Việc ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là mang tính lịch sử, khách quan; nhưng cùng với điều này, cần bổ sung cụ thể hơn về cơ chế chịu trách nhiệm, cơ chế giám sát của nhân dân đối với Đảng để “không cho phép Đảng lãnh đạo trở thành đảng trị, với những đặc quyền đặc lợi”.
Đó là những nội dung được thảo luận rất sôi nổi tại buổi tọa đàm góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (HP) 1992 do tạp chí Cộng Sản phối hợp với ĐHQG TP.HCM tổ chức sáng 9-3.
Đề cập tới vấn đề trên, trong tham luận của mình, ông Trần Trọng Tân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương, cho rằng: “Việc ghi nhận Điều 4 trong HP chẳng những xác định vai trò lãnh đạo của Đảng mà còn là chỗ dựa pháp lý để Nhà nước quản lý tổ chức và hoạt động của Đảng, buộc Đảng phải tuân thủ theo những điều kiện như đã nêu trong HP”. Ví dụ như những quy định: “Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình; các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ của HP và pháp luật”. Theo ông Tân, “nếu Đảng không tự xây dựng được mình theo những điều kiện đó thì Đảng không có tư cách là Đảng lãnh đạo”.
Ông Trần Trọng Tân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương, đề nghị HP cần ghi rõ địa chỉ chịu trách nhiệm của Đảng trước nhân dân đối với việc thực hiện Điều 4. Ảnh: NN.
Bên cạnh đó, ông Tân cũng cho rằng nhân dân cần có ý thức về những điều kiện nêu ra ở Điều 4 để giám sát việc xây dựng Đảng, buộc Đảng phải tuân thủ HP và pháp luật; phải tôn trọng Quốc hội (QH), cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất do dân bầu ra; không cho phép Đảng lãnh đạo trở thành đảng trị, với những đặc quyền đặc lợi. Bản thân những đại biểu QH do dân bầu ra, cũng căn cứ vào Điều 4 để đấu tranh làm cho QH tiếp thu và thực hiện đường lối chủ trương đúng của Đảng, đồng thời phải đóng góp ý kiến để QH phê bình xử lý kỷ luật khi có dấu hiệu Đảng vi phạm các điều kiện đã quy định tại điều này.
Càng nghiêm thì uy tín càng cao
Góp ý thêm cho Điều 4, ông Tân đề nghị HP cần ghi rõ địa chỉ chịu trách nhiệm của Đảng trước nhân dân đối với việc thực hiện Điều 4. Cụ thể: “Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Tổng bí thư) là người chịu trách nhiệm trước QH về việc thực hiện quy định tại Điều 4”. Đồng thời bổ sung vào chế định Hội đồng HP (Điều 120, chương X) về vấn đề này. Cụ thể là: “Hội đồng HP kiểm tra việc thực hiện quy định ở Điều 4 của Tổng bí thư. Khi xét thấy có dấu hiệu vi phạm, kiến nghị QH có xử lý kỷ luật thích đáng từ khiển trách, cảnh cáo đến đề nghị BCH Trung ương Đảng bầu lại Tổng bí thư theo một thời gian được quy định”. “Vậy mới nghiêm, mà càng nghiêm thì uy tín của Đảng trước dân càng cao” - ông Tân nhấn mạnh.
Liên quan tới vấn đề này, TS Hoàng Văn Lễ, nguyên Tổng Biên tập tạp chí Sổ tay Xây dựng Đảng TP.HCM, cũng cho rằng: HP cần bổ sung nội dung để xác lập trách nhiệm của Đảng trong việc trả lời chất vấn trước QH về quá trình thực hiện sự lãnh đạo của mình. “Khi đã xác lập sự lãnh đạo của Đảng thì Đảng phải trả lời những gì nhân dân thắc mắc về việc ban hành các chủ trương, chính sách lớn, cũng như việc phân công bố trí cán bộ thuộc thẩm quyền” - ông Lễ lý giải cho đề xuất của mình.
Tuy nhiên, TS Nguyễn Thị Cành, Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM, cho rằng với tính chất QH kiêm nhiệm là chủ yếu như hiện nay, cùng với việc phân quyền chưa rõ ràng thì sẽ rất khó thực hiện việc chất vấn trách nhiệm của Đảng trước QH. Đồng tình, TS Nguyễn Hữu Nguyên, Trung tâm Nghiên cứu kinh tế miền Nam, phân tích: Tình trạng như hiện nay, khi đại biểu QH vừa mang vai đại biểu dân cử, vừa mang vai cán bộ trong chính quyền lại vừa là lãnh đạo cấp ủy thì quả thực sẽ rất khó thực hiện việc giám sát cũng như chất vấn về trách nhiệm của Đảng trước QH.
---------------------------------------------------------------Nguồn : Pháp luật Tp.HCM
Toàn những ý kiến thoạt nghe hay ra phết nhưng bất khả thi.Đã là toàn trị thì mà nói giám sát phải nhờ ông trạng Quỳnh chăng?
Trả lờiXóaMôt người như ông Trần Trọng Tân đưa ra ý kiến như vậy chứng tỏ nguy cơ dẫn đến "đảng trị" đang hình thành trong suy nghĩ của ông.Điều đó nhiều trí thức Việt Nam đã nhận thấy từ lâu.
Trả lờiXóaHiến pháp mới cần vì nó bảo đảm cho một nền dân chủ hoàn thiện hơn,giúp cho người dân được tự do hơn,giúp cho nền kinh thị trường (vốn coi là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản mà Đảng CSVN đả lưa chọn thay cho nền kinh tế kế hoạch hóa XHXN)phát triển hài hòa hơn.Có như vậy dân tộc ta mới phát triển bển vững.
Rất mâu thuẫn khi bản thân nhửng người đứng đứng đầu đất nước hiện nay không muốn nhân dân có ý kiến khác sự dẫn dắt của mình khi nói về Hiến pháp mới.Đó là hành động thiếu dân chủ trong đời sống xã hội.
Cám ơn BBT Luson.quelam đã chiếu cố cho chữ to lên. Bây giờ đọc đã tốt rồi. Kính chào !
Trả lờiXóaCám ơn BĐH QL blog đã đưa nhiều vđ thời sự nóng bỏng để dân cư làng đọc, hiểu và bàn luận đa chiều, DÂN CHỦ như vậy!
Trả lờiXóaEm xin mạn phép phát biểu ý kiến cá nhân: Những đề xuất trên chỉ nên đưa vào điều lệ Đảng chứ vào HP thì hơi...lố ! Hì...hì
Qua bài này càng thấy "một bộ phận không nhỏ " cán bộ đV,kể cả những người từng có chưc quyền đã bắt đầu nhìn thấy hiện trạng " đảng trị " và ..bức xúc lắm rồi. Những đề xuất của Ô Tân cũng quí nhưng vẫn thuộc họ hàng anh " Tự Mâu " nên khó thực hiện. Dù sao tôi cũng xin đưa ra ý này để các cụ lai rai xem thử. Tôi cho rằng trong khi đành chấp nhận điều 4 thì phải tăng thêm quyền lực cho QH nhiều hơn nữa. QH muốn có quyền thực sự, làm được chức năng như Ô Tân kiến nghị, lại cần giảm tối đa số đại biểu là đảng viên ( chỉ là thiểu số nhỏ ) mà đưa nhiều người không đảng phái vào, đặc biệt là trí thức và doanh nhân . Muốn thế lại phải tổ chức bầu cử QH thật sự dân chủ, kể cả vận động bàu cử của các Hội quần chúng, và cá nhân tự ứng cử, có quốc tế giám sát. Nghĩ mãi mới ra cài mẹo ấy vì chưa thể bỏ đ4 như TQ, cũng chưa thể có đa đảng, vậy phải dùng ngay QH để tạo quyền lực mạnh cho nhân dân giám sát Đảng và chính phủ do đảng thành lập ( Nói Đảng nhưng thực chất là chỉ có đặc quyền đặc lợi của một số người - bầy sâu mà thôi ). Nếu QH vẫn nằm trong tầm khống chế của đại đa số ĐV và Đảng đoàn thì mọi sự coi như ...vứt, nói theo khẩu khí của Cụ Ba làng ta.
Trả lờiXóaCám ơn BĐH đã thay nền đen và chữ trắng, đọc rất rõ chứ không khó như trước. Về ý kiến ông Tấn, tôi thấy thêm vào HP ( mục 4 ) như vậy quá nhiều và rườm rà. Theo tôi toàn bộ chỉ cần thay chữ Đảng cộng sản VN thành đảng cầm quyền là đủ. Đảng cầm quyền thay đổi theo từng thời gian và là Đảng được nhân dân tín nhiệm bầu lên. Các cụ đừng sợ. Nếu thật sự đảng CS xứng đáng thì sẽ là đảng cầm quyền. Nhưng đừng ép buộc một cách mặc định như vậy.
Trả lờiXóaVề giao diện của Blog Làng Cu Lờ, chúng tôi đặt yêu cầu là "dễ đọc", không chuộng cầu ký hoa lá cành . Cụ nào cũng "thất thập cổ lai hy" rồi. Mắt mờ , phản ứng chậm, giao diện rối quá cũng bất tiện. Nhưng cũng có cụ nhìn chữ trắng trên nền đen kêu là ...nhức mắt. Không biết có phải ý kiến của nhiều cụ không ? Nếu đúng xin cho biết để chúng tôi chỉnh sửa.
XóaCac đảng viên cs đang phân hóa.Ban lãnh đao đang bối rối.chung ta chờ cuộc CM mời.
Trả lờiXóaTham gia trao đổi trong phạm vi cư dân Làng ta cũng nhằm mục đích " vận động não bộ" tránh rơi vào tình trạng trì trệ "thiểu năng trí tuệ". Chúng ta là những công dân tốt, nhưng còn biết tư duy. Mà " Chúng ta tuy duy, nghĩa là chúng ta tồn tại " ! Hoan hô thày giáo Duy Khắc đã xuất hiện trở lại. Mong gặp cụ thường xuyên hơn trên sân đình Làng ta .
Trả lờiXóaDù sao thì tiếng nói của ông Trần Trọng Tân cũng mở ra 1 hướng tích cực so với bản dự thảo của Ban soạn dự thảo . Có lẽ cái gì mới quá cũng là hòn đá tảng khó vượt qua, hãy chung tay nhấc nó lên để con đường ta đi rộng mở . Tôi nhớ thơ Bác Hồ ( Trích) :
Trả lờiXóaHòn đá to
Hòn đá nặng
Chỉ một người
Nhấc không đặng
Hòn đá nặng
Hòn đá bền
Chỉ ít người
Nhấc không lên
Hòn đá to
Hòn đá nặng
Nhiều người nhấc
Nhấc lên đặng
Hoan nghênh các độc giả đã quan tâm đến HP, thực ra phần lớn dân đen họ không cần biết HP là gì, nếu có thì cũng chỉ là có lợi cho những kẻ có quyền và dân đen lúc nào cũng phải cẩn thận...
Trả lờiXóa