 08:51:24 (GMT+1)

Báo Trung Quốc: Vai trò của Liên Xô trong cuộc chiến biên giới Việt – Trung Cập nhật lúc 16-02-2012 08:51:24 (GMT+1) (vietinfo.eu)

Cám ơn bạn đã truyền bá nội dung bài vở của chúng tôi. Ngoại trừ mục đích cá nhân, khi sử dụng lại thông tin, xin các bạn không quên ghi rõ tên tác giả, tên nguồn và vietinfo.eu.
 Vài tình tiết bí mật được tiết lộ trong tài liệu nội bộ về cuộc chiến phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979...Khi đó, “Hiệp ước Phòng thủ Chung Xô-Việt” vừa có hiệu lực. Theo qui định của Hiệp ước, đánh Việt Nam cũng có nghĩa là đánh Liên Xô, phía bên kia phải khai chiến với kẻ thù chung...

Trong các bài viết về cuộc chiến với Việt Nam, hiện đa số đều nói đến vai trò rất lớn của Đặng Tiểu Bình, đương nhiên, vì ông ta là Phó Chủ tịch Quân ủy khi đó, nhưng cuộc chiến với Việt Nam là quyết định tập thể của trung ương, chứ không phải chỉ có mỗi một mình ông Đặng. Đồng chí Trần Vân cũng có vai trò rất lớn khi đó. Ngày ấy tôi đang học cao trung, có cha làm trong Bộ Tuyên truyền Thị ủy, hàng ngày cũng được đọc các bản báo cáo chiến trận. Năm 1980, tôi được đọc một bản tư liệu nội bộ của trung ương, tổng kết về cuộc chiến lần này. Vẫn còn nhớ một vài nội dung như sau:

I. Cuộc chiến biên giới lần này là cuộc chiến với bên ngoài, lần đầu tiên không có Mao Chủ tịch kể từ ngày lập quốc
Chiến tranh biên giới liên quan đến đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, hết sức phức tạp, nhiều cuộc chiến biên giới kể từ ngày lập quốc đến nay đều dưới sự chỉ huy trực tiếp của Mao Chủ tịch, cho nên, [cuộc chiến lần này] trong tình trạng không có Mao Chủ tịch, liệu có thể vượt qua thử thách, giành được thắng lợi hay không, đây là vấn đề lớn mà rất nhiều người thời ấy đã phải trăn trở. Vì thế, phải làm cho tốt khâu chuẩn bị tư tưởng. Đồng thời, quân đội nhiều năm chưa đánh trận, sức chiến đấu chẳng còn được bao nhiêu, đó cũng là điều đáng nghi vấn.

II.  Phản ứng của Liên Xô là mấu chốt của vấn đề
Khi đó, “Hiệp ước Phòng thủ Chung Xô-Việt” vừa có hiệu lực. Theo qui định của Hiệp ước, đánh Việt Nam cũng có nghĩa là đánh Liên Xô, phía bên kia phải khai chiến với kẻ thù chung. Trung ương cho rằng sẽ có 4 khả năng về phản ứng của Liên Xô: Lăng mạ, dọa dẫm, xung đột quy mô nhỏ, chiến tranh hoặc xâm nhập biên giới quy mô lớn. Khi đó, hai phản ứng đầu được cho rằng chắc chắn là có, xác suất gây xung đột quy mô nhỏ cũng tồn tại, nhưng xác suất gây chiến tranh hoặc xâm nhập biên giới quy mô lớn là tương đối ít. Bởi vì Liên Xô nếu muốn xâm nhập quy mô lớn vào Trung Quốc, thì ở Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô, từ khâu ra nghị quyết cho đến khi hoàn thành việc chuẩn bị chiến tranh cũng phải mất tới nửa năm, tới lúc đó thì Trung Quốc đã rút quân từ lâu rồi (Liên Xô không phát triển chiến tranh với Trung Quốc vì Việt Nam, mà là muốn hoàn thành sự bao vây đối với Trung Quốc, Việt Nam là khu vực quan trọng nhất để họ tranh quyền tranh bá với Mỹ ở Thái Bình Dương, có tác dụng ngăn chặn, uy hiếp đối với cả Mỹ lẫn Trung Quốc).
Nhưng ý đồ chiến tranh của Liên Xô đối với Trung Quốc không rõ ràng lắm, cần phải quan sát một thời gian, đợi cho đến khi họ quan sát xong còn chưa đưa ra được kết luận, thì Trung Quốc đã rút quân mất rồi. Cho nên, vấn đề không phải là lớn lắm, nhưng phải đề cao cảnh giác, chuẩn bị tốt (hiện nay có những người nói không quân Trung Quốc chưa ra tay, là vì sợ MIG – 21 của Không quân Việt Nam, hoàn toàn là hồ đồ. Có những người phê phán Trung Quốc thà để cho chiến sĩ hy sinh nhiều, chứ không dám dùng tên lửa và máy bay. Tất cả những lời phẫn nộ giản đơn này thực sự là không cần thiết, chiến tranh kết hợp cả với chính trị, ngoại giao, không thể chỉ đơn độc dùng chiến tranh để nói về chiến tranh. Lúc đó chủ yếu là ngăn chặn chiến tranh leo thang, sợ Liên Xô có phản ứng quá nhạy cảm, cho nên ngay cả tên lửa cũng chưa sử dụng. Nếu thực sự có xảy ra xung đột Trung-Xô, thì không những mục đích trừng phạt Việt Nam không đạt được, mà trái lại còn bị sa vào hoàn cảnh chiến tranh nghiêm trọng, hai đầu thọ địch. Cho nên việc khống chế quy mô và tầng cấp chiến tranh là hoàn toàn cần thiết. Các vị ở Trung ương là những bậc lão thành cách mạng, đã kinh qua thử thách lâu dài, chẳng lẽ lại không có đủ kinh nghiệm như những cư dân mạng này?

III.  Cống hiến của Trần Vân trong cuộc chiến với Việt Nam
Mấy lần Hội nghị Trung ương trước cuộc chiến, ông [Trần Vân] tỏ ra rất hiểu tình hình bày binh bố trận, tình hình trang bị của quân đội Việt Nam, thậm chí còn rõ hơn cả vị chịu trách nhiệm chỉ huy chiến dịch của quân ta. Ông đưa ra rất nhiều kiến nghị về việc bày binh bố trận, phương án chiến dịch, tiến trình chiến tranh cho quân ta (lúc đó, ông chưa đảm nhận nhiệm vụ ở Quân ủy Trung ương), có thể nói, vai trò của Trần Vân trong toàn bộ cuộc chiến với Việt Nam là hết sức lớn, song đáng tiếc là đã bị chôn vùi trong lịch sử. Đặng Tiểu Bình không trực tiếp theo dõi tình hình chiến dịch, nhưng việc chọn tướng (Hứa Thế Hữu, Dương Đắc Chí), tuyên bố khai chiến và kết thúc chiến tranh thì chủ yếu là từ ông ta, ông ta theo dõi cả tiến trình chiến dịch, nhưng đưa ra những chỉ thị cụ thể thì không.

IV.  Phản ứng của Liên Xô
Khi cuộc chiến bắt đầu, Liên Xô bày tỏ khiển trách mạnh mẽ, đồng thời cảnh cáo Trung Quốc phải rút quân ngay lập tức. Khi cuộc chiến diễn ra đến ngày thứ 7, Liên Xô ra tuyên bố, nếu Trung Quốc rút quân ngay bây giờ thì còn kịp, nếu không sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng không thể tránh khỏi. Trước tình hình này, Trung Quốc đã không có động thái gì, mà tiếp tục chuẩn bị tấn công Lạng Sơn, hòng thúc quân Việt Nam phải rút khỏi Campuchia, nhưng đáng tiếc là mục đích này đã không đạt được (cho nên sau đó chỉ tuyên truyền về các anh hùng chiến tranh, còn việc tuyên truyền về ý nghĩa của cuộc chiến đã bị giảm bớt).
