Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

TRUNG QUỐC CÓ THỰC SỰ GIẦU MẠNH ?

BĐH- Gần đây người Trung Quốc hay nói về "Giấc mơ Trung Quốc" và " Trỗi dậy một cách hòa bình". Nói cho văn vẻ và trấn an thế giới thì thế, nhưng thực ra họ đang thực hiện giấc mơ Đại Hán bành trướng mà ngàn đời bây giờ mới có cơ hội thực hiện. Vậy sự thực là gì? Xin trích đăng một vài nhận định của một tác giả mới đây đăng tải trên một mạng xã hội để các cụ tham khảo .

Trung Quốc không vững vàng như họ tưởng, 
mà chỉ là một sự phá sản chưa tuyến bố. 

Nó sẽ không thể duy trì lâu mức tăng trưởng kinh tế giả tạo bằng những chi tiêu công cộng, bằng cách sản xuất rồi tồn kho vì không bán được, bằng cách xây dựng những thành phố không người ở và những cầu đường không cần thiết. Nếu cách quản lý kinh tế này mà không dẫn tới phá sản thì phải vất bỏ tất cả mọi kiến thức và kinh nghiệm về kinh tế. Sự phá sản của mô hình Trung Quốc là chắc chắn và càng che đậy lâu bao nhiêu sự sụp đổ sẽ càng đau đớn bấy nhiêu.

Với một cái nhìn bình tĩnh, ta có thể nhận định rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã có được nhờ hai yếu tố ; một là vì thế giới hy vọng sự hợp tác sẽ khiến Trung Quốc chuyển hóa về dân chủ và hòa nhập vào thế giới ; hai là vì trong gần ba thập niên lý thuyết kinh tế thời thượng tại các nước giàu đã là lý thuyết kích thích tăng trưởng bằng tiêu thụ tối đa và nhập khẩu thả cửa. Nhưng hiện nay tình thế đã thay đổi hẳn. Trung Quốc đang trở thành một đe dọa cho hòa bình và một thách thức đối với các giá trị phổ cập, thế hợp tác đang nhường chỗ cho thế kình địch. Mặt khác, chính sách phát triển kinh tế bằng tiêu thụ và nhập khẩu đã được nhận diện là rất sai và, từ nay, ưu tư hàng đầu của mọi chính quyền là giữ cân bằng ngân sách và cán cân thương mại. Trung Quốc đã cố che giấu những khó khăn bằng một chính sách tín dụng liều lĩnh và bằng cách gia tăng chi tiêu công cộng với kết quả là khối tín dụng phình lên một cách nguy hiểm. Vào năm 2008, khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, khối tín dụng của Trung Quốc được ước lượng là 9.000 tỷ USD, ngày nay con số này là 23.000 tỷ USD, nghĩa là gấp bốn lần tổng sản lượng nội địa (GDP), trong đó một nửa là nợ khó đòi. Chưa kể khối tín dụng mà các công ty quốc doanh lớn cho các công ty nhỏ vay được ước lượng vào khoảng 200% GDP. Đó là những dấu hiệu rất báo động.  Sự phá sản của Trung Quốc không còn che giấu được bao lâu nữa. Thực ra nó đã bắt đầu xuất hiện. Ngay lúc ông Trương Tấn Sang đang ở Trung Quốc thì ngân hàng lớn thứ tư của Trung Quốc, Trung Quốc Ngân Hàng, đã hết khả năng hoàn trả và chỉ được cứu nguy nhờ sự can thiệp khẩn cấp của Ngân hàng trung ương. Trong cùng thời gian, lần đầu tiên Trung Quốc đã phải bỏ một dự án phát hành công khố phiếu vì không có người mua. Hiện nay, mười lăm (15) trong số mười sáu (16) ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc có trị giá chứng khoán thấp hơn trị giá kế toán, nói nôm na là lỗ và nguy ngập. Dư luận đã rất xôn xao khi Hoa Kỳ và Pháp bị mất điểm AAA và tụt xuống hàng AA+, nhưng ngày nay mức độ tín nhiệm của kinh tế Trung Quốc chỉ còn là A- với qui chế "theo dõi quan ngại" (negative watch), nghĩa là còn có thể giảm nữa theo các định chế đánh giá (rating agency).

Và Trung Quốc không chỉ sắp phá sản về mặt kinh tế mà còn đang bị hủy diệt về môi trường. Sông cạn, đất khô, nước không uống được, không khí không thở được. Chính sự tồn tại của Trung Quốc đang bị đe dọa.( Trích)

3 nhận xét:

  1. Tôi vừa co chuyến đi "Phượt" trong 12 ngày qua Quảng Tây,Quảng Đông ,tiếp xúc với nhiều người Trung Quốc .Tôi đọc Vnexpress thì biết Trung Quốc đang thiếu tiền mặt,khi nói điều đó với các bạn Trung Quốc họ đều công nhận những khó khăn trên đang ảnh hưởng đến cuộc sống của từng gia đình.Những gì nền kinh tế Trung Quốc đạt được trong 30 năm là rất to lớn,song tôi rất dễ nhân ra,dân trí không thay đổi được bao nhiêu so với sự tăng trưởng kinh tế. Nếu đem so sánh với các nước Đông Âu,Liên Xô cũ mà tôi có điều kiện so sánh thì dân trí Trung Quốc còn rất lâu,rất lâu nữa mới đạt được.Khi một đất nước gia62un lên mà dân trí phát triển chưa tương xứng thì sẽ dẫn đến những mâu thuẫn xã hội rất quan ngại. KC

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết trên và những minh chứng qua thực tế của bạn TKC đã cho hiểu rõ thêm về TQ. Mong sao sự phá sản về kinh tế sẽ cản trở họ thực hiện chính sách bành chướng Đại Hán của họ.

    Trả lờiXóa
  3. Những bài viết thuyết phục về số liệu như thế này cần phổ biến cho nhiều người rõ giúp ta nhìn rõ cái thực trạng cốt lõi( bọn TN hải khoái từ này) không bền cả kinh tế xã hội của cái thằng đang lăm le ngoạm cả trái đất này.

    Trả lờiXóa