ĐẠO BÙA ĐỀN HÙNG LÀ DO BÍ THƯ TỈNH ỦY PHÚ THỌ CHỈ ĐẠO ĐỂ TRẤN YỂM
> Cận cảnh hòn đá lạ tại đền Hùng
> Sớm làm sáng tỏ 'hòn đá lạ' ở Đền Hùng
BĐH- Xin có ý kiến trước khi các cụ đọc bài này - 1 bài báo mới đăng trên Tiền Phong Online, rằng đây chưa phải là kết luận cuối cùng của cho vụ " hòn đá lạ ". Nhiều học giả vẫn hoài nghi và cách đặt "hòn đá lạ" trong chốn linh thiêng như Đền Hùng rất cần phải chẩn chỉnh .
> Sớm làm sáng tỏ 'hòn đá lạ' ở Đền Hùng
BĐH- Xin có ý kiến trước khi các cụ đọc bài này - 1 bài báo mới đăng trên Tiền Phong Online, rằng đây chưa phải là kết luận cuối cùng của cho vụ " hòn đá lạ ". Nhiều học giả vẫn hoài nghi và cách đặt "hòn đá lạ" trong chốn linh thiêng như Đền Hùng rất cần phải chẩn chỉnh .
TPO - Theo lý giải, viên đá có thể hóa giải bùa yểm
xấu, trấn trạch bình an, tạo năng lượng vũ trụ cho Đền Thượng
khiến quốc gia được hưng thịnh, tốt đẹp.
Sau khi lãnh đạo tỉnh Phú Thọ yêu cầu ông Nguyễn
Tiến Khôi, nguyên Giám đốc Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền
Hùng, hiện là Chủ tịch Hội sử học tỉnh Phú Thọ, giải trình về sự hiện diện và các vấn đề xung
quanh “Hòn đá lạ” ở Đền Thượng mà dư luận những ngày qua rất
quan tâm, ông Khôi và cả ông Nguyễn Minh Thông, một đại tá quân
đội, hiện là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Phương Đông
(ở Hà Nội), người được xem là tác giả nắm rõ nhất nguồn
gốc, ý nghĩa của hòn đá đặt tại đây, đã có văn bản trả lời
về vấn đề này.
Ông Nguyễn Tiến Khôi khẳng định viên đá ngọc ở Đền Thượng là rất tốt. |
Trao đổi với Tiền Phong sáng 14/4/2013,
ông Khôi nói thời kỳ năm 2008-2009 khi chuẩn bị hoàn thành tu bổ
khu di tích Đền Hùng, một số lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đã chỉ
đạo ông tìm một người giỏi để “làm công tác tâm linh” cho Đền
Hùng.
Ông Khôi đã đến Bộ VHTTDL nhờ tìm thầy, và đã
được một số cán bộ thuộc Bộ này giới thiệu đến gặp ông
Thông, người rất được tin cậy, kính trọng trong lĩnh vực tâm
linh. Khi đó phía Phú Thọ cũng đã đồng ý, vì ông Thông cũng
chính là người có hiểu biết uyên thâm từng cùng ông Nguyễn Hữu
Điền (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ) tìm ra huyệt đạo xây dựng
Đền thờ Mẫu Âu Cơ (cạnh Đền Hùng).
Với Đền Quốc Tổ Lạc Long Quân, ông Thông cũng
là người được Phú Thọ mời đến với trọng trách xử lý những
vấn đề tâm linh liên quan. Và lần này, bước vào tu sửa Đền
Thượng, ông Thông cũng được ông Nguyễn Hữu Điền mời về.
Khi sửa nền Đền Thượng, cán bộ và công nhân
phát hiện có một viên gạch lạ, có in chữ Hán, ông Thông nói
với ông Khôi và lãnh đạo tỉnh Phú Thọ, có ý kiến là viên
gạch này tựa như bùa yểm xấu (còn gọi yểm đảo, không rõ ai
đặt dưới nền cát, có từ bao giờ...) nên sau khi hoàn thành tu
sửa Đền Thượng thì rất nên có đá đặt ở Đền để trấn yểm
“phản” lại viên gạch yểm xấu kia.
Văn bản trả lời của ông Nguyễn Minh Thông (đề
ngày 20/3/2013) mới đây lên tỉnh Phú Thọ, cho biết viên gạch nọ
được Phú Thọ nhờ Trung tâm của ông Thông nghiên cứu, xem xét.