Thực tế, một số nước Đông Nam Á tuy mồm thì nói phản đối hoặc hô hào nọ kia, nhưng trong bụng thì vẫn khoái chí khi thấy Việt Nam bị trừng phạt. Dĩ nhiên, nếu Trung Quốc chiếm Việt Nam, chắc sẽ khiến cho những nước này bị hoảng hốt, bởi những nước này cũng đang hết sức cảnh giác với Trung Quốc. Cùng lúc, Trung Quốc tăng cường viện trợ gấp rút cho Campuchia. Lúc này Trung – Mỹ vừa mới thiết lập bang giao, mối quan hệ hết sức mặn nồng, mọi người đã được công khai nghe Đài Tiếng nói Hoa Kỳ  –  “Voice of America”. Lúc đó, tôi nghe đài Mỹ nói, Trung Quốc vừa viện trợ cho Campuchia 24 chiếc xe tăng, Campuchia không biết sử dụng, thế là rơi vào tay quân đội Việt Nam.

V. Tình hình biên giới Trung-Xô
Khi cuộc chiến bắt đầu, cả hai phía khu vực biên giới Trung-Xô ở vùng Đông Bắc và Nội Mông đều căng thẳng cao độ, luôn trong trạng thái cảnh giới. Hai bên đều hết sức lo sợ đối phương đánh vào, kết quả là, phía Trung Quốc có những vùng đang tranh nhau mua hàng hóa, bỗng có người kêu lên “Liên Xô đánh vào rồi kìa!”, thế là cả đám người hoảng hốt bỏ chạy về nội địa, khiến cho phía Liên Xô và Mông Cổ cũng hoảng loạn theo, cho là Trung Quốc phân tán dân để chuẩn bị chiến tranh, kết quả, phía Liên Xô cũng tạo thành một cuộc đại lưu tán náo loạn, cố sức rút chạy về phía sau. Trung ương đã phê bình đảng ủy và chính quyền địa phương, nói rằng không được để “tiền tuyến thì đánh thắng trận, hậu phương thì làm trò cười cho thiên hạ”.
Kết cục, Liên Xô đã không tuân theo hiệp ước với Việt Nam, ngay cả xung đột quy mô nhỏ cũng không xảy ra.
Tác giả: Triệu Cấp Báo
Người dịch: Quốc Thanh
----------------------------------------
Nguồn TẠI ĐÂY 
Vài tình tiết bí mật được tiết lộ trong tài liệu nội bộ về cuộc chiến phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979...Khi đó, “Hiệp ước Phòng thủ Chung Xô-Việt” vừa có hiệu lực. Theo qui định của Hiệp ước, đánh Việt Nam cũng có nghĩa là đánh Liên Xô, phía bên kia phải khai chiến với kẻ thù chung... Trong các bài viết về cuộc chiến với Việt Nam, hiện đa số đều nói đến vai trò rất lớn của Đặng Tiểu Bình, đương nhiên, vì ông ta là Phó Chủ tịch Quân ủy khi đó, nhưng cuộc chiến với Việt Nam là quyết định tập thể của trung ương, chứ không phải chỉ có mỗi một mình ông Đặng. Đồng chí Trần Vân cũng có vai trò rất lớn khi đó. Ngày ấy tôi đang học cao trung, có cha làm trong Bộ Tuyên truyền Thị ủy, hàng ngày cũng được đọc các bản báo cáo chiến trận. Năm 1980, tôi được đọc một bản tư liệu nội bộ của trung ương, tổng kết về cuộc chiến lần này. Vẫn còn nhớ một vài nội dung như sau: I. Cuộc chiến biên giới lần này là cuộc chiến với bên ngoài, lần đầu tiên không có Mao Chủ tịch kể từ ngày lập quốc Chiến tranh biên giới liên quan đến đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, hết sức phức tạp, nhiều cuộc chiến biên giới kể từ ngày lập quốc đến nay đều dưới sự chỉ huy trực tiếp của Mao Chủ tịch, cho nên, [cuộc chiến lần này] trong tình trạng không có Mao Chủ tịch, liệu có thể vượt qua thử thách, giành được thắng lợi hay không, đây là vấn đề lớn mà rất nhiều người thời ấy đã phải trăn trở. Vì thế, phải làm cho tốt khâu chuẩn bị tư tưởng. Đồng thời, quân đội nhiều năm chưa đánh trận, sức chiến đấu chẳng còn được bao nhiêu, đó cũng là điều đáng nghi vấn. II. Phản ứng của Liên Xô là mấu chốt của vấn đề Khi đó, “Hiệp ước Phòng thủ Chung Xô-Việt” vừa có hiệu lực. Theo qui định của Hiệp ước, đánh Việt Nam cũng có nghĩa là đánh Liên Xô, phía bên kia phải khai chiến với kẻ thù chung. Trung ương cho rằng sẽ có 4 khả năng về phản ứng của Liên Xô: Lăng mạ, dọa dẫm, xung đột quy mô nhỏ, chiến tranh hoặc xâm nhập biên giới quy mô lớn. Khi đó, hai phản ứng đầu được cho rằng chắc chắn là có, xác suất gây xung đột quy mô nhỏ cũng tồn tại, nhưng xác suất gây chiến tranh hoặc xâm nhập biên giới quy mô lớn là tương đối ít. Bởi vì Liên Xô nếu muốn xâm nhập quy mô lớn vào Trung Quốc, thì ở Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô, từ khâu ra nghị quyết cho đến khi hoàn thành việc chuẩn bị chiến tranh cũng phải mất tới nửa năm, tới lúc đó thì Trung Quốc đã rút quân từ lâu rồi (Liên Xô không phát triển chiến tranh với Trung Quốc vì Việt Nam, mà là muốn hoàn thành sự bao vây đối với Trung Quốc, Việt Nam là khu vực quan trọng nhất để họ tranh quyền tranh bá với Mỹ ở Thái Bình Dương, có tác dụng ngăn chặn, uy hiếp đối với cả Mỹ lẫn Trung Quốc). Nhưng ý đồ chiến tranh của Liên Xô đối với Trung Quốc không rõ ràng lắm, cần phải quan sát một thời gian, đợi cho đến khi họ quan sát xong còn chưa đưa ra được kết luận, thì Trung Quốc đã rút quân mất rồi. Cho nên, vấn đề không phải là lớn lắm, nhưng phải đề cao cảnh giác, chuẩn bị tốt (hiện nay có những người nói không quân Trung Quốc chưa ra tay, là vì sợ MIG – 21 của Không quân Việt Nam, hoàn toàn là hồ đồ. Có những người phê phán Trung Quốc thà để cho chiến sĩ hy sinh nhiều, chứ không dám dùng tên lửa và máy bay. Tất cả những lời phẫn nộ giản đơn này thực sự là không cần thiết, chiến tranh kết hợp cả với chính trị, ngoại giao, không thể chỉ đơn độc dùng chiến tranh để nói về chiến tranh. Lúc đó chủ yếu là ngăn chặn chiến tranh leo thang, sợ Liên Xô có phản ứng quá nhạy cảm, cho nên ngay cả tên lửa cũng chưa sử dụng. Nếu thực sự có xảy ra xung đột Trung-Xô, thì không những mục đích trừng phạt Việt Nam không đạt được, mà trái lại còn bị sa vào hoàn cảnh chiến tranh nghiêm trọng, hai đầu thọ địch. Cho nên việc khống chế quy mô và tầng cấp chiến tranh là hoàn toàn cần thiết. Các vị ở Trung ương là những bậc lão thành cách mạng, đã kinh qua thử thách lâu dài, chẳng lẽ lại không có đủ kinh nghiệm như những cư dân mạng này? III. Cống hiến của Trần Vân trong cuộc chiến với Việt Nam Mấy lần Hội nghị Trung ương trước cuộc chiến, ông [Trần Vân] tỏ ra rất hiểu tình hình bày binh bố trận, tình hình trang bị của quân đội Việt Nam, thậm chí còn rõ hơn cả vị chịu trách nhiệm chỉ huy chiến dịch của quân ta. Ông đưa ra rất nhiều kiến nghị về việc bày binh bố trận, phương án chiến dịch, tiến trình chiến tranh cho quân ta (lúc đó, ông chưa đảm nhận nhiệm vụ ở Quân ủy Trung ương), có thể nói, vai trò của Trần Vân trong toàn bộ cuộc chiến với Việt Nam là hết sức lớn, song đáng tiếc là đã bị chôn vùi trong lịch sử. Đặng Tiểu Bình không trực tiếp theo dõi tình hình chiến dịch, nhưng việc chọn tướng (Hứa Thế Hữu, Dương Đắc Chí), tuyên bố khai chiến và kết thúc chiến tranh thì chủ yếu là từ ông ta, ông ta theo dõi cả tiến trình chiến dịch, nhưng đưa ra những chỉ thị cụ thể thì không. IV. Phản ứng của Liên Xô Khi cuộc chiến bắt đầu, Liên Xô bày tỏ khiển trách mạnh mẽ, đồng thời cảnh cáo Trung Quốc phải rút quân ngay lập tức. Khi cuộc chiến diễn ra đến ngày thứ 7, Liên Xô ra tuyên bố, nếu Trung Quốc rút quân ngay bây giờ thì còn kịp, nếu không sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng không thể tránh khỏi. Trước tình hình này, Trung Quốc đã không có động thái gì, mà tiếp tục chuẩn bị tấn công Lạng Sơn, hòng thúc quân Việt Nam phải rút khỏi Campuchia, nhưng đáng tiếc là mục đích này đã không đạt được (cho nên sau đó chỉ tuyên truyền về các anh hùng chiến tranh, còn việc tuyên truyền về ý nghĩa của cuộc chiến đã bị giảm bớt). Thực tế, một số nước Đông Nam Á tuy mồm thì nói phản đối hoặc hô hào nọ kia, nhưng trong bụng thì vẫn khoái chí khi thấy Việt Nam bị trừng phạt. Dĩ nhiên, nếu Trung Quốc chiếm Việt Nam, chắc sẽ khiến cho những nước này bị hoảng hốt, bởi những nước này cũng đang hết sức cảnh giác với Trung Quốc. Cùng lúc, Trung Quốc tăng cường viện trợ gấp rút cho Campuchia. Lúc này Trung – Mỹ vừa mới thiết lập bang giao, mối quan hệ hết sức mặn nồng, mọi người đã được công khai nghe Đài Tiếng nói Hoa Kỳ – “Voice of America”. Lúc đó, tôi nghe đài Mỹ nói, Trung Quốc vừa viện trợ cho Campuchia 24 chiếc xe tăng, Campuchia không biết sử dụng, thế là rơi vào tay quân đội Việt Nam. V. Tình hình biên giới Trung-Xô Khi cuộc chiến bắt đầu, cả hai phía khu vực biên giới Trung-Xô ở vùng Đông Bắc và Nội Mông đều căng thẳng cao độ, luôn trong trạng thái cảnh giới. Hai bên đều hết sức lo sợ đối phương đánh vào, kết quả là, phía Trung Quốc có những vùng đang tranh nhau mua hàng hóa, bỗng có người kêu lên “Liên Xô đánh vào rồi kìa!”, thế là cả đám người hoảng hốt bỏ chạy về nội địa, khiến cho phía Liên Xô và Mông Cổ cũng hoảng loạn theo, cho là Trung Quốc phân tán dân để chuẩn bị chiến tranh, kết quả, phía Liên Xô cũng tạo thành một cuộc đại lưu tán náo loạn, cố sức rút chạy về phía sau. Trung ương đã phê bình đảng ủy và chính quyền địa phương, nói rằng không được để “tiền tuyến thì đánh thắng trận, hậu phương thì làm trò cười cho thiên hạ”. Kết cục, Liên Xô đã không tuân theo hiệp ước với Việt Nam, ngay cả xung đột quy mô nhỏ cũng không xảy ra. Tác giả: Triệu Cấp Báo Người dịch: Quốc Thanh (vietinfo.eu)

Cám ơn bạn đã truyền bá nội dung bài vở của chúng tôi. Ngoại trừ mục đích cá nhân, khi sử dụng lại thông tin, xin các bạn không quên ghi rõ tên tác giả, tên nguồn và vietinfo.eu.
Báo Trung Quốc: Vai trò của Liên Xô trong cuộc chiến biên giới Việt – Trung Cập nhật lúc 16-02-2012 08:51:24 (GMT+1) Vài tình tiết bí mật được tiết lộ trong tài liệu nội bộ về cuộc chiến phản kích tự vệ với Việt Nam năm 1979...Khi đó, “Hiệp ước Phòng thủ Chung Xô-Việt” vừa có hiệu lực. Theo qui định của Hiệp ước, đánh Việt Nam cũng có nghĩa là đánh Liên Xô, phía bên kia phải khai chiến với kẻ thù chung... Trong các bài viết về cuộc chiến với Việt Nam, hiện đa số đều nói đến vai trò rất lớn của Đặng Tiểu Bình, đương nhiên, vì ông ta là Phó Chủ tịch Quân ủy khi đó, nhưng cuộc chiến với Việt Nam là quyết định tập thể của trung ương, chứ không phải chỉ có mỗi một mình ông Đặng. Đồng chí Trần Vân cũng có vai trò rất lớn khi đó. Ngày ấy tôi đang học cao trung, có cha làm trong Bộ Tuyên truyền Thị ủy, hàng ngày cũng được đọc các bản báo cáo chiến trận. Năm 1980, tôi được đọc một bản tư liệu nội bộ của trung ương, tổng kết về cuộc chiến lần này. Vẫn còn nhớ một vài nội dung như sau: I. Cuộc chiến biên giới lần này là cuộc chiến với bên ngoài, lần đầu tiên không có Mao Chủ tịch kể từ ngày lập quốc Chiến tranh biên giới liên quan đến đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, hết sức phức tạp, nhiều cuộc chiến biên giới kể từ ngày lập quốc đến nay đều dưới sự chỉ huy trực tiếp của Mao Chủ tịch, cho nên, [cuộc chiến lần này] trong tình trạng không có Mao Chủ tịch, liệu có thể vượt qua thử thách, giành được thắng lợi hay không, đây là vấn đề lớn mà rất nhiều người thời ấy đã phải trăn trở. Vì thế, phải làm cho tốt khâu chuẩn bị tư tưởng. Đồng thời, quân đội nhiều năm chưa đánh trận, sức chiến đấu chẳng còn được bao nhiêu, đó cũng là điều đáng nghi vấn. II. Phản ứng của Liên Xô là mấu chốt của vấn đề Khi đó, “Hiệp ước Phòng thủ Chung Xô-Việt” vừa có hiệu lực. Theo qui định của Hiệp ước, đánh Việt Nam cũng có nghĩa là đánh Liên Xô, phía bên kia phải khai chiến với kẻ thù chung. Trung ương cho rằng sẽ có 4 khả năng về phản ứng của Liên Xô: Lăng mạ, dọa dẫm, xung đột quy mô nhỏ, chiến tranh hoặc xâm nhập biên giới quy mô lớn. Khi đó, hai phản ứng đầu được cho rằng chắc chắn là có, xác suất gây xung đột quy mô nhỏ cũng tồn tại, nhưng xác suất gây chiến tranh hoặc xâm nhập biên giới quy mô lớn là tương đối ít. Bởi vì Liên Xô nếu muốn xâm nhập quy mô lớn vào Trung Quốc, thì ở Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô, từ khâu ra nghị quyết cho đến khi hoàn thành việc chuẩn bị chiến tranh cũng phải mất tới nửa năm, tới lúc đó thì Trung Quốc đã rút quân từ lâu rồi (Liên Xô không phát triển chiến tranh với Trung Quốc vì Việt Nam, mà là muốn hoàn thành sự bao vây đối với Trung Quốc, Việt Nam là khu vực quan trọng nhất để họ tranh quyền tranh bá với Mỹ ở Thái Bình Dương, có tác dụng ngăn chặn, uy hiếp đối với cả Mỹ lẫn Trung Quốc). Nhưng ý đồ chiến tranh của Liên Xô đối với Trung Quốc không rõ ràng lắm, cần phải quan sát một thời gian, đợi cho đến khi họ quan sát xong còn chưa đưa ra được kết luận, thì Trung Quốc đã rút quân mất rồi. Cho nên, vấn đề không phải là lớn lắm, nhưng phải đề cao cảnh giác, chuẩn bị tốt (hiện nay có những người nói không quân Trung Quốc chưa ra tay, là vì sợ MIG – 21 của Không quân Việt Nam, hoàn toàn là hồ đồ. Có những người phê phán Trung Quốc thà để cho chiến sĩ hy sinh nhiều, chứ không dám dùng tên lửa và máy bay. Tất cả những lời phẫn nộ giản đơn này thực sự là không cần thiết, chiến tranh kết hợp cả với chính trị, ngoại giao, không thể chỉ đơn độc dùng chiến tranh để nói về chiến tranh. Lúc đó chủ yếu là ngăn chặn chiến tranh leo thang, sợ Liên Xô có phản ứng quá nhạy cảm, cho nên ngay cả tên lửa cũng chưa sử dụng. Nếu thực sự có xảy ra xung đột Trung-Xô, thì không những mục đích trừng phạt Việt Nam không đạt được, mà trái lại còn bị sa vào hoàn cảnh chiến tranh nghiêm trọng, hai đầu thọ địch. Cho nên việc khống chế quy mô và tầng cấp chiến tranh là hoàn toàn cần thiết. Các vị ở Trung ương là những bậc lão thành cách mạng, đã kinh qua thử thách lâu dài, chẳng lẽ lại không có đủ kinh nghiệm như những cư dân mạng này? III. Cống hiến của Trần Vân trong cuộc chiến với Việt Nam Mấy lần Hội nghị Trung ương trước cuộc chiến, ông [Trần Vân] tỏ ra rất hiểu tình hình bày binh bố trận, tình hình trang bị của quân đội Việt Nam, thậm chí còn rõ hơn cả vị chịu trách nhiệm chỉ huy chiến dịch của quân ta. Ông đưa ra rất nhiều kiến nghị về việc bày binh bố trận, phương án chiến dịch, tiến trình chiến tranh cho quân ta (lúc đó, ông chưa đảm nhận nhiệm vụ ở Quân ủy Trung ương), có thể nói, vai trò của Trần Vân trong toàn bộ cuộc chiến với Việt Nam là hết sức lớn, song đáng tiếc là đã bị chôn vùi trong lịch sử. Đặng Tiểu Bình không trực tiếp theo dõi tình hình chiến dịch, nhưng việc chọn tướng (Hứa Thế Hữu, Dương Đắc Chí), tuyên bố khai chiến và kết thúc chiến tranh thì chủ yếu là từ ông ta, ông ta theo dõi cả tiến trình chiến dịch, nhưng đưa ra những chỉ thị cụ thể thì không. IV. Phản ứng của Liên Xô Khi cuộc chiến bắt đầu, Liên Xô bày tỏ khiển trách mạnh mẽ, đồng thời cảnh cáo Trung Quốc phải rút quân ngay lập tức. Khi cuộc chiến diễn ra đến ngày thứ 7, Liên Xô ra tuyên bố, nếu Trung Quốc rút quân ngay bây giờ thì còn kịp, nếu không sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng không thể tránh khỏi. Trước tình hình này, Trung Quốc đã không có động thái gì, mà tiếp tục chuẩn bị tấn công Lạng Sơn, hòng thúc quân Việt Nam phải rút khỏi Campuchia, nhưng đáng tiếc là mục đích này đã không đạt được (cho nên sau đó chỉ tuyên truyền về các anh hùng chiến tranh, còn việc tuyên truyền về ý nghĩa của cuộc chiến đã bị giảm bớt). Thực tế, một số nước Đông Nam Á tuy mồm thì nói phản đối hoặc hô hào nọ kia, nhưng trong bụng thì vẫn khoái chí khi thấy Việt Nam bị trừng phạt. Dĩ nhiên, nếu Trung Quốc chiếm Việt Nam, chắc sẽ khiến cho những nước này bị hoảng hốt, bởi những nước này cũng đang hết sức cảnh giác với Trung Quốc. Cùng lúc, Trung Quốc tăng cường viện trợ gấp rút cho Campuchia. Lúc này Trung – Mỹ vừa mới thiết lập bang giao, mối quan hệ hết sức mặn nồng, mọi người đã được công khai nghe Đài Tiếng nói Hoa Kỳ – “Voice of America”. Lúc đó, tôi nghe đài Mỹ nói, Trung Quốc vừa viện trợ cho Campuchia 24 chiếc xe tăng, Campuchia không biết sử dụng, thế là rơi vào tay quân đội Việt Nam. V. Tình hình biên giới Trung-Xô Khi cuộc chiến bắt đầu, cả hai phía khu vực biên giới Trung-Xô ở vùng Đông Bắc và Nội Mông đều căng thẳng cao độ, luôn trong trạng thái cảnh giới. Hai bên đều hết sức lo sợ đối phương đánh vào, kết quả là, phía Trung Quốc có những vùng đang tranh nhau mua hàng hóa, bỗng có người kêu lên “Liên Xô đánh vào rồi kìa!”, thế là cả đám người hoảng hốt bỏ chạy về nội địa, khiến cho phía Liên Xô và Mông Cổ cũng hoảng loạn theo, cho là Trung Quốc phân tán dân để chuẩn bị chiến tranh, kết quả, phía Liên Xô cũng tạo thành một cuộc đại lưu tán náo loạn, cố sức rút chạy về phía sau. Trung ương đã phê bình đảng ủy và chính quyền địa phương, nói rằng không được để “tiền tuyến thì đánh thắng trận, hậu phương thì làm trò cười cho thiên hạ”. Kết cục, Liên Xô đã không tuân theo hiệp ước với Việt Nam, ngay cả xung đột quy mô nhỏ cũng không xảy ra. Tác giả: Triệu Cấp Báo Người dịch: Quốc Thanh Nguồn: Sina/ Basam (vietinfo.eu)

Cám ơn bạn đã truyền bá nội dung bài vở của chúng tôi. Ngoại trừ mục đích cá nhân, khi sử dụng lại thông tin, xin các bạn không quên ghi rõ tên tác giả, tên nguồn và vietinfo.eu.

1 nhận xét:

  1. Câu kết luận của Tác giả: Triệu Cấp Báo:Kết cục, Liên Xô đã không tuân theo hiệp ước với Việt Nam, ngay cả xung đột quy mô nhỏ cũng không xảy ra. có ý hơi khích có thể gây hiểu sai về LX. Một tài liệu tôi sưu tầm và đã đưa vào blog LTH (http://letienhoan.blogspot.com/2014/02/them-mot-so-thong-tin.html#more) có nói rất rõ về vai trò của LX như sau:
    Trung Quốc chấm dứt các trận đánh vì quân đội Liên Xô nhanh chóng tập trung trên biên giới Trung Quốc. Vào đầu tháng Ba năm 1979, với mục đích gây áp lực đối với Trung Quốc trên các khu vực giáp biên giới phía đông của Liên Xô và Mông Cổ đã tiến hành tập trận - với 200 nghìn binh lính, hơn 2600 xe tăng và 900 máy bay - đã cất cánh theo báo động và triển khai trên chiến trường làm Bắc Kinh căng thẳng…
    Và không có gì ngạc nhiên. Tập trận đã bắt đầu từ việc đưa các binh lính Xô Viết và Hạm đội Thái Bình Dương vào tư thế hoàn toàn sẵn sàng chiến đấu. Đã động viên hơn 52 000 người đăng ký nhập ngũ. Hơn 5000 xe ô tô được huy động từ các đơn vị kinh tế vào quân đội.
    Sư đoàn đổ bộ đường không từ thành phố Tula đã được điều đến Chitta trên chiều dài gần 6 nghìn kilomet bằng máy may vận tải quân sự mỗi chuyến mất chỉ hai ngày.
    Các trung đoàn không quân được được chuyển từ lãnh thổ Ucraina và Belorus đến các sân bay của Mông Cổ. Tại các khu vực giáp biên giới với Trung Quốc tiến hành hoàn thiện các vấn đề tổ chức phòng thủ, đánh trả sự xâm nhập của đối phương, thực hiện phản công và tổ chức phản công. Tại khu vực Primore tổ chức huấn luyện đổ bộ của hải quân.
    Tại vùng biển Nam Hoa và Đông Hoa đã triển khai gần 50 tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô.
    Tất cả những hoạt động này gây cho Bắc Kinh lo ngại, không thể đùa rằng Liên Xô đã bắt đầu động viên cho chiến tranh và sắp đến có thể tấn công Trung Quốc, nếu quân đội Trung Quốc tiếp tục tấn công đến Hà Nội. Ưu thế quân sự của Không quân Liên Xô đối với QĐGPNDTQ lúc bấy giờ rõ ràng. Theo hồi ức cũ người Trung Quốc có thái độ thành kính đối với nghệ thuật quân sự của các tướng lĩnh Xô Viết. Trong những điều kiện như vậy, Đặng Tiểu Bình tính thận trọng, sau khi tuyên bố chiến thắng Việt Nam, đã vội vàng chấm dứt chiến tranh trong khi cuộc xung đột vũ trang cục bộ với người láng giềng nhỏ bé phía nam chưa biến thành cuộc chiến tranh lớn với người láng giềng phía bắc vĩ đại (lúc bấy giờ).

    Trả lờiXóa