Đoàn văn Vươn phút đầu tiên trước Tòa |
Một phiên tòa gọi là " công khai" mà phải huy động hàng trăm nhân viên công vụ thuộc nhiều lực lượng chìm nổi khác nhau với các trang thiết bị chuyên nghiệp để ngăn cản dân thường, hạn chế tối đa báo giới ( thậm chí người nhà của 06 bị cáo) đến tham dự là điều không thể thuyết phục công luận trong và ngoài nước.
Đã nhân danh CÔNG LÝ , là Nước CHXHCNVN thì không việc gì phải cấm đoán người đến dự. Chính sự hụt hẩng về thông tin này khiến người ta phải tìm đến các nguồn thông tin khác. Đúng sai đến đâu, chưa biết, nhưng đây cũng lại thêm một trận thua nữa của đội quân Tuyên Giáo TW vốn đang rất lúng túng thúc thủ bỏ trống cả trận địa giữa tình hình nước sôi lửa bòng hiện nay .
Sau đây là bản tin của TTO
XÉT XỬ VỤ ÁN ĐOÀN VĂN VƯƠN : LÀM RÕ HÀNH VI PHẠM TỘI .
Phiên tòa diễn ra dưới sự chủ tọa của thẩm phán Phạm Đức Tuyên.
Tại phần xét hỏi, bị cáo Đoàn Văn Vươn đã thừa nhận mọi
hành vi phạm tội của mình, từ việc tổ chức mua súng, thuốc nổ để chống
lại lực lượng cưỡng chế.
8g sáng, hai bị cáo được tại ngoại gồm Nguyễn Thị
Thương (43 tuổi, vợ của ông Vươn) và Phạm Thị Báu (tức Hiền, 31 tuổi, vợ
của Đoàn Văn Quý) vào phòng xét xử. Tiếp đó, các bị cáo Đoàn Văn Vươn
(50 tuổi), Đoàn Văn Quý (47 tuổi), Đoàn Văn Sịnh (56 tuổi), Đoàn Văn Vệ
(39 tuổi) được dẫn giải vào phòng xét xử.
Phiên tòa có sự tham gia đầy đủ của 12 luật sư gồm 11
luật sư bào chữa cho các bị cáo và 1 luật sư bảo vệ quyền lợi cho các bị
hại.
HĐXX cũng đưa thêm các vật chứng của vụ án gồm hai bình gas, dây dẫn kíp nổ... là công cụ được các bị cáo sử dụng gây án.
Đại diện viện kiểm sát giữ quyền công tố đã công bố cáo
trạng. Theo đó, năm 1993, Đoàn Văn Vươn được UBND huyện Tiên Lãng giao
21 ha đất bãi bồi ngoài đê biển quốc gia thuộc xã Vinh Quang với thời
hạn sử dụng 14 năm kể từ ngày 4-10-1993.
Trong quá trình đắp bờ, ông Vươn đã lấn chiếm ra ngoài
diện tích được giao 19,3 ha, UBND huyện Tiên Lãng đã ra quyết định xử
phạt vi phạm hành chính và tiếp tục giao bổ sung phần đất lấn chiếm này
cho ông Vươn để nuôi trồng thủy sản, thời hạn sử dụng đến ngày
4-10-2007.
Ngày 7-4-2009, UBND huyện Tiên Lãng ra Quyết định số
461/QĐ-UBND thu hồi diện tích 19,3 ha đất nói trên do hết thời hạn sử
dụng.
Do không đồng ý với quyết định thu hồi đất, ông Vươn đã
khởi kiện đến Tòa hành chính Tòa án nhân dân TP Hải Phòng. Sau khi Tòa
hành chính Tòa án nhân dân TP Hải Phòng giải quyết và giữ nguyên Quyết
định số 461/QĐ-UBND, ngày 24-11-2011, UBND huyện Tiên Lãng ra Quyết định
số 3307/QĐ-UBND về việc cưỡng chế thu hồi đất đối với diện tích 19,3 ha
và ban hành kế hoạch tổ chức cưỡng chế.
Quyết định thu hồi đất và kế hoạch cưỡng chế được UBND
huyện thông báo cho ông Vươn, đồng thời chỉ đạo tổ chức đoàn thể, chính
quyền địa phương giải thích, vận động nhưng ông Vươn vẫn không chấp
nhận.
Sau khi nhận được thông báo của UBND huyện về việc
cưỡng chế thu hồi đất đầm, ông Vươn đã nhiều lần cùng anh em trong gia
đình gồm Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Thoại, Phạm Thái bàn bạc
quyết tâm giữ lại khu đầm bằng mọi cách, ý đồ chuyển từ tranh chấp dân
sự hành chính sang vụ án hình sự.
Các bị cáo đã làm hàng rào ngăn lối đi, làm mìn tự tạo
chôn trên đường vào, mua xăng để đốt và dùng súng hoa cải bắn vào lực
lượng cưỡng chế.
Sáng 5-1-2012, khi tổ công tác số 3 của UBND huyện Tiên
Lãng tiến hành rà phá vật liệu cháy, nổ trên đường dẫn vào khu đầm do
Vươn đang quản lý, đến sát hàng rào thứ nhất cách nhà ông Quý khoảng
40m, ông Quý đã kích nổ mìn tự tạo làm bình gas tung lên, nhưng do bình
gas không phát nổ nên không ai bị thương.
Tổ công tác thực hiện trách nhiệm của mình tiếp tục
tiến đến hàng rào thứ hai thì bị ông Quý dùng súng hoa cải bắn. Sau đó,
Quý tiếp tục cầm khẩu súng thứ hai bắn vào nhóm bên phải chuồng chăn
nuôi làm một số người bị thương... Ông Quý và ông Thoại cầm súng bỏ
trốn.
