Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

TT DŨNG VÀ NỀN KTTT "ĐỊNH HƯỚNG QUYẾT LIỆT" (Phần 1)

Trần Ngân-Việt studies

nguyen-tan-dung-cung-cong-ty-bao-ve-nhay-gangnam-styleNgày 27/06/2006, Quốc hội bầu ông Nguyễn Tấn Dũng lên làm Thủ tướng. Trong cuộc trả lời trực tuyến đầu tiên của một thủ tướng Việt Nam vào ngày 9/2/2007, ông dùng rất nhiều từ “quyết liệt”. Trong toàn bộ cuộc trả lời được ghi tại đây (Chính phủ, 9/2/2007), thủ tướng Dũng đã ít nhất 7 lần dùng từ “quyết liệt” trong mọi lĩnh vực, từ điều hành kinh tế, văn hóa xã hội tới chống ùn tắc giao thông, chống tham nhũng…
Thực ra thủ tướng Dũng không phải vị lãnh đạo cao cấp đầu tiên dùng từ “quyết liệt”. Các vị tiền nhiệm của ông như Võ Văn Kiệt hay Phan Văn Khải cũng có dùng từ này nhưng với tần suất rất thấp, chỉ đôi khi mới nghe thấy. Nhưng từ khi thủ tướng Dũng lên nắm quyền thì từ “quyết liệt” được dùng rất nhiều ở Việt Nam. Có thể khẳng định chắc chắn là do thủ tướng rất thích dùng từ này nên đã tạo ra một trào lưu ăn theo nói leo của đám cấp dưới đến nỗi theo tác giả bài này, có thể gọi thủ tướng là “Dũng quyết liệt” và nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây là “Nền kinh tế thị trường theo định hướng quyết liệt”.
Trong từ điển tiếng Việt, “quyết liệt” được định nghĩa là “kiên quyết” và “mãnh liệt”. Điều này cho thấy những người hay dùng từ “quyết liệt” là những người có “quyết tâm” cao, rất nhiệt huyết trong công việc, cống hiến hết mình, liên tục làm việc với cường độ cao để đạt được kết quả cao nhất trong công việc. Trong một nền hành chính còn trì trệ như ở Việt Nam thì nếu có những người thật sự “quyết liệt” như vậy thì quá là đáng quý quá. Vậy ở đây chúng ta thử điểm lại những lĩnh vực mà thủ tướng Dũng đã chỉ đạo “quyết liệt” xem hiệu quả của những chỉ đạo này tới đâu.
  1. 1.  Quyết liệt tăng trưởng kinh tế
Thủ tướng Dũng là người thích tăng trưởng cao nên tất nhiên đây là lĩnh vực được thủ tướng ưu tiên “quyết liệt”. Ngay khi mới nhận chức, vào cuối năm 2006, khi họp Chính phủ:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tập trung chỉ đạo quyết liệt, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ KT-XH năm 2006 (Chính phủ, 1/12/2006)  
Trong kỳ họp Chính phủ tháng 10/2007, dù lạm phát đã tăng cao ở mức nguy hiểm nhưng thủ tướng vẫn chỉ thị:
… để đạt mục tiêu tăng GDP 8,5% trong năm 2007, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương phải tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp chỉ đạo mạnh mẽ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề ra từ đầu năm đến nay. (Chính phủ, 6/10/2007)
Vào tháng 12/2007, lạm phát đã tăng hơn 12% nhưng khi họp bàn về kế hoạch cho năm 2008, thủ tướng Dũng vẫn chỉ đạo trước cho năm mới:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Điều hành quyết liệt ngay từ đầu năm 2008 để đạt tăng trưởng GDP 9% và chỉ số tăng giá cả thấp hơn tốc độ tăng GDP (Chính phủ, 24/12/2007)
Sang năm 2009, khi bàn kế hoạch cho năm 2010:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết tăng trưởng GDP năm 2009 ước tính ở mức 5,2%, thấp nhất trong 10 năm gần đây. Trong năm 2010 Chính phủ sẽ thực hiện quyết liệt 6 biện pháp để đạt tăng trưởng GDP 6,5%, thu nhập bình quân đầu người 1.200 USD. (Tiền phong, 20/10/2009)
Sang tới năm 2013, thủ tướng vẫn tiếp tục “quyết liệt”:
Trong phiên họp thường kỳ tháng 2 của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP và 02/NQ-CP…(Chính phủ, 28/2/2013)
Không rõ hiệu quả của sự “quyết liệt” trong điều hành và chỉ đạo của thủ tướng Dũng tới đâu mà từ khi thủ tướng lên cầm quyền, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có xu hướng thấp hơn hẳn giai đoạn trước đó (và có rất nhiều khả năng là sẽ còn tiếp tục thấp trong thời gian tới):

Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam, 2002-2012
Đơn vị: %
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
7,08
7,34
7,79
8,44
8,17
8,5
6,23
5,32
6,78
5,89
5,03
Nguồn: Tổng cục Thống kê
  1. 2.   Quyết liệt chống lạm phát
Do hậu quả của chính sách mở rộng đầu tư để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế mà sau khi thủ tướng Dũng lên nắm quyền, lạm phát bắt đầu có xu hướng tăng cao. Ngay từ năm 2007, thủ tướng Dũng đã tỏ ra “quyết liệt” với lạm phát. Trong cuộc họp ngày 12/8/2007 với các Bộ, ngành:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Quyết liệt kiềm chế tốc độ tăng giá thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP. (Chính phủ, 12/8/2007)
Sang năm 2008, đợi mãi lạm phát chưa xuống, thủ tướng lại tiếp tục “quyết liệt” nhiều lần nữa, ví dụ:
Thủ tướng vừa chỉ đạo các bộ, ngành quyết liệt kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô những tháng cuối năm…(Vneconomy, 26/6/2008)
Sau đó, do lạm phát là vấn đề nóng nên thủ tướng liên tục chỉ đạo “quyết liệt” về vấn đề này, chẳng hạn:
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2010, Thủ tướng đã yêu cầu các Bộ, ngành địa phương tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bình ổn thị trường, giá cả. (Infotv, 3/12/2010)
Các năm sau cũng thế:
“Các bộ, ngành, địa phương phải tiếp tục thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, kiên trì, đồng bộ các giải pháp và các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ về bình ổn giá cả thị trường, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội”. (Petrotimes, 5/5/2011)
Họp với các địa phương ngày 25/12/2012 về kế hoạch cho năm 2013, thủ tướng cũng căn dặn:
 Các địa phương cố gắng, quyết liệt kiểm soát ngay trong tháng một tới. Quy luật hàng năm cho thấy CPI quý một chiếm tỷ lệ lớn trong lạm phát cả năm. (Vnexpress, 26/12/2013)
Chỉ tiếc là tốc độ tăng trưởng GDP càng được thủ tướng “quyết liệt” chỉ đạo thì càng giảm trong khi lạm phát được chỉ đạo “quyết liệt” thì lại ngày càng tăng.

Tỉ lệ lạm phát của Việt Nam, 2002-2012
Đơn vị: %
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
4
3
9,5
8,4
6,6
12,63
19,9
6,88
11,75
18,58
6,81
Nguồn: Tổng cục Thống kê
 ( Còn nữa )

5 nhận xét:

  1. Tôi nghĩ với một hệ thống chính trị như ở Việt Nam hiện nay thì việc có một Thủ tướng như ông NTD là sự việc bình thường. Như ông Nguyễn Văn An nói:"Các thiếm khuyết đó là lỗi hệ thống" để lý giải cho những yếu kém của đội ngũ cán bộ chiến lươc cũa Đảng công sản Việt Nam.Như vậy hệ thống chính trị này đã lạc hậu so với yêu cầu phát triển của dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
    Nếu tự bản thân ĐCSVN không có một sự thay đổi cách mạng toàn diện,vẫn cứ theo nếp như ngày hôm nay thì có lẽ khoảng 8 năm nữa( cho dến Đại hội 13) hệ thống chính trị này sẽ không còn chỗ đứng trong xã hội Việt Nam.Nếu như vậy sẽ là một sáo trộn xã hội rất lớn . Tôi không mong như vậy .Hãy chờ vậy. KC

    Trả lờiXóa
  2. Hai từ QUYẾT LIỆT có lẽ chỉ để cho cán bộ cao cấp chứ người mũ chữ, ngồi đáy giềng như tôi cả đời chẳng dùng đến nó 1 lần. Chẳng hiểu các cán bộ cao cấp dùng nó với mục đích gì : đánh bóng mình, khoe khoang sự quyết tâm hay TRìNH ĐỘ quản lý của mình trong việc lãnh dạo đất nước...Cám ơn BBT Luson.quelam đã giả thích cho tôi 2 từ này. Xin chào!

    Trả lờiXóa
  3. Quyết Liệt; Nhiều lệnh quyết liệt quá. Ai nghĩ ra quyết liệt =quyết +liệt giỏi thật. Những lệnh này lấy tiền ở đâu ra mà làm nhỉ? ngân sách = tiền của dân, +ODA tiền vay nợ mà rồi con cháu phải trả còn khoản nợ của ba tàu sẽ trả bằng tài nguyên và chủ quyền của cái nước này.

    Trả lờiXóa
  4. Qua những con số thống kê chính thức được đưa ra, có thể kết luận : Ông TT đã, đang và sẽ quyết rất nhiều việc khiến nền kinh tế VN...liệt hẳn ! Chỉ xin lấy một ví dụ. Hồi nọ ông quyết liệt thành lập một loạt các tập đoàn KTNN, quyết liệt rót vốn cho họ, quyết liệt cho họ kinh doanh đa ngành v.v Đến khi đổ vỡ, nợ xấu đầm đìa đến triệu tỷ ,ông lại quyết liệt tái cơ cấu từng tập đoàn, chia tách, thu gom, giải thể tùm lum v.v. mà không đặt trong sự đổi mới toàn bộ thể chế chính trị cũng như cơ cầu lại nền kinh tế ở tầm vĩ mô nói chung. . Vì vậy tôi xin cược mười ăn một : càng quyết tái cơ cấu riêng rẽ , mang tính đối phó cục bộ nhất thời như vậy, cỗ xe KT VN sẽ càng liệt thêm !

    Trả lờiXóa
  5. dân miền tây Nam bộ khi nói âm ghep ie thường mât âm i .Ví dụ tiền nói tền, triệu nói trệu.Những cái quyết liêt thành quết lệt.Dân Bắc noi lái thành lết quệt .Ta hình dung đó là tình cảnh người ăn xin vừa lê lết vừa quệt mồ hôi. có nghĩa là họ quyết liệt biến dân thành............

    Trả lờiXóa