Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Thông tin trước khi công bố : Ông Trọng tái đắc cử chức Tổng bí thư

  • BBC-27 tháng 1 2016
Ban Chấp hành Trung ương khóa XII vừa bỏ phiếu bầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Tổng bí thư.
Vị trí Tổng bí thư thuộc về ông Nguyễn Phú Trọng, 72 tuổi, người được tái đắc cử nhằm mục đích bảo đảm "kế thừa và đoàn kết" trong nội bộ Đảng CSVN.
Hôm thứ Tư 27/1, Đại hội XII nghỉ họp, trong khi các ủy viên mới được bầu hôm 26/1 họp Hội nghị Trung ương lần thứ nhất, bỏ phiếu chọn ra cơ quan lãnh đạo cao nhất của mình.
TBT Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử thành công
Bộ Chính trị mới được nói có 19 vị, tăng ba người so với trước.
Danh sách Bộ Chính trị cho tới tận trước khi bầu gây nhiều chú ý và đồn đoán, vì dựa vào đó có thể suy luận ra ai sẽ đứng đầu các lĩnh vực quan trọng nhất của nền chính trị, kinh tế và xã hội Việt Nam.
 Tuy danh sách này ngày thứ Năm 28/1 mới chính thức công bố, một số nguồn tin trong nước cho BBC hay Bộ Chính trị mới bên cạnh ông Nguyễn Phú Trọng có các ông bà (xếp theo thứ tự alphabet):
  1. Trương Hòa Bình: Chánh án tòa án Nhân dân Tối cao, nguyên trung tướng công an
  2. Nguyễn Văn Bình: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
  3. Phạm Minh Chính: Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương, nguyên trung tướng công an
  4. Hoàng Trung Hải: Phó Thủ tướng
  5. Vương Đình Huệ: Trưởng ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bộ trưởng Tài chính
  6. Đinh Thế Huynh: Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương
  7. Tô Lâm: Thượng tướng, Thứ trưởng Công an
  8. Ngô Xuân Lịch: Đại tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
  9. Trương Thị Mai: Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.
  10. Phạm Bình Minh: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao
  11. Nguyễn Thị Kim Ngân: Phó Chủ tịch Quốc hội
  12. Nguyễn Thiện Nhân: Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Phó Thủ tướng
  13. Tòng Thị Phóng: Phó Chủ tịch Quốc hội
  14. Nguyễn Xuân Phúc: Phó Thủ tướng
  15. Trần Đại Quang: Đại tướng, Bộ trưởng Công an
  16. Đinh La Thăng: Bộ trưởng Giao thông Vận tải
  17. Võ Văn Thưởng: Phó bí thư thường trực TP HCM 
  18. Trần Quốc Vượng: Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao

Lãnh đạo các ngành

Có thể thấy trong danh sách ở trên, bốn ủy viên Bộ Chính trị mới xuất thân công an, hai người thuộc quân đội.
Với sắp xếp như vậy, nếu như ông Trần Đại Quang lên làm Chủ tịch nước thì ông Tô Lâm sẽ trở thành Bộ trưởng Bộ Công an. Bộ trưởng Quốc phòng sẽ là Đại tướng Ngô Xuân Lịch.
Ông Võ Văn Thưởng nhiều khả năng sẽ trở thành Bí thư Thành ủy HCM thay ông Lê Thanh Hải.
Một điều mà nhiều nhà quan sát cho là bất ngờ, là việc ông Đinh La Thăng lọt vào Bộ Chính trị.
Việc ông Phạm Bình Minh trở thành ủy viên Bộ Chính trị cũng là một diễn biến được quan tâm, được cho là sẽ nâng cao vị thế của ngành ngoại giao Việt Nam.
Ông Phạm Bình Minh là con trai của cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch, người chủ trương chống ảnh hưởng của Trung Quốc và do vậy không được ủng hộ của Bắc Kinh.
Một câu hỏi mà các nhà bình luận đang tìm cách giải đáp là ai trong các ủy viên trên sẽ thay thế ông Nguyễn Phú Trọng khi ông rút lui vào giữa nhiệm kỳ trong vài năm tới.
-------------------------------------------------
Theo BBC

2 nhận xét:

  1. Vũ Cao Phan ( Bạn LSQL) bình :Sự ổn định cũng là cần thiết cho thời kỳ phát triển rất quan trọng của Việt Nam sắp tới.
    Nhưng theo tôi nếu ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được bầu lại làm Tổng Bí thư, ông cũng chỉ nên tái tại vị tối đa nửa nhiệm kỳ.
    Những người được thấy sẽ kế tục ông cũng đã là các cụ cứng cựa cả, đâu còn cần chăm sóc, chỉ bảo nữa.

    Trả lờiXóa
  2. ông Nguyễn Thế Kỷ - Phó Ban Tuyên giáo TW. Giám đốc Trung tâm Bao chí đại hội , nhận xét : Đại hội thì có rất nhiều nội dung nhưng thực ra thì nội dung nhân sự luôn luôn được quan tâm. Nhất là nhân sự cấp cao gồm những ai. Và trong số những người cấp cao đấy thì ai sẽ là người cao nhất thì người ta quan tâm thì tôi cho rằng điều này dễ hiểu. Tuy rằng khi mà đồn thổi thì cũng có thông tin đồn thổi sai. Tất nhiên là có những người suy đoán theo chủ quan của mình, theo mong muốn của mình. Nhưng cũng có người suy đoán có thể đi theo hướng bôi nhọ người này mà tâng bốc người kia thì cái điều này gọi là miệng lưỡi thế gian. Nhưng mà cũng có một số thông tin được coi là “xấu độc” tức là “xuyên tạc” mà cho là "nội bộ mất đoàn kết". Thậm chí là “tranh giành quyền lực”, “tranh giành ghế của nhau”, “đấu đá đang đến hồi gay cấn” thì tôi cho rằng nói như thế thì không đúng.

    Trả lờiXóa