Nguyễn Ngọc Hùng
Nguyễn Ngọc Hùng (Cựu HS K1) |
Mới ngày trước đó, tại khu phố phía nam thủ đô Beirut của Liban, hai vụ đánh bom tự sát xảy ra liên hoàn giết chết ít nhất 43 người và 239 bị thương. Tổ chức “Nhà nước Hồi giáo”- IS đã lập tức “nhận trách nhiệm”.
Hai vụ đẫm máu kể trên xảy ra chỉ sau 15 ngày kể từ vụ máy bay của Nga bị rơi tại bán đảo Sinai của Ai Cập, khiến toàn bộ 224 người trên chuyến bay thiệt mạng. Nhóm IS ở Sinai đã hai lần khẳng định “trách nhiệm” của chúng gây ra vụ này và “bảo lưu” quyền sẽ công khai phương sách cụ thể khiến máy bay Nga bị nạn vào thời điểm chúng cho là “thích hợp”.
Cuộc chiến chống khủng bố, nhắm mục tiêu hàng đầu là IS vẫn đang tiếp diễn từ tháng 8 năm ngoái đến nay tại Iraq và Syria, với hai siêu cường Mỹ và Nga trực tiếp thực hiện các vụ không kích hầu như hằng ngày. Trên thực địa, quân đội Iraq, được Mỹ, phương Tây và Iran trợ giúp vũ khí hiện đại và cố vấn, đã trực diện IS cũng suốt hơn một năm qua. Còn chính quyền của tổng thống Syria- Basha’r al-Assad thì đã hô hoán “chống khủng bố” suốt từ khi bùng phát phản kháng kiểu “Mùa xuân Arab” hồi đầu năm 2011 đến nay; bởi họ coi tất cả những ai chống chính quyền đều là “khủng bố”. Chính quyền Syria cũng nhân được sự trợ giúp tận tình từ phía Nga và Iran về vũ khí, tiền bạc, cố vấn và cả các chiến binh Shi’a do Iran đưa từ ngoài vào...
Vậy mà dường như IS chẳng hề suy xuyển là bao, thậm chí, chúng đã thực sự vượt sang châu Âu, mở màn là tấn công thủ đô nước Pháp!
Vụ khủng bố hồi đêm 13/11 gây rúng động thành phố Paris có thể là khởi đầu cho những kịch bản kinh hoàng nữa sắp diễn ra tại các địa điểm khác nhau ở châu Âu. Đây là một hệ lụy đã được dự báo trước. Vấn đề chỉ là cụ thể sẽ xảy ra khi nào và ở đâu mà thôi. Chính các nhóm IS ở Syria, Saudi Arabia, Libya... cũng đã không ít lần công khai đe dọa “đánh quân Thập Tự (Thiên Chúa giáo) ngay tại lãnh địa của chúng” (châu Âu). Nhiều cảnh báo từ các phía khác nhau, trong đó có cả tình báo Mỹ và Tây Âu, đã được rung lên về mối hiểm họa tiềm tàng của khủng bố đối với Lục địa già. Làn sóng hàng vạn người tị nạn từ Syria, Libya và Bắc Phi vượt Địa Trung Hải cập các bến bờ nam Âu suốt nhiều tháng qua là một dòng chảy hỗn tạp mà IS không thể không trà trộn. Biết vậy, nhưng bản chất văn minh, nhân đạo của châu Âu khiến các quốc gia thành viên EU không thể không tiếp nhận làn sóng tị nạn thương tâm này. Khi nhiều quốc gia EU, điển hình là Đức, Pháp và Bắc Âu, rộng lòng tiếp nhận người Syria tị nạn nhập cư, thì lại khuyến khích hàng ngàn người vốn đang tạm cư tại các trại tị nạn ở các nước láng giềng của Syria, như Liban, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordani... rời bỏ các trại tị nạn này để đi tìm cuộc sống mà họ cho là sẽ tốt đẹp hơn nơi trời Âu. Thế là “lòng nhân đạo” của người Âu được tận dụng và IS lại có thêm nhiều “cửa” để luồn lách xâm nhập “lãnh địa của quân Thập Tự”.
Vụ máy bay Nga gặp nạn tại Sinai cuối tháng trước lại phơi ra một vấn nạn không mới nhưng trước đó không mấy ai để ý. Đó là sự mất an toàn tràn lan trong tất cả các khâu an ninh sân bay của Ai Cập. Nhân viên an ninh sẵn sàng nhận “lót tay vặt vãnh” để bỏ qua khâu kiểm tra cho một kiện hành lý nào đó. Các máy soi dò kim loại chỉ mở “cho có”, mà hầu như nhân viên kiểm soát không quan tâm quan sát “bên trong” các kiện hành lý được soi chiếu. Thậm chí, máy dò chất nổ cầm tay cũng hầu như vô tác dụng... Thật khó loại trừ khả năng IS đã tận dụng “lỗ hổng voi lọt” này tại sân bay Sham al-Sheikh để tuồn chất nổ lên chuyến bay của Nga ngày 30/10 vừa qua! Có lẽ chính vì thực trạng đảm bảo an ninh tệ hại này tại các sân bay Ai Cập, mà ngày 13/11, cơ quan hàng không dân dụng Nga đã thông báo cho phía Ai Cập quyết định ngưng đón tất cả các chuyến bay của Hàng không Ai Cập (Egypt Air) từ Cairo đến Maskva kể từ ngày 14/11?
Nga, cũng như châu Âu, và cả Mỹ nữa đề phòng IS là chuyện phải làm. Nhưng có đảm bảo ngăn chặn hữu hiệu được các âm mưu khủng bố do IS và các nhóm “Thánh chiến” khác thực hiện hay không, thì không chỉ riêng bên chủ động phòng ngừa quyết định hết. IS chỉ bị tấn công từ tháng 8/2014, khi chúng đã thực sự là một thực thể có lực lượng vũ trang hùng mạnh, kiểm soát một vùng “lãnh thổ” rộng lớn liền kề Syria- Iraq. Từ đó đến nay, các bên chống IS vẫn vừa đánh vừa mâu thuẫn, cạnh tranh, dè chừng lẫn nhau. Thậm chí, IS còn bị lợi dụng ngấm ngầm để phục vụ những lợi ích ngụy biện của các bên đối nghịch, tuy cùng “chung mục đích chống IS”.
Xem ra, đến lúc này, thế giới văn minh vẫn chưa tìm ra phương sách hữu hiện để tránh rơi vào tình trạng “bó tay với khủng bố nhân danh Thánh chiến”!
14/11/2015
NGUYỄN NGỌC HÙNG
PARI : VƯỢT LÊN NỖI ĐAU
VÀ THÁCH THỨC
Hoàng Công Lý
Sau 3 tuần lễ rời Paris trở về nước, tôi đã viết trên
bloc của mình mấy bai và đăng ảnh về chuyến đi của mình tới Châu Au
trong đó có Paris Thủ đô của nước Pháp. Tôi còn dự định viết tiếp một
bài kể lai cảnh đẹp của Paris với nhưng khoảnh khắc trong " Ca phê
sáng", nhưng giờ thì ý định ấy của tôi đã không thực hiện được bởi những
vụ khủng bố đẫm máu đã xảy ra trong ngày thứ 6 13/11 vưa qua kinh hoàng
trên nhiều khu vực, nhiều đường phô của Paris, nơi mà tôi đã từng đặt
chân tới như Sân vân đông Stade de France, nhà hát Bataclan và nhiều con
phố khác.
Cả nước Pháp và thành phố Paris tráng lệ đang chìm trong đau thương tang tóc, hàng trăm người dân vô tội đã bị sát hại bởi những kẻ khủng bố hồi giáo cực đoan , hai vụ nổ bom tự sát ngay bên sân vân đông Stade de France, những vụ xả súng kinh hoang tại nhà hát Bataclan... có thể nói đây là những vụ khủng bố quy mô lơn , đẫm máu nhất trong lịch sử nước Pháp. Tông thống Pháp tuyên bố nước Pháp đang trong tình trạng chiến tranh chông chủ nghia khủng bô và khẳng định nước Pháp không chùn bước , sẽ tiếp tục kiên cường chông chu nghia khủng bố. Những kẻ khủng bố băng hành động dã man tàn bạo co thể cướp đi sinh mạng của nhưng người dân vô tội ,nhưng chung không thể ngăn được làn sóng phẫn nộ trên toàn thế giới, không ngăn được ý chí va quyết tâm của Chính phủ va hang triệu người dân Pháp kiên quyêt đi đên cùng con đường chông chủ nghia khủng bố dù phai đổ máu hy sinh. Một dân tộc quả cảm. Cả thế giới lên án mạnh mẽ các vụ khủng bố vừa xảy ra tai Paris và nguyện sát cánh cùng nước Pháp chiến đấu đến cùng để xóa sạch chủ nghia khủng bố trên trái đất này dù cuộc chiên ấy đày cam go , gian khó.
Vào lúc nay , ký ưc đưa tôi trở lại với những thời khắc đáng ghi nhơ trong cuộc đời khi mới chỉ ba tuần trước tôi đã từng thanh thản dạo bước trên nhưng con phố quen thuộc của Paris, đến nhưng nhà hang , quan cà phê đày ắp khách du lịch trên cac con đường, khu phố ở trung tâm Paris, một đất nước thanh bình, một Thủ đô đày ánh sáng , thanh lịch và quyến rũ biết bao. Nhưng các vụ khủng bố ngay 13/11 và cả trước đó nữa xảy ra ở ngay Paris Thủ đô của nước Pháp ,trung tâm của Châu Âu ,đó la tiếng chuông cảnh báo sự bất ổn đang diễn ra ở Pháp và có thể nhiều nước châu Âu khác. Châu Âu không còn là mảnh đất yên ổn nũa, các cuộc xung đọt đẫm máu ở trung đông, ở Siry Irac đã lan tới Châu Au, dòng người tị nạn đang ngày đêm đổ vào châu Âu , một viễn cảnh không mấy tôt đẹp, yên binh đang bao trùm lên khăp châu Âu. Nhưng có thể thây rằng cuộc chiến chông khủng bố sẽ còn khôc liệt hơn, cam go hơn, không chỉ có Pháp mà lãnh đạo và người dân của nhiều nước châu Âu khác đã bày tỏ quyết tâm chiến đấu đến cùng chông chủ nghia khủng bố trên toàn cầu.
Chúng ta bày tỏ sự cảm thông và chia sẻ sâu sắc với những đau thương mất mát của nhân dân Pháp của thành phố Paris và cũng tin tưởng vào ý chi va quyết tâm mạnh mẽ của họ sẽ vượt lên nhưng nỗi đau và những thách thức mới còn ở phía trước. Cuộc sống này vẫn còn có những niềm tin, niềm tin vào sức mạnh của lương tri, niềm tin vào ý chí và quyết tâm của các dân tộc chiến đấu để gìn giữ hòa bình và sự thịnh vượng trên trái đất này./.
Công Lý sáng 14/11/2015
PARI : VƯỢT LÊN NỖI ĐAU
VÀ THÁCH THỨC
Hoàng Công Lý
Tac giả tại Stade de France |
Cả nước Pháp và thành phố Paris tráng lệ đang chìm trong đau thương tang tóc, hàng trăm người dân vô tội đã bị sát hại bởi những kẻ khủng bố hồi giáo cực đoan , hai vụ nổ bom tự sát ngay bên sân vân đông Stade de France, những vụ xả súng kinh hoang tại nhà hát Bataclan... có thể nói đây là những vụ khủng bố quy mô lơn , đẫm máu nhất trong lịch sử nước Pháp. Tông thống Pháp tuyên bố nước Pháp đang trong tình trạng chiến tranh chông chủ nghia khủng bô và khẳng định nước Pháp không chùn bước , sẽ tiếp tục kiên cường chông chu nghia khủng bố. Những kẻ khủng bố băng hành động dã man tàn bạo co thể cướp đi sinh mạng của nhưng người dân vô tội ,nhưng chung không thể ngăn được làn sóng phẫn nộ trên toàn thế giới, không ngăn được ý chí va quyết tâm của Chính phủ va hang triệu người dân Pháp kiên quyêt đi đên cùng con đường chông chủ nghia khủng bố dù phai đổ máu hy sinh. Một dân tộc quả cảm. Cả thế giới lên án mạnh mẽ các vụ khủng bố vừa xảy ra tai Paris và nguyện sát cánh cùng nước Pháp chiến đấu đến cùng để xóa sạch chủ nghia khủng bố trên trái đất này dù cuộc chiên ấy đày cam go , gian khó.
Vào lúc nay , ký ưc đưa tôi trở lại với những thời khắc đáng ghi nhơ trong cuộc đời khi mới chỉ ba tuần trước tôi đã từng thanh thản dạo bước trên nhưng con phố quen thuộc của Paris, đến nhưng nhà hang , quan cà phê đày ắp khách du lịch trên cac con đường, khu phố ở trung tâm Paris, một đất nước thanh bình, một Thủ đô đày ánh sáng , thanh lịch và quyến rũ biết bao. Nhưng các vụ khủng bố ngay 13/11 và cả trước đó nữa xảy ra ở ngay Paris Thủ đô của nước Pháp ,trung tâm của Châu Âu ,đó la tiếng chuông cảnh báo sự bất ổn đang diễn ra ở Pháp và có thể nhiều nước châu Âu khác. Châu Âu không còn là mảnh đất yên ổn nũa, các cuộc xung đọt đẫm máu ở trung đông, ở Siry Irac đã lan tới Châu Au, dòng người tị nạn đang ngày đêm đổ vào châu Âu , một viễn cảnh không mấy tôt đẹp, yên binh đang bao trùm lên khăp châu Âu. Nhưng có thể thây rằng cuộc chiến chông khủng bố sẽ còn khôc liệt hơn, cam go hơn, không chỉ có Pháp mà lãnh đạo và người dân của nhiều nước châu Âu khác đã bày tỏ quyết tâm chiến đấu đến cùng chông chủ nghia khủng bố trên toàn cầu.
Chúng ta bày tỏ sự cảm thông và chia sẻ sâu sắc với những đau thương mất mát của nhân dân Pháp của thành phố Paris và cũng tin tưởng vào ý chi va quyết tâm mạnh mẽ của họ sẽ vượt lên nhưng nỗi đau và những thách thức mới còn ở phía trước. Cuộc sống này vẫn còn có những niềm tin, niềm tin vào sức mạnh của lương tri, niềm tin vào ý chí và quyết tâm của các dân tộc chiến đấu để gìn giữ hòa bình và sự thịnh vượng trên trái đất này./.
Công Lý sáng 14/11/2015
Đây là một bài bình luận,phân tích rất kịp thời và chuyên sâu về hành động khủng bố gây chấn động toàn thế giới của tổ chức I S tại Paris vừa qua. Tôi đồng tình với kết luận của tác giả : lục địa già dường như đành "bó tay với khủng bố.",ít nhất cho đến hiện nay. Tuy nhiên,điều mà chúng ta được biết vẫn chỉ là hiện tượng bên ngoài, nghĩa là tình hình IS,lực lượng của chúng, lãnh địa của chúng tại các QG , phương thức hoạt động và sự man rợ tột đỉnh của chúng đối với toàn bộ thế giới văn minhv.v. NHưng hình như các nhà nghiên cứu về xã hội học, Tôn giáo,tâm lý, dân tộc v.v.v chưa giải đáp được những câu hỏi rất quan trọng khiến cho triền vọng cuộc chiến chống khủng bố rất mờ mịt. Thí dụ : Bản chất I S là gì?,vì sao chúng ra đời và tồn tại như một thế lực quân sự ,chính trị ghê gớm không thể ngăn chặn, tiêu diệt,, mục đích thật sự cúa chúng là gì? chúng có một hệ tư tưởng nào đó đủ sức hấp dẫn quần chúng, đặc biệt là thanh thiếu niên hay không? Nội dung của nó là gì? vì sao những kẻ đánh bom liều chết lại tự giác tự nguyện đến thế? v.v.và v.v Rất mong được đọc những bài như vậy từ các Cụ làng ta cũng như các nơi khác để mở rộng thêm tầm mắt....
Trả lờiXóaKhi "chiến tranh" nổ ra trên đất Pháp vào tối 13-11-2015 vừa qua , tôi thấy mình cần hiểu hơn về nguyên nhân nổ ra các hành động Thánh chiến của các phần tử Hồi giáo cực đoan. Rất may cho tôi anh Nguyễn Ngọc Hùng (dân QL ) là một trong những người am hiểu về thế giới Hồi giáo ,có thời gian gắn bó với việc nghiên cứu về Trung Đông về Hồi giáo đã viết một số bài viết đã đang trên blog luson.quelam liên quan đến khu vưc nóng bỏng này, Tôi rất chú ý các bài viết của anh Hùng về những điều vừa nêu trên. Với tôi hiểu biết thêm về nguyên nhân dẫn đến các hành động cực đoan (cách hành động khũng bố,tàn ác vô nhân tính của các phẩn tử Hồi giáo cực đoan) ,đọc được thêm những suy nghĩ về cách giải quyết giảm bớt xung đột giửa Hồi giáo cực đoan và Thế giới còn lại cũng là điều bổ ích cho suy nghĩ của bản thân tôi trong lúc chiền tranh , xung đột bùng phát tại Trung Đông,Bắc Phi,lan đến Châu Âu. Nguy cơ chiến tranh ở quy mô lớn hơn sẽ ảnh hưởng đến sự yên bình của Việt Nam chúng ta.
Trả lờiXóaXin cám ơn các bình luận các các vị liên quan đến bài viết của tôi. Tôi sẽ có bài viết đề cập đến những khúc mắc của cụ Kivi.
Trả lờiXóaTrong cái mớ sự kiện rối rắm, phức tạp làm chóng mặt những bộ não đã già nua của chúng mình, bài viết của bạn NNH giúp ta hình dung chuỗi sự kiện liên quan đến IS rõ ràng hơn. Xin c/ơn NNH về điều này. Thực ra các xung đột tôn giáo đã được nêu ra từ mấy chục năm trước, rằng TK21, thay cho xung đột ý thức hệ TK20 sẽ là xung đột của các nền văn hóa ( Đông-Tây ) và tôn giáo. Giờ thì những gì đã báo trước đang đến mà nhà nước thánh chiến hồi giáo IS là một phần trong đó. Nhân loại tiến bộ đã liên kết lại trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố nói chung và IS nói riêng. Nhưng như những gì đang diễn ra, IS không những không bị tiêu diệt mà đang phatư triển ngày càng lớn mạnh hơn. Tôi tin chắc rằng cuối cùng IS sẽ bị tiêu diệt nhưng để đạt được điều đó thì cần phải biết điểm mạnh, và đặc biệt là điểm yếu- tử huyệt- của nó nằm ở đâu. Tôi muốn bạn NNH và các nhà phân tích khác thảo luận vấn đề này.
Trả lờiXóaMõ làng nhận được nhiều tin nhắn của các cụ đánh giá cao bài viết của tác giả Nguyễn Ngọc Hùng và Hoàng Công Lý, kịp thời và sâu sắc , Các bình luận (comments) của KiVi, Trương Trác, Kháng Chiến ...cũng nêu ra những vấn đề rất đáng quan tâm.( Tóm tắt ý kiến của cụ Nguyên Hân-"nhà quan sát" Làng ta, qua điện thoại sáng nay 16/11. (Và trước đó là ý kiến "rỉ tai" của cụ bà hàng xóm Hoàng Nhật Lệ )
Trả lờiXóaXin cám ơn sự quan tâm của các cụ Làng Ta đến những bài viết của tôi. Cũng xin tự bộc bạch rằng tôi theo sát các vấn đề ở Trung Đông một cách liên tục, bền bỉ, theo phương pháp nghiên cứu sâu, từ 15 năm nay. Mọi diễn biến đáng chú ý nhất hằng ngày đều được ghi chép và lưu giữ liên tục. Tôi có may mắn là biết tiếng Arab, nên thu lượm được nhiều thông tin từ "tổ con tò vò", chứ không phải "theo tin phương Tây", cho nên có phần thú vị hơn.
Trả lờiXóaXin cố gắng phục vụ Làng Ta trong phạm vi khả năng của mình.
Cám ơn Mõ Làng đã kịp thời chuyển tải các bài viết của tôi đến cả Làng.