(NLĐO)- Cục Hàng không Việt Nam ngày 12-1 bác bỏ tuyên bố "hết sức sai trái và phi lý" của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi liên quan tới việc đưa máy bay ra đá Chữ Thập.
Trung Quốc xâm phạm nghiêm
trọng chủ quyền của Việt Nam khi điều máy bay dân sự cỡ lớn ra đá Chữ
Thập thuộc quần đảo Trường Sa - Ảnh: News.cn
Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) ngày 12-1 đã phát thông cáo báo chí liên quan đến trả lời của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi liên quan đến hoạt động của tàu bay Trung Quốc trong Vùng thông báo bay (FIR) Hồ Chí Minh.
Cụ thể, ngày 11-1, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung
Quốc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã trả lời câu
hỏi của phóng viên liên quan đến thông cáo báo chí của Cục HKVN liên
quan đến hoạt động của tàu bay Trung Quốc trong FIR Hồ Chí Minh.
Về việc này, Cục HKVN tuyên bố như sau: “Cục Hàng không Việt Nam tiếp
tục nhắc lại tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày
7-1-2016, kiên quyết phản đối mọi hoạt động của Trung Quốc, dù dưới bất
kỳ hình thức nào, liên quan đến Đá Chữ Thập hoàn toàn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam”.
Thông cáo báo chí cũng cho hay ngày 30-12-2015, ngay sau khi có thông
báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam về thông báo của Đại sứ quán Trung Quốc,
Cục HKVN và Tổng công ty Quản lý bay
Việt Nam đã tổ chức kiểm tra công văn, điện văn, fax, e-mail, điện tín
tại tất cả các cơ quan, đơn vị có địa chỉ liên quan đã được công bố
trong Tập thông báo tin tức hàng không Việt Nam (AIP) và liên lạc trực
thoại của các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu liên quan của Việt Nam từ
00 giờ ngày 28-12 đến ngày 29-12-2015 (trong đó kiểm tra hơn 19.000
điện văn hàng không); hoàn toàn không nhận được bất cứ thông báo nào như
phía Trung Quốc tuyên bố.
Ngoài ra, Cục HKVN khẳng định việc thông báo của cơ quan ngoại giao
Trung Quốc cho cơ quan ngoại giao Việt Nam không thể thay thế cho việc
thông báo bay và thiết lập liên lạc thoại trong vùng trời có kiểm soát
với cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu theo quy trình hàng không để đảm
bảo an toàn và điều hòa cho các hoạt động bay.
Bên cạnh đó, Cục Hàng không Việt Nam thấy rằng Người phát ngôn Bộ
Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra nhiều lập luận sai trái và nguy hiểm, uy
hiếp đến hoạt động bình thường và an toàn hàng không tại Biển Đông.
Cụ thể, việc Trung Quốc tuyên bố “các chuyến bay thử nghiệm và hiệu
chuẩn của Trung Quốc tới sân bay mới xây dựng trên Vĩnh Thử (cách Trung
Quốc gọi đá Chữ Thập của Việt Nam) là hoạt động hoàn toàn nằm trong phạm
vi chủ quyền của Trung Quốc” là cố tình khẳng định toàn bộ hành lang
bay từ Đảo Hải Nam qua Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh đến bãi Chữ Thập
thuộc vùng trời chủ quyền của Trung Quốc. Đây là tuyên bố hết sức sai
trái và phi lý, trực tiếp đe dọa đến hoạt động bình thường và an toàn
hàng không dân dụng tại biển Đông.
Với tuyên bố “Trung Quốc đã quyết định rằng các chuyến bay sẽ được
thực hiện bằng tàu bay dân dụng như các hoạt động hàng không công vụ.
Theo quy định của luật pháp quốc tế,
hoạt động hàng không công vụ không bị ràng buộc bởi Công ước về Hàng
không dân dụng quốc tế và các quy định có liên quan của Tổ chức Hàng
không dân dụng quốc tế (ICAO), thuộc phạm vi hoạt động của các quốc gia
có chủ quyền”, Trung Quốc cho rằng việc tàu bay của Trung Quốc bay vào,
bay cắt ngang hệ thống đường hàng không quốc tế đã được các quốc gia
liên quan và ICAO thiết lập hoàn toàn là quyền tự do của Trung Quốc mà
không phải tuân thủ bất kỳ quy định, quy tắc quốc tế nào về an toàn hàng
không. Đây là tuyên bố làm dấy lên sự lo ngại sâu sắc của Việt Nam cũng
như cộng đồng hàng không quốc tế về trách nhiệm của một quốc gia đối
với vấn đề bảo đảm an toàn hàng không.
Cục HKVN bác bỏ hoàn toàn tuyên bố ngày 11-1-2016 của Người phát ngôn
Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi. Một lần nữa Cục HKVN kiên quyết phản
đối hành động nêu trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt
ngay, không tái diễn các hoạt động bay tương tự và có hành động thiết
thực, cụ thể góp phần duy trì an toàn hàng không ở Biển Đông. “Về phía
các cơ quan quản lý điều hành bay của Việt Nam, chúng tôi vẫn đang hết
sức nỗ lực giám sát chặt chẽ, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho các hoạt
động bay bình thường trong các Vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý” -
thông cáo cho biết.
Trước đó, hôm 11-1, Trung Quốc tuyên bố Việt Nam "cáo buộc Bắc Kinh
vô căn cứ" khi cho rằng các chuyến bay thử nghiệm ở bãi đá Chữ Thập vi
phạm quy định của hàng không quốc tế và đe dọa an toàn hàng không khu
vực.
Liên quan đến hoạt động bay của Trung Quốc, như đại diện Cục Hàng không Việt Nam đã nhiều lần khẳng định, cơ quan quản lý FIR Hồ Chí Minh của Việt Nam không hề nhận được bất kỳ thông báo nào của Trung Quốc về kế hoạch bay như họ nói.
Ông Lê Hải Bình cho biết vào ngày 30-12-2015, khi đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội thông báo cho đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam về việc Trung Quốc sẽ sử dụng tàu bay dân sự thực hiện các chuyến bay ra đá Chữ Thập, Việt Nam đã ngay lập tức phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ hành động này.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định việc Trung Quốc tuyên bố coi việc cho máy bay ra đá Chữ Thập là “các hoạt động hàng không quốc gia” thực chất là nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với quần đảo Trường Sa, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Mặt khác, việc Trung Quốc cho máy bay bay ra đá Chữ Thập cho dù là dưới bất kỳ danh nghĩa nào với cách làm như vừa qua cũng đều ảnh hưởng đến an ninh an toàn tự do hàng không ở Biển Đông; đi ngược lại các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Chicago năm 1944 về Hàng không dân dụng và các Phụ lục liên quan đến Quy tắc bay qua vùng trời quốc tế, đặc biệt là Phụ lục 2 và Phụ lục 11.
"Một lần nữa, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc bay ra đá Chữ Thập, không có thêm các hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, an ninh an toàn tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông" - Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng
Ngày 12-1, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ
Việt Nam kiên quyết bác bỏ các quan điểm sai trái trong phát biểu của
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 11-1 liên quan đến việc
tàu bay Trung Quốc bay ra sân bay mà Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp
trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, và một lần nữa
khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo
Trường Sa cũng như đối với quần đảo Hoàng Sa.Liên quan đến hoạt động bay của Trung Quốc, như đại diện Cục Hàng không Việt Nam đã nhiều lần khẳng định, cơ quan quản lý FIR Hồ Chí Minh của Việt Nam không hề nhận được bất kỳ thông báo nào của Trung Quốc về kế hoạch bay như họ nói.
Ông Lê Hải Bình cho biết vào ngày 30-12-2015, khi đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội thông báo cho đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam về việc Trung Quốc sẽ sử dụng tàu bay dân sự thực hiện các chuyến bay ra đá Chữ Thập, Việt Nam đã ngay lập tức phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ hành động này.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định việc Trung Quốc tuyên bố coi việc cho máy bay ra đá Chữ Thập là “các hoạt động hàng không quốc gia” thực chất là nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với quần đảo Trường Sa, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Mặt khác, việc Trung Quốc cho máy bay bay ra đá Chữ Thập cho dù là dưới bất kỳ danh nghĩa nào với cách làm như vừa qua cũng đều ảnh hưởng đến an ninh an toàn tự do hàng không ở Biển Đông; đi ngược lại các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Chicago năm 1944 về Hàng không dân dụng và các Phụ lục liên quan đến Quy tắc bay qua vùng trời quốc tế, đặc biệt là Phụ lục 2 và Phụ lục 11.
"Một lần nữa, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc bay ra đá Chữ Thập, không có thêm các hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, an ninh an toàn tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông" - Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.
---------------------------------------
Theo Người Lao động
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét