Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Điều gì đang diễn ra ở Kuala Lumpur ?

Hội nghị ASEAN khai mạc : Biển Đông được nêu lên bất chấp Trung Quốc

media 
Áp phích Hội nghị ARF- Kuala Lumpur 2015.Reuters

Ngày 04/08/2015, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 48 chính thức khai mạc tại thủ đô Malaysia. Trọng tâm của hội nghị là mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015. Hồ sơ tranh chấp Biển Đông cũng được đề cập đến, bất chấp phản đối của Bắc Kinh.
Ngoại trưởng Malaysia kêu gọi giải quyết tranh chấp một cách hòa thuận, trong lúc đồng nhiệm Philippines xác định sẽ nêu bật hồ sơ này trong các cuộc họp.
Giới quan sát đặc biệt ghi nhận sự kiện là trong phát biểu khai mạc hội nghị, Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman không quên giành một đoạn cho vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của Hiệp hội ASEAN : « ASEAN có thể và cần phải đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm ra một giải pháp hòa thuận » cho vấn đề Biển Đông.
Đối với Ngoại trưởng Anifah Aman : « ASEAN đã có những bước khởi đầu tích cực, tuy nhiên cần nỗ lực nhiều hơn nữa, và trước tiên hết phải cho thấy là mình giải quyết vấn đề một cách hòa bình, trong tinh thần hợp tác ».
Tuyên bố của Ngoại trưởng Malaysia, nước hiện làm chủ tịch ASEAN đã mặc nhiên bác bỏ các tuyên bố liên tiếp của Trung Quốc trong hai ngày nay, theo đó các Hội nghị ASEAN không phải là diễn đàn để đề cập đến hồ sơ Biển Đông.
Sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân (Liu Zhengmin) lên tiếng, đến lượt chính Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhập cuộc. Phát biểu ngày 03/08/2015 tại Singapore, ông Vương Nghị đã nhắc lại quan điểm của Bắc Kinh là không muốn ASEAN đề cập đến hồ sơ Biển Đông.
Theo nhân vật này « Trung Quốc không hề tin rằng một diễn đàn đa phương là địa điểm thích hợp để giải quyết những tranh chấp song phương ». Ngoại trưởng Trung Quốc không ngần ngại cảnh cáo là nêu vấn đề Biển Đông tại Hội nghị ASEAN sẽ « phản tác dụng » và làm tình trạng đối đầu thêm nghiêm trọng.
----------------------------------------
Theo RFI hôm nay 4/08

3 nhận xét:

  1. Nếu ASEAN thực sự có sự thống nhât về cách giải quyết vấn đề Biển Đông và lời nói của Ngoại trưởng Malaysia được thực hiện, thì câu: " Chó cứ sủa, đoàn người cứ đi" có thể được dùng khi bình luận về hội nghi lần này. Hãy chờ kết quả cụ thể của Hội nghị để nghe và "bình loạn" tiếp.

    Trả lờiXóa
  2. Nguyễn Ngọc Hùng11:35 5/8/15

    Nếu chủ tịch luân phiên của ASEAN là các quốc gia có tranh chấp ở Biển Đông thì giọng điệu sẽ bất lợi cho TQ. Còn nếu là CPC, Thái Lan hay Miama thì vấn đề sẽ khác. Lợi ích quốc gia bao giờ cũng trên hết, rồi mới đến lợi ích phường hội (ASEAN).
    Một yếu tố quan trọng tác động đến "giọng điệu" của mỗi quốc gia ASEAN đối với TQ là quốc gia ấy có biên giới chung với TQ hay không? Anh nào "núi liền núi, sông liền sông" với TQ đều chịu áp lực mọi mặt từ phía TQ, để khó mà nói bất lợi cho TQ được.
    Riêng VN, vừa chịu áp lực từ biên giới trên bộ, vừa chịu áp lực trực tiếp từ tranh chấp trên biển, lại bị TQ chiếm mất Hoàng Sa và nhiều vị trí tiền tiêu ở Trường Sa. Không dễ mà cứ ra mặt chống TQ được đâu! Cứ phải "dĩ bất biến, ứng vạn biến" thôi!

    Trả lờiXóa
  3. Theo tôi, đến cuối năm nay, Asean khó có thể trở thành một cộng đồng QG thực sự; hoặc giả nếu vẫn cố tình tuyên bố thành lập thì cũng sẽ là một công đồng lỏng lẻo, không thể đồng nhất như EU. Bởi giữa các nước ĐNÁ có quá nhiều khác biệt về mọi phương diện, từ lợi ích dân tộc, đến thể chế chính trị, trình độ phát triển kinh tế,đặc trưng và truyền thống văn hóa, tôn giáo, ý thức người dân v.v Rồi sẽ phát sinh đầy mâu thuẫn, thậm chí "xin chào, chia tay,em ngược " kiểu như Hy lạp dọa EU vừa qua..Tuy nhiên chúng ta vẫn cứ theo đuổi mục tiêu thành lập cái cộng đồng này chủ yếu vì lý do an ninh BĐ.Cụ thể là tạo ra một đối trọng tuy không lớn nhưng cũng đủ để TQ phải đắn đo,cân nhắc. Hơn nữa, một khối Asean ngả theo Mỹ chắc chắn không làm Tầu khựa hài lòng vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cái lưỡi bò cuả lão..Trong khi chúng ta không ra mặt đối đầu với TQ thì cách tốt nhất là lẳng lặng liên minh với đa quốc gia để bảo vệ lãnh thổ,chủ quyền và độc lập dân tộc- chủ trương thì đúng nhưng thực hiện khó lắm thay. Theo tôi nếu thằng nào phá đám, làm tay trong cho Tầu thì cho đứng ngoài, mấy nước còn lại cứ kết với nhau, cũng tốt chán, việc gì phải ôm mấy chả cho rách việc? Đó chẳng phải là "ứng vạn biến" ư

    Trả lờiXóa