Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

CHÍNH PHỦ KIẾN NGHỊ : QUYỀN LẬP HIẾN THUỘC VỀ NHÂN DÂN

hiến pháp, quyền lập hiến, trưng cầu dân ý, thu hồi đất
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp góp ý dự thảo báo cáo của Chính phủ về kết quả lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Ảnh: TTXVN

 - Về các nội dung liên quan đến quyền lập hiến của nhân dân, Chính phủ cho rằng cần xác định quyền lập hiến là thể hiện cao nhất chủ quyền nhân dân.
>> Hành pháp cần độc lập tương đối với lập pháp/ Viết điều 4 ngắn gọn, đúng kỹ thuật lập hiến
Cuộc họp chuyên đề về Hiến pháp (HP) của Chính phủ (CP) do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì có kiến nghị nhiều nội dung quan trọng.

Nhân dân thông qua Hiến pháp
Về các nội dung liên quan đến quyền lập hiến của nhân dân, CP cho rằng cần xác định quyền lập hiến là thể hiện cao nhất chủ quyền nhân dân, gồm quyền sáng kiến lập hiến, quyền tham gia góp ý trong quá trình dự thảo HP và cuối cùng là quyền biểu quyết thông qua trưng cầu dân ý.
Trên tinh thần đó, bên cạnh phần khẳng định nhân dân thông qua và thi hành HP ở Lời nói đầu, các điều khoản liên quan khác trong HP cũng cần được sửa đổi, bổ sung tương ứng. Điều 30 (dự thảo hiện tại ghi “công dân có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”) cần được sửa lại, cụ thể hơn: “Công dân có quyền biểu quyết về HP và các việc trọng đại của quốc gia. Trình tự, thủ tục, giá trị hiệu lực của trưng cầu ý dân do luật định”.
Các điều khoản khác quy định về quyền lập hiến, lập pháp cần sửa lại theo hướng QH là cơ quan thực hiện quyền lập pháp (quyết định thông qua luật), còn nhân dân mới là chủ thể của quyền lập hiến. Trong lập hiến, QH có vai trò quan trọng khi đề xuất sửa đổi, bổ sung HP, trong soạn thảo và cũng là cơ quan thông qua HP trước khi đưa ra nhân dân biểu quyết. Nhưng QH không phải là cơ quan lập hiến theo nghĩa quyết định cuối cùng về thông qua HP. Quyền ấy phải ở nơi dân.
Tuy thống nhất việc đưa quy định trưng cầu dân ý về HP vào HP lần này (không áp dụng ngay mà phải để QH ban hành luật Trưng cầu dân ý làm cơ sở cho việc sửa đổi HP sau) nhưng về trình tự, thủ tục (điều 124 dự thảo sửa đổi HP), trong CP lại có ý kiến khác nhau.
10/25 thành viên CP biểu quyết đề nghị quy định: “Dự thảo HP được trưng cầu ý dân sau khi QH thông qua với ít nhất 2/3 tổng số đại biểu QH biểu quyết tán thành. Trình tự, thủ tục trưng cầu ý dân do luật định”. Hiến định như vậy hàm ý biểu quyết HP thông qua trưng cầu dân ý là quyền dân chủ trực tiếp cao nhất, là quyền đương nhiên. Qua đó HP bảo đảm vị trí tối thượng trong đời sống XH.

Ý kiến khác, cũng không quá bán, thuộc về 12/25 thành viên CP biểu quyết, thống nhất như dự thảo: “Việc trưng cầu ý dân về HP do QH quyết định”.

“Theo quy định của luật” chứ không phải “pháp luật”

Ngoài các nội dung trên, CP còn có những kiến nghị HP rất tiến bộ về quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân. CP cho rằng cần ghi nhận nguyên tắc các quyền con người, quyền cơ bản của công dân được bảo đảm thực hiện bằng luật và cũng chỉ có thể bị hạn chế bằng luật.

Trên tinh thần đó, khoản 2 điều 15 dự thảo sửa đổi HP cần giới hạn hẹp hơn nữa căn cứ giới hạn quyền, thành: “Quyền con người, quyền cơ bản của công dân chỉ có thể bị giới hạn bằng luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia và sức khỏe của cộng đồng”. Khác với dự thảo, có thêm hai trường hợp “trật tự, an toàn xã hội”, “đạo đức xã hội” và không có “bằng luật”.