Hành vi của các bị cáo đã làm 7 người bị thương, có người bị thương tích giảm 43% sức lao động.
Đại diện viện kiểm sát khẳng định hành vi của các bị
cáo Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Vệ, Đoàn Văn Sịnh phạm tội
giết người; các bị cáo Phạm Thị Báu, Nguyễn Thị Thương phạm tội chống
người thi hành công vụ.
Tại phần xét hỏi, bị cáo Vươn đã khai nhận hành vi phạm
tội của mình. Cụ thể, sau khi nhận được thông báo về việc cưỡng chế,
các bị cáo đã bàn bạc về việc làm hàng rào để ngăn cản lực lượng cưỡng
chế, đặt mìn và sử dụng súng bắn.
VỤ ÁN ĐOÀN VĂN VƯƠN : " Phiên tòa xử đẹp ! "
Phần I
Sáng nay phiên tòa khai mạc, đúng như dự đoán “Lực
lượng công vụ nhiều hơn hàng nghìn lần người tham gia tố tụng, không
một người dân nào được tham gia phiên tòa nếu không có giấy mời hoặc
triệu tập của Tòa”. Lực lượng triển khai nhiều ngả đường,…dù lý do gì thì cũng đều không hay, bởi lẽ:
Một là: Nếu vì người dân ở nhiều nơi quá bức xúc muốn kéo về đây để phản đối phiên tòa,..thì mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân không được giải quyết, đây là mầm mống của hậu họa và thể hiện sự rơi vãi đâu đó mất niềm tin của dân với chính quyền;…
Hai là: Sợ kẻ địch, kẻ xấu,.. lợi dụng thì cũng không chấp nhận được, vì: nếu ta làm đúng – ta sợ gì ai? “kẻ địch là ai? ai là kẻ địch” thì nói rõ cho dân biết để phòng tránh! “thêm bạn, bớt thù”, tại sao để cho “kẻ địch, kẻ xấu,…” nhiều thế? Nếu họ nói đúng sự thật thì phải khen vì Đảng đã chỉ rõ “Phải nhìn thẳng vào sự thật…” kia mà! Nếu sợ hội chứng thông tin thì phải xử lý mấy “ông râu da trắng” nào đó ở nước ngoài đã phát minh ra Internet,…chứ đâu phải dân ta; “diệt cỏ phải diệt tận gốc” sao lại xử lý mấy người “ấm ớ” sử dụng?!
Các luật sư đến tòa được chăm sóc
chu đáo: để xe từ xa đi bộ vào tòa gần nửa km; qua một phòng kiểm tra
giấy tờ, sang phòng bên gửi điện thoại (mặc dù cả khu vực tòa đã bị phá
sóng); tiếp đến một trạm kiểm tra giấy tờ, trạm cuối cùng là đưa cặp và
người qua máy soi rồi mới được vào tòa;…
Nguyên tắc Hiến định: “Xét xử công khai”, mọi công dân đủ năng lực hành vi đều có quyền tham dự phiên tòa đang bị vô hiệu trên thực tế, “nói một đàng, làm một nẻo” thì dân tin sao?
Tòa tạm dừng buổi trưa, ra ngoài
đường công cộng, tôi và một số luật sư đang đứng nói chuyện với chị
Thương (vợ Anh Vươn) và chị Hiền (vợ anh Quý), bỗng nhiên có một người
măc thường phục đeo biển “Ban tổ chức” ra ngăn cản cuộc nói chuyện. Tôi bực mình quá, đành phải thốt lên: “Này
Anh! Nên bỏ vào đầu một chút kiến thức; đây là quyền của chúng tôi; anh
sai nhưng nếu tôi chống lại thì sẽ bị xử lý về chống người thi hành
công vụ như vụ án này đây!” buồn quá!
Ngày hôm nay, nhiều tình tiết tại
phiên tòa làm cho anh em luật sư và báo chí tham dự bàng hoàng,..nhưng
anh chị em fb cho tôi đi ăn cơm đã, về sẽ viết tiếp phần 2;…
PHẦN 2:
Phần mở đầu phiên tòa: Luật sư
Hùng (bào chữa cho anh Vươn) đề nghị thay đổi toàn bộ Hội đồng xét xử
với lý do: thẩm quyền điều tra truy tố và xét xử thuộc thẩm quyền của
Tòa án Quân sự. Hội đồng xét xử vào nghị án và ra quyết định bác đề nghị
của luật sư Hùng với lý do đã được Tòa án Thành phố Hải Phòng và Tòa án
Nhân Dân Tối Cao trả lời khiếu nại của luật sư Hùng và khẳng định thuộc
thẩm quyền của Tòa án Nhân Dân Thành phố Hải Phòng xét xử.
Đa số các bị cáo đều tố cáo trong
giai đoạn điều tra bị đánh đập, bức cung, mớm cung, dụ cung. Có nhiều
trường hợp đưa giấy trắng ép bị cáo ký khống vào.
Cả Hội trường giật mình khi anh
Đoàn Văn Vệ khai trong quá trình điều tra có một điều tra viên đưa điện
thoại cho anh Vệ gọi về cho vợ đã đưa cho điều tra viên hai lần. Một lần
20 triệu và một lần 10 triệu. Điều tra viên hứa sẽ lo cho anh Vệ không
có tội; nhưng sau đó không thấy kết quả vì vậy anh Vệ đề nghị thay đổi
điều tra viên nhưng không được đáp ứng.
Vài tình tiết như vậy, các anh chị em FB đã đủ no buổi tối chưa? Hehe…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét