Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014

Kosyrev, kẻ ngớ ngẩn !


Rất thất vọng với ông, Kosyrev!

Nguyễn Văn Song
Trước chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga V.Putin, Hãng  RIA Novosti (РИА Новости), hãng thông tấn lớn của Nga đã đăng tải bài bình luận của ông Kosyrev, người nhiều năm thường trú tại châu Á; trong đó tác giả bài báo đã đưa ra những thông tin xuyên tạc làm tổn thương đến người Việt Nam. Để phản bác lại những xuyên tạc này Thoiviet đăng bài phân tích của ông Nguyễn Đăng Song, nguyên Phó Tổng Biên tập tạp chí Kiến thức quốc phòng (Bộ Quốc phòng). Mời bạn đọc theo dõi.

Trong bài báo của ông Kosyrev có 3 điểm chủ yếu cần lên án.

1.Kosyrev nói: “Hai ngàn năm trước, Việt Nam là một phần của Trung Quốc”. Thật nực cười, vì chính người Trung Quốc cũng thừa nhận cương vực rạch ròi giữa hai nước từ ngàn xưa. Chính vì vậy, có lẽ không cần bận tâm ông Kosyrev nói gì.

2. Giàn khoan Hải Dương-981 được hạ đặt “trên thềm lục địa, cách bờ biển Trung Quốc 27 km và cách bờ biển Việt Nam tận 241 km”, rằng “quần đảo Hoàng Sa hoàn toàn thuộc về Trung Quốc”. Ai cũng biết, mọi bản đồ do chính Trung Quốc xuất bản trước đây đều xác định vị trí cực Nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam. Còn bản đồ “Đường lưỡi bò” công bố gần đây chỉ có con bò – bò đực thiến mới đưa ra, người bình thường không ai làm thế cả.

3. Những sự kiện đáng tiếc ở Bình Dương và Hà Tĩnh được ông Kosyrev cho rằng “Trung Quốc đã phải cứu công dân của mình khỏi bạo loạn”; ông còn so sánh sự kiện này với sự kiện xảy ra ở quảng trường Maidan (Kiev) dạo tháng 2/2014 vừa qua. Ở đây, như cách diễn đạt của Ngoại trưởng Nga Lavrov về việc phương Tây không thừa nhận Nga đã rút quân khỏi biên giới với Ukraine lần trước, Kosyrev có lẽ đã cố tình không hiểu.

Vì những lí do trên, có lẽ không cần phải “phản bác” gì nhiều, mà hãy thử nhìn nhận vấn đề theo một cách khác.

Thứ nhất, Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 ở Thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là một việc làm được tính toán kỹ càng, nằm trong chuỗi hành động nhằm độc chiếm Biển Đông. Lựa chọn tiến hành vụ việc vào thời điểm này, Trung Quốc còn nhắm mũi tên vào 3 đích khác.

- ASEAN, trước thềm Hội nghị Cấp cao 24, để ra đòn phủ đầu ASEAN, đánh đi tín hiệu rằng ASEAN đừng mong chờ gì ở Trung Quốc về COC. Khác với mọi lần, ASEAN đã có phản ứng “phù hợp” một cách kịp thời.Philippines, Indonesia và Malaysia thậm chí phản ứng gay gắt. Chỉ tiếc là các “đồng chí” Lào và Campuchia vẫn “im lặng một cách đáng sợ”.

- Mỹ, ngay sau chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines, để dằn mặt và thách thức Mỹ. Mỹ đã phản ứng khá quyết liệt, tất nhiên trước hết là vì lợi ích của nước Mỹ.

- Nga, vào thời điểm cuộc khủng hoảng Ukraine đang ở cao trào, Nga đang bị phân tâm và cô lập, để gây sức ép với Nga, buộc Nga có những nhượng bộ với Trung Quốc.

Ở đây, có lẽ đa số người dân Việt Nam mong muốn và có quyền yêu cầu Nga có phản ứng tích cực hơn trong “sự kiện Hải Dương-981”. Mong muốn, bởi tình hữu nghị anh em đã gắn bó hai dân tộc từ hàng chục năm nay, nước Nga là một phần tình cảm của người Việt Nam. Có quyền, vì trong quan hệ đối tác những năm gần đây, Việt Nam đã dành cho Nga nhiều ưu ái cả về chính trị và kinh tế. Đây đó đã có những đề nghị Chính phủ Việt Nam hủy bỏ hợp tác với Nga trong các lĩnh vực dầu khí, hạt nhân, quốc phòng…, vì chúng ta không thiếu gì đối tác.

Thế mà khi xảy ra “sự kiện Hải Dương-981”, Nga đã bày tỏ quan điểm một cách chậm trễ, chỉ ở mức Lukashevich (Người phát ngôn Bộ Ngoại giao), với cách diễn đạt rất chừng mực, rất “an toàn”, diễn giải sao cũng được. Buồn! Thất vọng!

Tuy nhiên, có lẽ nên nhìn nhận vấn đề một cách tỉnh táo, công bằng hơn. Trong thế giới ngày nay, rất khó chờ đợi một sự thể hiện kiểu “Liên Xô quyết không để đồng minh của mình chịu hoạn nạn”, như dưới thời Brejnev. Ngày nay, lợi ích và an ninh quốc gia là tối thượng, mọi lợi ích khác đều là thứ yếu. Nước Nga đang bị phương Tây trừng phạt và cô lập, những khó khăn có thể đe dọa thậm chí an ninh quốc gia Nga là hiện hữu. Trong bối cảnh đó, Nga cần có lối thoát, Nga cần có đồng minh, mà đồng minh ngày nay phải đánh đổi bằng rất nhiều thứ, kể cả các quan hệ.

Hơn nữa, không nên quên rằng, Nga cũng đã giúp Việt Nam khá nhiều, tất nhiên không còn dưới dạng viện trợ không hoàn lại như trước đây, nhưng cũng với những ưu ái đáng kể. Chỉ riêng trong lĩnh vực quân sự, Nga đã giúp trang bị cho Quân đội ta những vũ khí trang bị hiện đại mà các nước khác trong khu vực không có. Trong trường hợp “cực chẳng đã”, máy bay Su-30MKK của Không quân Việt Nam chỉ sau khi cất cánh vài chục phút đã có thể biến giàn khoan Hải Dương -981 trị giá 1 tỉ USD thành tro bụi trên đại dương mà máy bay Trung Quốc không dám cất cánh ngăn chặn. Còn tàu ngầm Kilo của Hải quân Việt Nam, có thể ăn cơm nhà sáng đi tối về, sau khi đã làm tan hoang căn cứ hải quân Tam Á cùng tàu sân bay Thi Lang mới hạ thủy của Trung Quốc, mà hệ thống cảnh báo của Trung Quốc không thể phát hiện, hệ thống săn ngầm của Trung Quốc phải bó tay.

Chưa kể, rất có thể Nga còn hỗ trợ Việt Nam qua những kênh khác mà những người không phận sự và không thẩm quyền không biết được.

Hãy thông cảm cho nước Nga!

Thứ hai, quay trở lại bài báo của ông Kosyrev, với bề dày công việc và ở lứa tuổi gần 60, lẽ nào ông không biết: Không chỉ với các nước Đông Nam Á, Ấn Độ và Pakistan, Trung Quốc còn đưa ra “Đường lưỡi bò” với chính nước Nga của ông; và trong mọi quan hệ, Trung Quốc chưa bao giờ thật lòng với nước Nga.

Trong khi Việt Nam đang tiến hành cuộc kháng chiến gian khổ chống xâm lược Mỹ thì Trung Quốc chủ trương “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng” và “đánh Liên Xô đến người Mỹ cuối cùng”. Tháng 10/1966, sau khi tuyên bố “Liên Xô là kẻ thù không đội trời chung với Trung Quốc” và phá bỏ mọi đài kỷ niệm biểu trưng cho tình hữu nghị Xô-Trung, Trung Quốc đã đưa quân đội đến biên giới với Liên Xô ở khu vực Pamir, nơi trước đó chưa bao giờ có quân Trung Quốc đến để tiến hành các hoạt động khiêu khích.

Nhà báo ắt phải đọc nhiều, ông Kosyrev biết không?

Tháng 1/1967, sau vụ lưu học sinh Trung Quốc gây xô xát với cảnh sát Trung Quốc ở Quảng trường Đỏ (chắc chắn là có chỉ đạo), Trung Quốc đã phát động một cao trào chống Liên Xô cả trong và ngoài nước, lên án “Liên Xô là phát xít, là kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân loại, là đại bản doanh của phản động thế giới…”. Trung Quốc đã tổ chức hàng trăm vụ khiêu khích thô bạo trước Đại sứ quán Liên Xô tại Bắc Kinh và nhiều nước khác, kể cả trên các tuyến đường liên vận.

Ông Kosyrev biết không?

Trong các ngày 2/3 và 15/3/1969, Trung Quốc bất ngờ mở các cuộc tiến công vũ trang vào lực lượng biên phòng Liên Xô ở đảo Damansky (Trân Bảo) trên sông Ussuri là biên giới thiên nhiên giữa hai nước, giết hại hàng chục sĩ quan, binh sĩ Liên Xô. Sau khi hai bên đạt được thỏa thuận ngừng bắn, Bắc Kinh đã huy động đến 400 triệu lượt người Trung Quốc mở đợt đấu tranh vu khống “Liên Xô xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc”, coi Liên Xô là mối đe dọa nguy hiểm còn hơn Mỹ lúc bấy giờ.

Ông Kosyrev biết không?

Bước vào đàm phán, Trung Quốc đưa ra yêu sách về lãnh thổ mà Trung Quốc gọi là “khu vực tranh chấp” như một điều kiện tiên quyết, đồng thời đưa ra nhiều yêu sách khác mà Liên Xô không thể chấp nhận, rồi đổ lỗi cho phía Liên Xô gây bế tắc cho quá trình đàm phán. Cũng trong giai đoạn này, Trung Quốc ra sức tranh thủ Albania, Romania, Nam Tư để hình thành trên thực tế ở khu vực Balkans một trung tâm chống Liên Xô, làm cho hậu phương trực tiếp của Liên Xô là Đông Âu không ổn định, phá quan hệ đồng minh Liên Xô- Đông Âu.

Chắc chắn ông Kosyrev biết!

Sau gần 40 năm đàm phán, vấn đề đường biên giới (dài hơn 4.300 km) của hai nước cơ bản đã được giải quyết. Tuy nhiên, Trung Quốc luôn tìm cách xâm lấn khu vực phía Đông của Nga. Vùng Viễn Đông trải dài 1/3 lãnh thổ Nga, nhưng dân số chưa đầy 7 triệu người (chiếm 5% dân số Nga), trong khi đó, phía bên kia biên giới lại có khoảng 110 triệu người Trung Quốc sinh sống. Dòng người di cư bất hợp pháp từ Trung Quốc tràn sang xâm chiếm vùng Viễn Đông của Nga hàng năm là rất lớn.

Hiện tại, ước tính có khoảng 2,5 triệu người Trung Quốc đã tràn sang sống dọc theo biên giới phía Đông nước Nga. Con số này có thể tiếp tục tăng lên khi các công ty năng lượng của Nga vẫn còn thuê lao động người Trung Quốc phục vụ cho các dự án của mình. Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục hòa nhập vào cộng đồng dân cư thưa thớt ở Viễn Đông, hợp pháp hóa sự sinh sống lâu dài của họ, qua đó từng bước trở thành ông chủ các tỉnh, thành phố khu vực Viễn Đông. Điều này nằm trong chiến lược “phát triển ra bên ngoài” của Trung Quốc.

Chắc chắn ông Kosyrev biết!

Chưa hết, Trung Quốc đang tìm mọi cách để loại Nga ra khỏi khu vực Trung Á, vốn cũng là “sân sau” của Nga, thay thế Nga trong vai trò lãnh đạo Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Trung Quốc là bậc thầy trong việc sao chép và đánh cắp công nghệ quân sự của Nga. Thương mại song phương Nga - Trung đang phát triển theo hướng có lợi cho Trung Quốc, thiệt cho Nga, vì Nga cung cấp nguyên liệu, còn Trung Quốc bàn sản phẩm cho Nga, hàng giá rẻ Trung Quốc đang tàn phá thị trường Nga.

Ông Kosyrev phải biết!

Chỉ riêng trong hợp đồng cung cấp khí đốt hai nước đạt được ngày 21/5 vừa qua, trong bối cảnh Nga đang rất cần thị trường mới thay cho thị trường Ukraine và EU, chắc chắn Nga bị gây sức ép. Một hợp đồng đàm phán so kè suốt 10 năm, nay đạt được thỏa thuận vào phút chót trước khi Tổng thống Putin lên máy bay và với những chi tiết không được tiết lộ (chủ yếu về giá cả), chắc chắn  Nga chịu thua thiệt, cả về chính trị lẫn kinh tế. 

Tổng thống Putin có biết không? Là một chính khách lão luyện, lại vốn là cựu nhân viên tình báo, chắc chắn ông Putin biết rõ những chiêu trò của Trung Quốc, và ông rất cảnh giác với Trung Quốc. Chẳng qua đây chỉ là bước đi sách lược của ông trong tình huống ông không còn lựa chọn nào khác, để đảm bảo lợi ích tối thượng của nước Nga như đã nói trên.

Thế nhưng, chắc chắn nhiều người Nga bình thường không thông thạo những ngõ ngách của thời cuộc, sẽ phải thốt lên: Nhục! Là một người Nga rất yêu nước Nga và đầy lòng tự trọng, ông Kosyrev có cảm thấy nhục không, khi nước Nga vĩ đại của Pie đại đế, của Kutuzov và của chính ông, bị Trung Quốc hạ nhục?

Chắc chắn ông cũng biết mọi chuyện và cũng cảm thấy nhục cho quốc thể. Vậy thì ông đưa ra bài viết đầy định kiến với Việt Nam - người bạn tốt nhất và có khi là duy nhất còn lại của nước Nga, trong khi biện hộ cho kẻ thù truyền kiếp và kẻ hạ nhục đất nước ông, ca ngợi “việc một số lượng kỷ lục các thỏa thuận được ký giữa Nga và Trung Quốc còn tốt hơn mọi tuyên bố to tát”, là nhằm mục đích gì?

Đầu cơ chính trị? Ông Kosyrev không đủ tầm.

Làm người đốt đền Herostratos, để lấy hư danh? Ông Kosyrev không đủ sức.

Chỉ còn một cách lí giải: Ông ngớ ngẩn, như nhân vật Mitrofanoff trong đời sống dân gian Nga. Mà đã là kẻ ngớ ngẩn, thì chấp ông ta làm gì!

7 nhận xét:

  1. Thẳng cha Kosyrev, kẻ quá ngu xuẩn. Nó bán rẻ người bạn tốt nhất để đổi lấy kẻ thù truyền kiếp. Chắc là họ nhà nó còn bị nguyền rủa truyền kiếp muôn đời sau. Bài này hay quá, phân tích có đầu, có đuôi, có mọi lý do lịch sử, nghĩa là nói có sách, mách có chứng từ xa xưa đến nay... Nếu ai chưa đọc bài này, theo tôi nên đọc. Tôi đã đọc rất kỹ. Xin cám ơn luson-quelam đã dăng bài này. Chào !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cho rằng Kosyrev không đến nỗi túng tiền để phải viết bài cho RIA Novosti lấy nhuận bút. Lên án tác giả là đúng nhưng kẻ đứng sau chống lưng tác giả chính là BBT hãng tin này. Còn ra chủ trương và thông qua nội dung thì phải ở cấp cao hơn nữa. Không phải ngẫu nhiên bài này xuất hiện ở thời điểm TT Putin của họ chuẩn bị hạ bút ký "hợp đồng làm ăn" với Trung Quốc . Họ cần bắn tín hiệu cho phía đối tác thì không gì hơn là mang VN ra làm vất tế thần ...Tầu ! Chỉ có điều họ không ngờ việc làm của họ đã chuốc lấy sự phẫn nộ của VN và toàn thế giới, trong đó chắc chắn có cả các bạn Nga !

      Xóa
  2. Làm sao để bài này đến được ông đại sứ Nga? và như một bức thư ngỏ gửi cho Kosyrev.
    Qua đây mới thể hiện rõ một điều : không có kẻ thù vĩnh viễn, không có bạn bè vĩnh viễn mà chỉ có quyền lợi DÂN TỘC là vĩnh viễn.

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh15:21 25/5/14

    Câu chuyện theo tôi nghĩ phức tạp hơn và khó hiểu hơn. Nên nhớ rằng báo đối ngoại NƯỚC NGA NGÀY NAY là một cơ quan báo chí của NHÀ NƯỚC Nga, chứ không phải của tư nhân hay các nhóm độc lập. Vì vậy một bài xã luận như vậy được tung ra trong dịp TT V.Putin sang thăm TQ chắc chắn không chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của nhà báo. Nhưng đó là quan điểm của tòa soạn hay của một cấp lãnh đạo nào đó của Nga thì chưa rõ. Hi vọng đó không phải là quan điểm chính thống của Chính phủ Liên Bang Nga. Hồ Uy Liêm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hoan hô bạn Hồ Uy Liêm lâu nay đứng ngoài "LàngLSQL" đã lên tiếng, tham gia bình loạn. Mong từ nay được nghe nhiều ý kiến của bạn hơn.
      Riêng tôi nghĩ, Đại sứ Nga nói, bài này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả (xem TẠI ĐÂY) - tôi không chấp nhận, mặc dù ông ấy là người đại diện cho nước Nga. Bởi tôi nghĩ không có cấp trên bật đèn xanh thì bài báo không thể được đăng ở 1 tờ báo của Hãng Thông Tấn uy tín như vậy (Hãng này thời LX đã có cơ quan Đại diện tại HN trong nhiều năm). Còn bài trên đây không biết đã được dịch ra tiếng Nga chưa và liệu đã đến tai tác giả và LĐ Hãng RIA Novosti chưa.

      Xóa
    2. Nhất trí với cụ Tiến Hoàn. Hoan nghênh sự xuất hiện giữa đình Làng của cụ Hồ Uy Liêm, mong từ nay cụ xuất hiện thường xuyên cùng các bô lão đàm đạo .

      Xóa
  4. Một bài viết đầy trí tuệ của tác giả ,chắc chắn sẽ khiến cho những cái đầu coi thường VN kiều như Kosyrev phải giật mình. Qua sự việc này, chúng ta lại càng có cơ sở để khẳng định một luận điểm khoa học quan trọng : trong thế giới phẳng hiện nay, ranh giới giữa bạn-thù không hề tĩnh mà luôn động. Tư duy của các nhà lãnh đạo QG vì vậy cũng phải luôn linh hoạt, phải động theo thời thế, không thể khư khư ôm lấy những giáo điều cũ kỹ hoặc định kiến lỗi thời. Kosyrev xét cho cùng chỉ là con tốt đen trên bàn cờ chính trị của Nga được những chính trị gia lão luyện xúi dục uốn éo theo cái lằn ranh bạn thù đó nhằm tranh thủ chút cảm tình của kẻ kình địch lâu nay bỗng nhiên thành "thân hữu" vì đóng vai trò như chiếc phao cứu sinh ! Nhưng ông ta nên nhìn xa một chút : đến lúc nào đó, chính nước Nga của ông sẽ bị TQ cho ăn quả đắng khi họ trở thành siêu cường thế giới. Hẫy đợi đấy !

    Trả lờiXóa