Tương tự, CP đề nghị thay thế cụm từ “theo quy định của pháp luật” thành “theo quy định của luật” ở nhiều quyền cơ bản quan trọng. Bao gồm: Quyền bí mật thư tín (điều 23); quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước (điều 24); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình (điều 26); quyền bảo hộ về sở hữu tư nhân, quyền thừa kế (Điều 33)...

Ý kiến khác nhau về thu hồi đất

CP cũng có kiến nghị rất đáng chú ý liên quan đến thu hồi đấtquyền sử dụng đất. Cụ thể, khoản 3 điều 56 dự thảo sửa đổi HP quy định Nhà nước trưng mua, trưng dụng có bồi thường “theo giá thị trường” với tài sản của công dân. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản, thì khoản 3 điều 58 dự thảo lại quy định Nhà nước thu hồi “có bồi thường theo quy định của pháp luật”.

CP cho rằng quy định như vậy là không rõ ràng và mâu thuẫn với nhau. Vì vậy cần sửa đổi theo hướng Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản, hay thu hồi đất thì đều phải bồi thường theo giá thị trường.
Tuy nhiên, về các trường hợp thu hồi đất, trong CP có ý kiến khác nhau. 11/25 thành viên CP biểu quyết tán thành điều 58 dự thảo sửa đổi HP - Nhà nước thu hồi đất trong ba trường hợp: vì lý do quốc phòng an ninh, vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển KT-XH.
12/25 thành viên CP - tỉ lệ cao hơn nhưng không quá bán - đề nghị không hiến định việc thu hồi đất với trường hợp thứ ba. Thay vào đó, nên để QH thông qua danh mục các dự án phát triển KT-XH quan trọng, vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng mà QH, CP quyết định thu hồi đất. Quy trình, thủ tục thu hồi và bồi thường phải “theo quy định của luật” chứ không nới rộng “theo quy định của pháp luật” như dự thảo.
                                                            Theo Pháp luật TP.HCM
----------------------------------------------
Theo VietNamNet 11/04/2013

8 nhận xét:

  1. TT Dũng lại 1 lần nữa "Ghi điểm" với dân. Dư luận nói vậy, chả biết đùng hay sai. Lần trước, vụ Tiên Lãng, ông bất ngờ phán : Cưỡng chế sai toàn diện ! Rồi lại hối : HP phải khẩn trương đưa vụ án với tội danh giết người, chống người thi hành công vụ ra xét xử (?) Có trời mà biết ! Lần này Dân đang khao khát có sự đổi mới cơ bản trong Hiến Pháp 2013, ông bèn ủng hộ quan điểm "Quyền lập hiến thuộc về Nhân dân ". Ông lại còn bắt ngành CA phải từ bỏ ý thích ( đang bị nhân dân phản ứng gay gắt) muốn ghi tên cha mẹ ruột trong CMTND. Nghe đâu ba vụ này hình như có liên quan gì đó tới chuyện sắp tới " Lấy phiếu tín nhiệm "...Ấy là Mõ nghe hơi nồi chõ, chứ ếch ngồi đấy giếng có biết chi mô ! Chính trường nước mình có mà Trời biết !

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh17:15 12/4/13

    Tuy căm Đặng Tiểu Bình lật lọng đánh ta ,nhưng cũng phải thừa nhận lý thuyết "mèo trắng,mèo đen" của y là khá hợp lý. Lúc này nên dẹp tự ái mà "nuôi mèo" thôi, vì chuột quá dữ ,quá nhiều rồi , không có mèo khó trị nổi. Thời cuộc còn xoay vần, mèo có biến thành hổ hay không còn tùy dân ta ngu hay khôn cơ mà !

    Trả lờiXóa
  3. Tôi teo rõi chỉ có báo điện tử Luật Pháp tp HCM,Vnexpess đưa tin : ý kiến Chính Phủ... Cón các báo chính thống khác,VTV im tịt.
    Ý kiến Chính phủ (tất nhiên do Thủ tướng chủ trì) là tác nhân lái tình hình góp ý kiến cho Hiến Pháp mới theo một hướng khác đó là "Trưng cầu ý dân về nôi dung Hiến pháp mớ"i(nhân dân thông qua Hiến Pháp)-nhân dân quyết địnhchứ không phải chỉ Quốc Hội thông qua.Khốn nỗi Luật "Trưng cầu dân ý" được giao cho ông Phạm Quốc Anh Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam chuẩn bị hơn 10 năm nay chưa được thông qua (cõ lẽ vì sợ không kiễm soát được tình hình,hoặc không tin vào nhân dân) .
    Các vỵ lãnh đạo cao nhất Nước ta lại nhức đầu về ý kiến này.
    Theo tôi ý kiến này tích cực hơn,son g không khả thi.

    Trả lờiXóa
  4. Với tình trạng chính trường như hiện nay, thật khó xác định ai là mèo trắng, ai mèo đen và ai là ..chuột ! Dường như trong chuột có mèo, trong mèo trắng có mèo đen v.v người dân cứ bị xoay như đền cù. Đủ các loại đòn tung ra giữa hai bên, khiến chính tà, thật giả lẫn lộn. Tôi cứ sợ rằng mấy quả vừa qua của Ô CP cũng chỉ nhằm mục tiêu mua điểm ,thoát hiểm trước mắt, không phải thật lòng vì nước vì dân lâu dài. Bởi lẽ, trưng cầu dân ý trong điều kiện chưa có luật, trình độ dân trí rất thấp - đặc biệt là nông dân _- lại bị khống chế v.v rất dễ mang tính hình thức, tương tự góp ý HP bằng "sổ đỏ" vừa qua. Vì vậy, xin nhất trí với phân tích của bạn KC : ý kiến " không khả thi ".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh09:25 14/4/13

      Thuở nhỏ, nghe bà ru cháu ,có câu: "Thằng khờ có cái đùi heo. Sợ chuột ăn mất bắt mèo bỏ vô!".Phải thừa nhận dân ta từ ngàn xưa đã khờ rồi. Đâu mèo đâu chuột theo tôi chả quan trọng. Miễn làm sao giữ được cái "đùi heo" là được !

      Xóa
    2. Cụ nhắc một lời ru thâm thúy mà lại rất ta( chỉ thế mà thôi).

      Xóa
  5. Hiện tượng này tôi cho là "bất thường". Thậm chí là 1 cú "ngoặt" rất ngoạn mục của đ/c X,Y nào đó .Và 1 thông tin quan trọng như thế mà tại sao chỉ có báo Pháp luật Tp.HCM và mạng VNN đưa tin, trong khi những tờ báo cỡ "anh cả đỏ" như Nhân dân , QDND ( ngay cả VTV, VOV )cũng im bặt !
    Lại thêm chuyện tham nhũng động trời về BĐS ở thủ đô từ thời ông Tổng Trọng còn làm Bí thư HN cũng được khui ra, đặt lên bàn ông Tân trưởng ban Nội chính TW (?)
    Những động thái này báo hiệu điều gì sẽ xảy ra tại 2 kỳ họp Đàng và QH vào giữa tháng 5 sắp tới ???

    Trả lờiXóa
  6. Rõ ràng đ/c X cùng phe cánh đang tổng phản công trước thềm bỏ phiếu .. Chuyến du đấu xuyên Việt của X cũng nhằm mục tiêu ghi điểm tại các địa phương, chứ nội dung chỉ đạo chẳng có gì mới,loanh quanh dăm câu ba điều chung chung . Việc khơi ra chuyện BĐS của HN nhằm một mũi tên hai cái đích : vừa dằn mặt Ô Tổng vừa lùa Ô Bá vào thế kẹt vì hai thầy trò sẽ buộc phải .. nện nhau theo kiểu một mất một còn. Nếu không thì đâu còn uy nữa . Thật là thâm kiểu Tầu .
    Có một giả thuyết cho rằng nước ta cần một ông Gooc-bốn -chốp để chuyển hướng cơ bản. Người ấy có thể là ông X, Y v.v. Sẵn sàng lên ngôi tổng thống rồi tuyên bố giải tán cả mớ luôn .
    Dù sao mọi cái rồi cũng phải đến hồi kết, chỉ có điều "ai thắng ai " còn là ẩn số khó lường.

    Trả lờiXóa