Sự chuyển giao quyền lực: Ba Lan vs Myanmar
Hai quốc gia này cách nhau 7 múi giờ, một bên ở châu Âu gần láng
giềng mafia Nga, một bên ở châu Á gần hàng xóm Big and Bad China (to xác
và xấu tính).
Trước khi chuyển đổi thể chế, hai nước này có nhiều nét tương đồng.
Myanmar có dân số khoảng 51 triệu trong diện tích quốc gia hơn 676
nghìn km2. Ba Lan với dân số hơn 38 triệu với diện tích bẳng nửa
Myanamar.
Cả hai đều từng là XHCN “anh em” với Việt Nam.
Myanmar không có đảng cộng sản, chính quyền được dựng lên bởi họng súng của quân đội.
Ba Lan có đảng cộng sản, chính quyền được dựng lên bởi họng súng và chế độ của Nga (Liên Xô cũ).
Myanmar có tướng Thein Sein (trước đó là Than Shwe độc tài và tàn bạo) làm tổng thống, Ba Lan có tướng Wojciech Jaruzelski giữ chức này.
Myanmar có phong trào đối lập NLD (Vì quốc gia dân chủ), Ba Lan có phong trào Công đoàn đoàn kết
Myanmar có bà Aung San Suu Kyi là lãnh đạo đối lập LND được giải
thưởng Nobel, Ba Lan có Lech Walesa làm thủ lĩnh công nhân cũng được
Nobel.
Hầu hết dân Ba Lan theo đạo Thiên chúa, dân Myanamar theo đạo Phật.
Dân Ba Lan theo Mỹ vì có tới gần10 triệu Ba Lan kiều tại Mỹ, dân Myanmar theo Anh (thuộc địa Anh).
90% dân Myanmar theo LND trong khi ở Ba Lan có chuyện vui. Ông bố hỏi
con rể về tình hình đất nước. Ông con tuyên bố, ĐCS sắp mất quyền lãnh
đạo. Hỏi tại sao, bởi cả gia đình 6 người bên nhà con đã theo Công đoàn
ĐK.
Ba Lan có ông tướng Tadeusz Kościuszko được phong là anh hùng của Hoa Kỳ vì tham gia chống ngoại xâm của nước này.
Thời hiện đại trong số Ba Lan kiều có mấy ông ở Mỹ khá giỏi như
Zbigniew Brzezinski – cố vấn an ninh quốc gia từng giúp lật đổ Liên Xô
và Đông Âu, Chuck Hagel – Bộ trượng Bộ QP, bà Martha Stewart xinh đẹp
sản xuất đồ dùng gia đình mà thành tỷ phú, có anh IT Steve Wozniak cùng
làm với Steve Jobs tạo ra Apple thay đổi thế giới…, và hiện có cụ Bernie
Sanders 74 tuổi đang tranh cử TT Hoa Kỳ với cụ bà Hillary Clinton. Cụ
Sanders này rất thích XHCN.
Ngoài ra có nhà soạn nhạc Chopin, Giáo hoàng Jan Paul II, xa xưa có nhà thiên văn Kopernik, là những người thuộc về nhân loại.
Vì có nhiều người tài nên ảnh hưởng tới nền dân chủ Ba Lan khá mạnh.
Myanmar có ông U Than làm TTK Liên Hiệp Quốc. Không biết còn ai nổi
tiếng nữa. Chỉ nhớ có mấy ông tướng sai quân giết người như ngóe, nhưng
giờ thì các bố đang lo “biết đi đâu, về đâu, con tầu không bến đợi”.
Ba Lan và Myanmar giống nhau: Chuyển giao quyền lực hòa bình dù có đổ
máu đôi chút trước đó. Freedom is not free – Tự do không phải là miễn
phí.
Khi được phỏng vấn về sự khác nhau giữa thời cộng sản và hiện nay ở
Ba Lan, ông TBT báo Wyborcza nói “Nếu có tiếng chuông gọi cửa vào 5 giờ
sáng thì chỉ có thể là người đưa sữa”. Chưa có dịp hỏi người Myanmar về
chuyện này.
Không lời
Việt Nam chưa có NLD hay Công đoàn ĐK, chưa có anh nào cỡ Lech Walesa hay chị Aung San Suu Kyi. Đối lập lên tiếng mạnh chút được gửi sang Mỹ học tiếng Anh và dân chủ. Nhân dân trung thành vì tin mọi thứ có đảng và nhà nước lo.
Việt Nam chưa có NLD hay Công đoàn ĐK, chưa có anh nào cỡ Lech Walesa hay chị Aung San Suu Kyi. Đối lập lên tiếng mạnh chút được gửi sang Mỹ học tiếng Anh và dân chủ. Nhân dân trung thành vì tin mọi thứ có đảng và nhà nước lo.
Nông dân bảo vệ môi trường tuyệt vời. Xe về làng đi qua văng bụi vào
người bên đường, bị anh em trong xóm bịt mặt lôi ra đánh suýt mù mắt cả
khách lẫn tài xế. Giáo dục trong tù với đạo đức cao vời vợi, rửa bát
không sạch bị bạn đánh chết tươi.
Có tiếng chuông kiểm tra điện nhưng chưa chắc đã phải về điện. Thợ
vào nhà có thể kiểm tra máy tính, ra lệnh bắt quả tang chủ nhân đang
viết văn.
Một quốc gia như thế không cần khái niệm dân chủ.
Blog HM 14/11/2015
Ở VN không có khái niệm CM XANH, mà chỉ có CM Đỏ thôi.
Trả lờiXóaĐể Ba Lan, Mianma có được sự thay đổi rất cơ bản như hiện nay,nhân dân hai quốc gia này từng phải trả giá rất đắt. Năm 1950 tại Ban Lan nổi lên phong trào đòi cải cách hướng tới một xã hội dân chủ hơn. Tổng bí thư Đãng công nhân thống nhất Ba Lan lúc đó là Beyrut ,với hậu thuẫn của Liên Xô đã dỉm cuộc đấu tranh đó vảo biển màu (điều này người Việt Nam ta rất ít người biết.tôi biết điều này khi công tác tại Matxcova,trong thời gian 1988-1990). Sau đó là sự kiện Hungaria vào 1956 ,lực lượng dân chủ cũng bị đàn áp. Vào 1972 tại Tiệp Khắc cũng diễn ra những cuộc đàn áp lực lượng dân chủ. Tại Mianma 1990 lực lượng Dân chủ đã thắng lớn trong cuộc tổng tuyển cử , Phái Quân phiệt xóa bỏ kết quả Tổng tuyển cử,tiến hành tàn sát lực lượng đòi dân chủ.
Trả lờiXóaĐể thay đổi xả hội từ một quốc gia thiếu dân chủ sang một quốc gia dân chủ trên thế giới hiện nay đều phải trả giá rất cao.
Cá nhân tôi không muốn có một cuộc cách mạng sáo trộn nào tại Việt Nam chúng ta.Tôi nghĩ những người lãnh đạo cao nhất của Đảng cộng sản Việt Nam đứng trước vận hội của đất nước,của dân tộc cần tự thấy cần thay đổi, hướng xã hội Việt Nam đến một xã hội dân chủ hơn , để đưa dân tộc Việt Nam tiến lên giầu mạnh.
Lãnh đao Balan sau hồi cố đàn áp , thiết quân luật (về sau ra tòa đã cãi nhờ vậy ngăn được quân LX tràn sang ) phải chọn nước nhân hội ngi bàn tròn rồi từ từ tiến tới bầu cử dân chủ. VN ta bao giờ tiến lên như Diến điện , Ba lan,
Trả lờiXóaTôi lại khoái cái đoạn " KHÔNG LỜI" ,
Trả lờiXóaCụ Nguyen Han nói rất đúng. Tôi cũng khoái đoạn "không lời" của tác giả. Thực ra không lời nhưng nói lên rất nhiều điều !
Trả lờiXóa