Một số nhà khoa học, chuyên gia ngoại cảm đã
vào cuộc hội thảo nhiều lần, khẳng định viên gạch này có từ
cuối thời Trần, do đạo sỹ của quân Nguyên Mông mang đến đặt.
Thời đó phía Nguyên Mông bị thua trận vì bị nhà Trần ta đánh
tan ba lần, đã cử đạo sỹ được cải trang sang nước Nam ta, dùng
thủ đoạn yểm bùa gạch này tại Đền Thượng, trên viên gạch được
ghi “Đánh đổ đức sáng Vua Hùng (hiện còn lưu giữ tại bảo
tàng Đền Hùng).
Nên Trung tâm của ông Thông đã lên kế hoạch tìm
một viên đá ngọc xanh có nhiều năng lượng tốt lành, có khả
năng hóa giải các hung khí và tiếp nhận năng lượng tốt của tinh
tú trời đất cho Đền Hùng. Điều này đã được ông Khôi và một
số lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đồng ý.
Theo ông Khôi, từ năm 2009 đến nay, hòn đá (như Tiền Phong đã mô tả trong bài viết trước) chắc chắn đã làm tốt nhiệm vụ của nó, với ý hóa giải bùa yểm phương Bắc, trấn trạch bình an, tạo năng lượng vũ trụ cho Đền Thượng khiến quốc gia được hưng thịnh, tốt đẹp.
Theo ông Thông, đã may mắn có ông Nguyễn Đình
Khảm, Giám đốc một Cty đá quý trong Hội liên hiệp đá quý Việt
Nam (ở Hà Nội) công đức viên đá ngọc xanh này.
Đá cũng đã được các chuyên gia thẩm định chất
lượng, đo năng lượng, rồi được chạm thêm ngọc rubi và nhiều
loại ngọc quý khác.
Mặt trước đá chạm: “Trận đồ bát quái thiên tinh
Phật Tổ Như Lai” dựa trên trận đồ bát quái trong Binh thư yếu
lược của nhà Trần và theo mô phỏng của Từ điển thuật ngữ quân
sự, gọi là Thiên tinh vì ghép tượng hình chòm sao Bắc Đẩu và
trận đồ của Đức Thánh Trần ứng dụng khi đánh quân Nguyên Mông.
Trên mặt của Trận đồ còn có câu mật chú thiền
phái Mật Tông làm tăng hòa quang của Phật và độ linh, độ uy của
Phật để giải hóa bách nạn, bách khổ, bách bệnh cho nhân dân.
Ông Thông khẳng định phải có linh khí của Phật
thì mới cùng với linh khí của Đức Thánh Trần kết hợp thì
mới hóa giải được bùa phép nguy hiểm đã bị yểm đảo của giặc
phương Bắc.
Văn bản trả lời của ông Thông cho biết tiếp, mặt
sau của viên đá ngọc, phía trên là Ấn của Vua Hùng (mà hiện
Khu di tích đang dùng), dưới có chạm lá bùa giải bách họa cho
nhân dân mà các nhà sư đi tu ai cũng biết.
Từ ngày được hóa giải đến nay, ông Thông cho
rằng tỉnh Phú Thọ và Khu di tích Đền Hùng được đánh giá là
phát triển rất tốt đẹp. Theo năm tháng, viên đá ngọc sẽ ngày
càng tích năng lượng thu phát, các địa phương khác cùng với Phú
Thọ cùng được hưởng phúc. Ông cũng cam đoan viên đá đang rất
linh ứng và hiệu nghiệm.
Được biết, nghi lễ nhập trạch Đền Thượng cùng
với lễ dâng ngọc hóa giải bùa yểm đã được tổ chức hết sức long
trọng và trang nghiêm.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Tiến Khôi và ông Trần
Xuân Các (hiện là Giám đốc Ban quản lý Khu di tích Đền Hùng),
sau dịp Quốc Giỗ này, Phú Thọ sẽ tổ chức hội thảo khoa học,
tập hợp những ý kiến đóng góp của nhiều chuyên gia, nhà khoa
học, để có trả lời rõ ràng về “Hòn đá lạ” mà cộng đồng cư
dân mạng đang xôn xao.
Đền Hùng bây giờ thay đổi nhiều quá so với mấy năm trước đây,khi nào có dịp,đặc biệt lại mới tìm thấy hòn đá lạ,khi nào có dịp bọn mình sẽ tới thăm lại đền.
Trả lờiXóaTrả lời lý do và quá trình xuất hiện một hòn đá lạ mà phải mất mấy tháng. Các nhà CHỨC TRÁCH hay các nhà TẮC TRÁCH.
Trả lờiXóaCái lối làm ăn RÙA BÒ này, dân nghèo là phải !
May là bọn xấu nó không đặt quả mìn, nếu có thì chắc phải điều tra vài năm.
Ngày xưa động 1 tý là bị quy kết " Mê tín dị đoan", bố bảo ai dám nói chuyện đặt bùa ngải trừ ma tà hay trấn trạch cầu may. Bây giờ tiến lên XHCN , quần chúng "lòng tin" ngày một rơi vãi, mọi người phải tìm lại niềm tin ở các đấng siêu nhiên, huyền bí ! Trong vụ này các Đảng viên CS lại hăng hái gương mẫu đi hàng đầu ! Chẳng biết đâu mà lần !
Trả lờiXóaTôi cho rằng tin ở chính mình mới là đúng nghĩa, còn tin ở hòn đá chẳng rõ cội nguồn , cả cái ông Thông gì đó chưa đủ để khẳng định điều gì! Nhiều người cho rằng nên đem bỏ hòn đá đó đi ! Tại sao thời kỳ CM và KC thì không cần mà bây giờ thì lại từ đâu rước hòn đá lạ đem tới ?
Trả lờiXóaTôi nghĩ nên bỏ ngay cái hòn đá bùa chú gì gì đi vì nơi linh thiêng chỉ nên có cây cỏ hoa lá và cháu con đến cầu cúng chỉ nên dâng hương hoa hoặc bánh chưng bánh dầy ( như ông con rể Sơn tinh xưa) mà thôi. Cái cần nhất là cầu tổ tiên phù hộ cho con dân nước Việt này sống an bình cùng thiên nhiên trời ban và quật chết hết bọn cướp nước , bán nuóc để giữ lấy nước( như Bác đã tâm sự với bộ đội của Người) cho các đời sau.
Trả lờiXóaTôi hoàn toàn nhất trí với các Cụ làng ta. Thêm một lẽ nữa. Đền Hùng là tài sản văn hóa, tinh thần và tâm linh chung của cả dân tộc VN, đâu phải là của riêng ông bí thư Tỉnh hay BQL di tích ? Rồi họ muốn làm gì thì làm, sửa sang tùy ý, bịa đặt thêm các hủ tục như xin ( thực chất là bán ) ấn, bùa, đoc thần chú như đạo Giáo bên Tầu, ,đưa vào lấy ra tùy thích mọi thứ có trong đó . Không được. Bây giờ NN lại càng cẩn thận vì đã được UNESCO công nhận rồi, Bộ văn hóa DL TT cần ra một qui chế quản lý di tích tỷ mỉ ,hẳn hoi, không cho phép làm những việc tương tự như vừa qua.
Trả lờiXóaRiêng đạo bùa này, việc tự ý đưa vào đã sai, nội dung ý nghĩa cũng còn mơ hồ, đặc biệt có một chi tiết quan trọng chưa được làm sáng tỏ. Ai chính là tác giả của hòn đá ? cần trực tiếp yêu cầu người ấy giả trình ý nghĩa của nó chứ không chỉ căn cứ vào kiến thức của mấy vị GS...
Nếu không tìm được tác giả, hoặc có gì mờ ám ở đây thì cương quyết bỏ ra ngoài, không nên để ở đền Thượng.
Chuyện hòn đá lạ này đầu tiên do một số người phát hiện rồi viết bài gửi cho các trang mạng lề dân ( Báo chí Lề Đảng không đâu dám đăng vì nghi ngờ tác giả "gây rồi", bôi nhọ ...) Người đeo đuổi sát sao nhất là TS Nguyễn Xuân Diện ( chủ Tễu Blog). Mãi gần đây Báo Tiền Phong mới đề cập vấn đề này và ngay lập tức nó tạo nên luồng dư luận yêu cầu phải làm rõ xuất xứ và trách nhiệm của những người được phân công " Gác đền" ! Đề tài này nhiều trang mạng đề cập đến với hàng trăm comment rất nghiên túc . Các cụ có thể dễ dàng tìm đọc để hiểu rõ hơn .
Trả lờiXóa