Đã có một số lần
chiến đấu cơ Nga xâm nhập vào không phận của Thổ Nhĩ Kỳ kể từ khi chiến
dịch không quân của Moscow tại Syria được bắt đầu.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng
đã bắn hạ máy bay của Syria xâm nhập không phận Thổ tại biên giới.
Ankara đã và đang khẳng định giới hạn chủ quyền một cách rõ ràng và
chẳng ai nghi ngờ rằng nếu chiến đấu cơ của họ bay lạc vào Thổ Nhĩ Kỳ
một lần nữa thì họ có thể hứng chịu một phản ứng mạnh mẽ.
Nhưng sự việc ngày hôm 24/11 có phần phức tạp hơn thế.
Tất
nhiên, hai bên đều có cách giải thích khác nhau. Tổng thống Nga
Vladimir Putin khẳng định rằng máy bay Nga đã không ở trong không phận
Thổ Nhĩ Kỳ và thực ra bị bắn hạ trên phần lãnh thổ Syria.
Thổ Nhĩ
Kỳ nói rằng chiến đấu cơ này đã được cảnh báo nhiều lần về việc xâm nhập
không phận của họ và khi phi cơ này không nghe lệnh thì bị bắn rơi. Vấn
đề là theo bản đồ radar mà phía Thổ Nhĩ Kỳ công bố thì chiến đấu cơ
Sukhoi của Nga được mô tả là bay lấn vào không phận thổ Thổ Nhĩ Kỳ.
Phi
cơ Nga bay qua một khu vực nhỏ của Thổ Nhĩ Kỳ giáp Syria - một dải đất
đất nhỏ mà máy bay phản lực loại nhanh chỉ cần ít phút là bay qua.
Vì vậy, nếu máy bay bị bắn rơi, như phía
Thổ Nhĩ Kỳ nói, sau khi bay vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ, người ta cũng có
thể nói nó bị bắn rơi trên đường bay ra khỏi lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tất
nhiên cũng có chuyện khác cần bàn tới. Không quân Nga đã và đang hỗ trợ
cho quân đội Syria tấn công lực lượng dân quân sắc tộc Thổ ở trên bộ
tại miền bắc Syria.
Những nhóm dân quân này được hậu thuẫn, và
được cấp vũ khí ở mức độ nào đó, bởi nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ, và
Ankara đã không tán thành các cuộc không kích của Nga chống lại họ.
Vì
vậy, phải chăng Thổ Nhĩ Kỳ đã phản ứng thái quá với việc Nga xâm nhập
không phận? Hay là Ankara đang rất cần một cơ hội để gửi một thông điệp
mạnh mẽ đến Moscow?
Dù đó là gì thì Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang không
có chiến tranh, và mặc dù có lời lẽ cứng rắn, đặc biệt là từ ông Putin,
thì vụ này có thể cuối cùng sẽ chỉ còn là một bài học kinh nghiệm.
Tuy nhiên, vụ việc xảy ra vào một thời điểm rất tinh
tế và nó một lần nữa cho thấy rõ sự phức tạp của xung đột đa chiều tại
Syria.
Vụ đánh bom phi cơ dân dụng của Nga mà nhóm Nhà nước Hồi
giáo ở Ai Cập tuyên bố vào tháng trước, chiến dịch tấn công dữ dội của
Moscow vào các mục tiêu của IS dường như cho thấy rằng Nga, phương Tây
và các nước Ả rập ôn hòa đang có cùng mục tiêu.
Tuy nhiên, các
cuộc không kích của Nga chống lại các cứ điểm của dân quân sắc tộc Thổ
cho thấy Moscow vẫn còn ý định củng cố chế độ của Tổng thống Syria
Bashar al-Assad chống lại một số đối thủ khác, bất kể điều gì đang xảy
ra khi chống IS. Thổ Nhĩ Kỳ có thái độ thù địch sâu sắc với chế độ Syria
và muốn ông Assad ra đi càng sớm càng tốt. Vì vậy, xét ở góc độ này,
Thổ Nhĩ Kỳ bất hòa với Moscow.
Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như Iran, Ả Rập
Saudi và các nước Ả rập ôn hòa khác, tất cả đều ít nhiều chịu sự ảnh
hưởng từ một Syria hình thành ra sao từ từ cuộc khủng hoảng này, và Nga
cũng vậy.
Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây không ưa ông Assad và
xem ông kể như là một phần của vấn đề, nhưng trận chiến chính của họ là
chống IS. Hai cuộc chiến - cho tương lai của Syria và chống IS - chồng
chéo ở nhiều mảng một cách đáng kể, nhưng hai cuộc chiến này không hề
giống nhau.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một chiến đấu cơ Nga là một lời
nhắc nhở rằng có nhiều điều đang xảy ra chứ không chỉ là cuộc chiến
chống IS.
Thổ nhĩ kì đã thể hiện thái độ kiên quyết chống trả bất cứ ai, dù là mạnh hơn họ nhiều lần như Nga, để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình. Hãy tưởng tượng nếu họ nhân nhượng cho qua vì sợ hãi thì liệu họ có thể bảo vệ được đất nước của họ không? Chắc chắn là không ! Đây có thể là một bài học tốt về bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc.
Trả lờiXóacụ này quá thông minh và bảo vệ sậu Thổ hơn cả quan thầy chúng. Sao mà căm thù Nga thế?
Trả lờiXóaTin sáng nay : Nga nói máy bay của họ không bay vào vùng trời của Thổ ( dẫn chứng bằng lời phi công sống sót khẳng định không thấy Thổ cảnh báo ) . Điều này ông PuTin tuyên bố từ hôm qua ! Trong khí đó Thổ , tuy lấy làm tiếc, nhưng cũng khẳng định đây là hành vi được quốc tế và quốc nội cho phép . Và rằng trước khi nổ súng, Thổ có cảnh báo nhưng Phi công Nga không thực hiện. Vậy là SƯ NÓI SƯ PHẢI/VÃI NÓI VÃI HAY ! Có đến Thế kỷ sau cũng chưa chắc tìm ra sự thật ! Để đạt được mục đích chính trị nào đó, người ta có thể bấp chập !
Trả lờiXóaPutin thuộc loại sẵn sàng đổi trắng thay đen, cụ thể nhất là vụ Crưm và Đông Ucraina.
XóaCòn Erdogan cũng là người đang tìm mọi cách để phục hồi vị thế của "đế chế Ottoman" trong thế kỷ XII.
Phen này, "mèo mả" đụng "gà đồng" rồi.
Nga dồn lực lượng không quân, hải quân đến Syria. Pháp và các đồng minh NATO cũng kéo đến phần phía đông Địa Trung Hải. Tất cả đều hô rất to: "Tiêu diệt IS". Nhưng, thực ra đằng sau những động thái này có phần không nhỏ "hằm hè lẫn nhau" đấy.
Nhờ Mõ Làng chỉnh lại giúp: "Thế kỷ XXI", mà tôi viết là "XXII". Thks.
Xóa